Apply đâu trúng đó với mẫu CV tham khảo dành cho nhân viên Marketing mảng dịch vụ

Mẫu CV nhân viên Marketing mảng dịch vụ dưới đây sẽ phù hợp với những sinh viên mới ra trường, những người có kinh nghiệm làm việc nhưng chưa biết cách Marketing bản thân thông qua CV hay thư xin việc.

Làm Marketing mảng dịch vụ, bạn sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ, lên kế hoạch truyền thông, xử lý khủng hoảng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng….Do đó, để CV của bạn không bị quên lãng, nó cần phải thể hiện được những kiến thức vững chắc về Marketing căn bản, nhất phối thức 7P tiếp thị, thấu hiểu hành vi khách hàng, nắm rõ những chỉ số đo lường các hoạt động marketing. Đồng thời, làm nổi bật đam mê, sự nỗ lực học hỏi không ngừng để bắt kịp xu hướng và đưa ra các chiến lược tiếp thị tốt nhất cho ngành đầy cạnh tranh này. 

Nhân viên Marketing ngành dịch vụ sẽ làm việc ở trong các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, du lịch, vận tải… Nếu bạn muốn nhanh chóng được làm việc ở những địa điểm này, CV ứng tuyển chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân. Sứ mệnh của nó là thuyết phục người đọc mời bạn tới buổi phỏng vấn.

Mẫu CV nhân viên Marketing mảng dịch vụ chuẩn chỉnh

Mẫu CV nhân viên Marketing mảng dịch vụ dưới đây là mẫu CV sẽ làm nổi bật kinh nghiệm, các kỹ năng và dự án mà bạn tự hào nhất. Tuỳ theo phong cách cá nhân, công ty bạn ứng tuyển để thay đổi nội dung, màu sắc và thiết kế cho phù hợp.

mẫu cv nhân viên marketing mảng dịch vụ

Những phần cần chú ý trong mẫu CV xin việc Marketing mảng dịch vụ 

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc không phải là mục duy nhất nhất ảnh hưởng đến quyết định gọi mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng, tuy nhiên đây lại là phần quan trọng nhất của một CV xin việc. Do đó, hãy tìm ra cách để biến những kinh nghiệm và thành tích đạt được ở công ty cũ sao cho thật phù hợp để trở thành lợi thế cho CV ứng tuyển của mình. 

Ở mục này, bạn chỉ cần trình bày các vị trí công việc theo trình tự thời gian từ mới tới cũ, đồng thời ghi rõ nhiệm vụ liên quan đến Marketing. Đừng quên dùng từ ngữ chuyên ngành thể hiện tính chuyên nghiệp cho CV. Ví dụ: client’, ‘event’, ‘branding’, ‘marketing’, ‘budget’, ‘agency’…

Ví dụ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN TOPCV VIỆT NAM (1/2018 – 5/019)

Marketing Executive

  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
  • Lên kế hoạch, triển khai, theo dõi các hoạt động Digital 
  • Quản lý đội ngũ CTV content

Lưu ý: 

  • Trong mỗi vị trị công việc, hãy liệt kê dự án bạn tự hào nhất (quy mô, kết quả, những điều học được)
  • Lượng hoá thành tích đạt đượ ở mỗi vị trí để tăng sức thuyết phục. Ví dụ: Gia tăng 10% khách hàng tiềm năng trong tháng thử việc. Doanh thu online tăng 30%, thu hút 1000 người tham gia sự kiện ra mắt ứng dụng tạo nên đòn bẩy truyền thông tốt cho thương hiệu…
  • Không nên đưa vào những công việc ngoài chuyên môn Marketing. Chẳng hạn, trước đây bạn đã từng làm kế toán, nhân sự… thì không nên thêm vào CV ứng tuyển Marketing của bạn.

Mục tiêu công việc 

Không nhà tuyển dụng nào hứng thú với ứng viên không có mục tiêu công việc, nhất là đối với vị trí Marketing. Thông qua mục này, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận bạn có vượt qua “bước đầu tiên” để đến với buổi phỏng vấn hay không.

Lời khuyên cho bạn: 

  • Chia mục tiêu của mình thành ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời mục tiêu cần phải hướng đến lợi ích của công ty như gia tăng doanh số, mở rộng thị phần, phát triển thương hiệu…. 
  • Không nên viết lan man, những mục không trọng tâm, đặc biệt không tận dụng mục này là cơ hội để đánh bóng bản thân, để chứng tỏ mình có hoài bão lớn, đam mê trong mắt nhà tuyển dụng.

