CV của bạn là công cụ mạnh mẽ nhất để đưa bạn từ giai đoạn nộp đơn xin việc cho đến cuộc phỏng vấn vòng đầu tiên, qua điện thoại, webcam hoặc gặp trực tiếp. Trong nhiều trường hợp, CV là phần duy nhất của đơn xin việc mà các nhà quản lý tuyển dụng nhìn vào, và thậm chí chỉ trong vài giây mỗi phần.

Làm nổi bật CV nhờ cách trình bày

Điều gì tạo nên sự khác biệt cho CV của bạn giữa hằng hà sa số các ứng viên? Rất nhiều người cho rằng CV càng sáng tạo, càng màu mè thì sẽ gây chú ý với các nhà tuyển dụng. Thế nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, bởi mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chuẩn, đặc thù và văn hóa riêng, không phải cứ sáng tạo là bạn sẽ ghi điểm. Sáng tạo mà không phù hợp sẽ chỉ càng khiến hành trình tìm việc của bạn thêm dài vô hạn. Vì vậy, hãy tạo một bản CV thật tinh tế, hiện đại, sắp xếp logic và phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Đặc biệt, nội dung trình bày trong CV cần súc tích và cô đọng. Có như vậy CV xin việc của bạn mới “lấy lòng” được các nhà tuyển dụng.

CV của bạn nên có những mục gì và thể hiện như thế nào?

Bản CV của bạn nên bao gồm các nội dung: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn, Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng, Hoạt động ngoại khóa, Giải thưởng/Chứng chỉ (nếu có). Và bởi vì nhiều mục, hãy sắp xếp, thể hiện thật khéo léo để vừa đảm bảo nhà tuyển dụng nắm được tất cả thông tin cần thiết, vừa đảm bảo ghi điểm ấn tượng qua phong cách thiết kế

Thông tin cá nhân: Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu. Trong phần này bạn nên dùng địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên; chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.

Mục tiêu nghề nghiệp: là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp. Trong phần này bạn nên đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển, có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, đồng thời cũng đề cập tới mục tiêu góp phần hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, tăng nhận diện thương hiệu,…

Học vấn: Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA). Bạn có thể thêm đề án, nghiên cứu khoa học nếu có (nên liên quan đến vị trí ứng tuyển) hay một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Kinh nghiệm làm việc: Trình bày trong CV về quá trình làm việc mà bạn đã trải qua. Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Với phần này hãy liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó; đưa ra minh chứng, số liệu xác thực (ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng…)

Hoạt động ngoại khóa: Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động, tính cách và thái độ tiềm năng của bạn. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái. Trong phần này hãy liệt kê các hoạt động như tham gia câu lạc bộ, cộng đồng, dự án xã hội, thiện nguyện. Đừng quên nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó nhé.

Kỹ năng: Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không, hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng của ứng viên. Trong nhiều trường hợp, kỹ năng lại là phần quan trọng hơn cả, ví dụ như với vị trí Thiết kế đồ họa thì kỹ năng sử dụng các phần mềm như Photoshop, Illustrator,… lại là điểm “then chốt”.

Về phần trình bày, tốt nhất bạn nên sắp xếp tất cả các mục trên gói gọn trong 1 trang giấy. Đây là độ dài giúp các bạn có thể trình bày được những vấn đề nổi bật của bản thân mình. Đồng thời cũng giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng quan sát, nắm bắt được tất cả những thông tin mà bạn muốn truyền tải. Với background nên sử dụng các nền sáng phòng trường hợp nhà tuyển dụng in CV của bạn ra thành bản cứng để theo dõi. Về phong cách thiết kế, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng 1 font chữ nhưng kết hợp nhiều định dạng như kích cỡ, in hoa, in đậm, in nghiêng, gạch chân,… để thể hiện các cấp độ nội dung khi truyền tải. Và quan trọng nhất đó là hãy sắp xếp bố cục như thế nào để nhà tuyển dụng có thể theo dõi và lưu lại ấn tượng với bạn.

Đặc biệt: Sinh viên mới ra trường nên trình bày CV như thế nào?

Đừng vì kinh nghiệm mà đánh đổi sự trung thực, bạn sẽ mất nhiều hơn được đó. Một số người ghi vào CV xin việc mình có kinh nghiệm làm việc ở công ty ABC trong khi thực tế không có. Đừng nghĩ bạn có thể qua mắt nhà tuyển dụng vì chẳng khác nào “múa rìu qua mắt thợ”. Hãy sử dụng cái mình có để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy làm dày CV của mình bằng các kỹ năng, chứng chỉ, hoạt động hay điểm số mà bạn đã tích lũy được sau 4 năm Đại Học với phong cách thiết kế dàn trải các mục, thêm các biểu tượng (shape) phù hợp, tránh để dồn về một nơi và hạn chế xuất hiện nhiều khoảng trắng trên bản CV.

Học vấn: Không phải cứ trường TOP, điểm GPA cao sẽ đảm bảo bạn qua ngay vòng CV. Tuy nhiên, đây vẫn là một điểm cộng cho CV của bạn bởi không phải ai cũng có thể học tại trường TOP, đạt điểm cao trong 4 năm Đại Học. Nếu bạn đã giành được giải thưởng hay thành tích ở một lĩnh vực đặc biệt, cũng đừng ngần ngại kể ra những thành tích đó.

Kỹ năng: Bạn biết sử dụng phần mềm nào? Bạn thông thạo kỹ năng máy tính nào khác? Có thể là bộ kỹ năng văn phòng Microsoft Office, biết sử dụng các phần mềm thiết kế như  Photoshop hay Canva,… Ngay cả kỹ năng không liên quan trực tiếp đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển cũng có thể trở thành lợi thế khiến bạn khác biệt với các ứng viên khác. Vì vậy đừng bỏ qua nội dung này trong CV nhé.

Chứng chỉ: Việc bạn có thêm chứng chỉ bên ngoài, đặc biệt là các chứng chỉ liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển sẽ là điểm cộng lớn khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực này. Vì vậy hãy luôn trau dồi và học hỏi, không chỉ từ trường học mà còn ở các khóa học thực tiễn hơn ở bên ngoài bạn nhé

Hoạt động: 4 năm đại học đâu phải chỉ có kiến thức sách vở, khi bạn trình bày được rằng bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bạn cũng là một con người rất năng động trong các hoạt động xã hội, Nhà tuyển dụng sẽ thấy được rằng bạn là một người hoà đồng, có trách nhiệm với tập thể và có khả năng teamwork.

Bộ 3 mẫu CV “thôi miên” nhà tuyển dụng với bố cục ấn tượng

Là đơn vị đầu tiên ra mắt công cụ CV Online tại Việt Nam, TopCV liên tục cập nhật các mẫu CV bắt kịp xu hướng thiết kế, dựa trên những tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng, doanh nghiệp lớn về một bản CV hoàn chỉnh và ấn tượng. Tháng 9 này TopCV gửi đến các bạn ứng viên 3 mẫu CV nổi bật về cách trình bày và sắp xếp, giúp bạn chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

Mẫu CV Fresher – Dành riêng cho ứng viên mới ra trường

Lấy cảm hứng từ phong cách trường học, nền của mẫu CV này là nền trắng kẻ ô ly mang lại cảm giác thân thiện, gần gũi và có phần gợi mở. Mẫu CV này được sắp xếp theo phong cách dòng thời gian, nổi bật các phần Học vấn, Chứng chỉ, Hoạt động, dành riêng cho ứng viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm.

Mẫu CV Ấn Tượng – Tận dụng mọi không gian trong CV của bạn

Bố cục của mẫu CV này gồm 3 phần chính:
Thông tin cá nhân hiển thị ngay trên đầu như Header của trang, kiểu sắp xếp này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại thông tin cá nhân của bạn, có thể phục vụ cho việc liên lạc phỏng vấn sau này

Phần còn được chia thành 2 cột, giúp bạn tận dụng mọi không gian bởi như đã chia sẻ, bản CV tốt nhất chỉ nên gói gọn trong 1 trang.
Phong cách thiết kế CV hiện đại, tối giản với điểm nhấn là các đường kẻ làm nổi bật và phân chia các nội dung.

Mẫu CV Hiện Đại – Bắt kịp xu hướng, tự tin chinh phục việc làm mơ ước

Mẫu CV được chia thành 2 phần theo chiều dọc: một bên là nơi thể hiện thông tin, sở thích cá tính của riêng bạn; một bên tập trung vào những trải nghiệm của bạn: trường học, công việc, hoạt động,…

Bên cạnh đó, mẫu CV này cũng giúp bạn thể hiện cá tính khi sử dụng các gam màu pastel và khung viền ảnh tương tự như viền story avatar của Facebook, Instagram,…

Nếu đã sở hữu CV đẹp, đừng quên tìm đúng nơi – đúng chỗ để “thôi miên” nhà tuyển dụng. Một số kinh nghiệm giúp bạn tìm việc ưng ý và phù hợp với bản thân, tăng 80% cơ hội gọi phỏng vấn:

  • Luôn tìm việc tại các website uy tín, đảm bảo các công việc bạn ứng tuyến đã được xác thực. Là nền tảng tuyển dụng và việc làm hàng đầu Việt Nam, tất cả những tin tuyển dụng tại TopCV đều đã được kiểm duyệt và xác thực. Bạn có thể tìm kiếm việc làm mơ ước với TopCV ngay tại đây: https://www.topcv.vn/viec-lam
  • Lựa chọn công việc theo thế mạnh của bản thân: Dù là công việc làm thêm hay tìm việc chính thức, việc nắm được điểm mạnh sẽ giúp bạn tìm được công việc phù hợp với mình nhất. Chính những điểm mạnh này cũng là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí cần tuyển và văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều bài test giúp bạn kiểm tra tính cách, năng lực bản thân như: MBTI, MI để đưa ra quyết định đúng đắn nhất
  • Duy trì liên lạc với nhà tuyển dụng: Một trong những mẹo khi tìm việc đó là hãy duy trì liên lạc với nhà tuyển dụng. Đa số các ứng viên đều bỏ qua điều này, họ chỉ gửi CV đi sau đó thì chờ đợi. Với tính năng TopCV Connect, bạn không cần phải viết mail hay gọi điện tới nhà tuyển dụng. Chỉ với vài giây, bạn đã có thể gửi tin nhắn riêng tới những nhà tuyển dụng để cập nhật và trao đổi cụ thể hơn. Tìm hiểu về tính năng TopCV Connect tại đây.