Ví dụ:

  •  Mục tiêu ngắn hạn: Trong 3 năm sẽ thành trưởng phòng Marketing
  •  Mục tiêu dài hạn: Trong 5 năm sẽ trở thành Giám đốc Marketing
  • Giúp dịch vụ của công ty tiếp cận tối đa khách hàng.
  • Gia tăng doanh số bằng những chiến lược marketing sáng tạo, chuyên nghiệp.

Trình độ học vấn

Đây là phần bạn cho nhà tuyển dụng biết bạn đã tốt nghiệp trường nào, năm nào, chuyên ngành gì và đã đạt chứng chỉ, bằng cấp loại gì khi tốt nghiệp. Từ đó có thêm cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với vị trí công việc đó không. 

Trong mục này, bạn chỉ cần đúng và đủ các thông tin sau là được: Tên trường, ngành (Năm bắt đầu – Năm kết thúc) Điểm GPA.

Ví dụ: 

  • Đại học kinh tế Quốc Dân (9/2010 – 5/2015)

Chuyên ngành: Quản trị Marketing. GPA: 8.8

Chứng chỉ, giải thưởng liên quan đến Marketing

Nhà tuyển dụng sẽ bị thu hút bởi những ứng viên có sự đầu tư vào bản thân thông qua các khoá học, có năng lực tốt khi làm ở công cũ. Vì thế, nếu bạn là nhân viên xuất sắc khi đang học hay làm việc tại công ty cũ, hãy đưa thông tin này vào mục này. Nếu bạn đã hoàn thành các khoá học liên quan đến Marketing, Kinh doanh, Tâm lý cũng nên liệt kê vào để tăng điểm cộng cho CV. 

Ví dụ: 

  • Nhân viên Marketing xuất sắc tại công ty TopCV 3 năm liên tiếp (2016, 2017, 2018)
  • Hoàn thành khoá học Marketing căn bản tại trung tâm ABC (2015)
  • Hoàn thành khoá học FB ADS, Google ADS tại học việc BBB (2017)

Phần kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng thường chú trọng đến kỹ năng chuyên môn của một bạn ứng viên để đánh giá sự phù hợp với tiêu chí công việc đang cần tuyển. 

Nên: 

  • Liệt kê những kỹ năng bạn đang có hoặc biết. Không nên “chém gió” để tránh bị nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một ứng viên không thành thật.
  • Đưa chính xác thông tin người tham chiếu để gia tăng độ tin cậy cho CV. 

Một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần ở nhân viên Marketing ngành dịch vụ: Kỹ năng nghiên cứu: thị trường, hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; Kỹ năng đọc hiểu Google Analytics, Webmaster tool; Kỹ năng sử dụng các công cụ quảng cáo (Fb Ads, Google Ads…); Kỹ năng lên kế hoạch, giám sát và đo lường; Kỹ năng đọc hiểu, phân tích số liệu…Hãy đưa vào CV của bạn những kỹ năng để nhắn nhủ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người mà họ đang kiếm tìm.

Để CV nhân viên Marketing mảng dịch vụ thu hút nhà tuyển dụng 

Về nội dung: 

  • CV nhân viên Marketing mảng dịch vụ cần có tiêu đề đầy đủ, thể hiện vị trí, ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ : CV ứng tuyển Marketing.
  • Thống nhất trình tự thời gian trong tất cả các mục, từ học vấn, giải thưởng, đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động xã hội là từ gần với hiện tại nhất đến xa hơn.
  • Không phóng đại năng lực của bạn. Tránh dùng từ “tôi”, “em”, “mình”…
  • Chỉ đưa vào những thông tin liên quan đến Marketing, hạn chế thông tin thừa làm loãng nội dung CV. 

Về hình thức:

  • Sử dụng font chữ thông dụng như Times New Roman, Arial, Tahoma. Cỡ chữ 12-13, các tiêu đề có thể để cỡ to hơn.
  • Nên liệt kê thông tin dưới dạng bullet để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt ý chính trong CV của bạn. Những đoạn quá dài sẽ khiến họ chán nản khi ngập chìm trong hàng tá hồ sơ.
  • Giãn cách dòng vừa phải và hợp lý theo nguyên tắc Gestalt. Tức là những thông tin giống nhau được đặt gần nhau. Ví dụ, bạn nên để nhiều khoảng trống hơn giữa thông tin liên lạc và thông tin về trình độ, còn các thông tin về trường đại học và các khóa học khác sẽ có khoảng trống nhỏ hơn.
  • Lựa chọn màu sắc không “tương khắc” với màu doanh nghiệp. Màu sắc đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ rất quan trọng, do đó hãy chắc rằng màu sắc mà bạn sử dụng là phù hợp với hình ảnh của công ty và giúp nhà tuyển dụng biết rằng bạn hiểu rõ công ty và sản phẩm của họ.
  • In màu CV khi đi phỏng vấn để thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng nhà tuyển dụng.

———————————–