“Không sáng tạo” có theo đuổi được ngành Marketing?

Sự sáng tạo luôn được trân trọng, dù đó là thành quả của một họa sĩ, một thiên tài hay một nhân viên. Những chiến dịch truyền thông sáng tạo từ các thương hiệu, các hoạt động quảng bá sự kiện của tổ chức, câu lạc bộ…; khiến nhiều ứng viên có ý định theo đuổi Marketing vô tình đặt nặng hai chữ “sáng tạo”.

Vậy tầm quan trọng của sáng tạo trong Marketing như thế nào? Người “không sáng tạo” có theo đuổi được Marketing không?

Sáng tạo là gì? Vai trò của sáng tạo trong lĩnh vực Marketing

Sáng tạo là khả năng cảm nhận thế giới theo những cách thức mới; nhằm tạo ra sự kết nối giữa các hiện tượng dường như không có sự tương đồng với nhau. Vì thế, những hoạt động sáng tạo thường đem lại sự hứng thú; khiến người tiếp nhận thông tin đặc biệt chú ý và khơi dậy sự tò mò. Chính vì vậy, nhiều ứng viên mới tiếp xúc và có hứng thú với Marketing luôn nghĩ rằng muốn dấn thân vào nghề phải có sự sáng tạo.

Thực chất, không chỉ riêng Marketing, ngành nào cũng cần sáng tạo nếu bạn muốn vươn xa, nâng cao tay nghề, thăng tiến trong ngành đó. Tuy nhiên, mỗi ngành lại cần sự sáng tạo khác nhau. Ngành Marketing có vẻ sáng tạo hơn những ngành còn lại, tuy nhiên, bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) của các ngành khác cũng rất cần điều này. Đúng vậy, làm Marketing cần sự sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích công việc này và tự cảm thấy bản thân không sáng tạo thì đừng lo.

Theo nhiều nghiên cứu, cũng như những kĩ năng khác, sáng tạo là kĩ năng có thể được cải thiện và phát triển.

Hiện nay, trong Marketing, tư duy logic là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì sáng tạo chỉ là bề nổi của tảng băng. Phần chìm của tảng băng là nguyên một hệ thống vận hành theo nhiều bước; và cấp bậc khác nhau tuân theo hành vi khách hàng. Trong một báo cáo về Marketing Skill report năm 2016 của Hay Group thì Kỹ năng lớn nhất mà tất cả các level marketer ngày nay yêu cầu chính là kỹ năng Phân tích (Analytics). Tư duy logic, kỹ năng phân tích giúp các marketer có thể nhanh chóng đánh giá được tình huống (thị trường, sản phẩm, insight khác hàng…). Từ đó phân tích bối cảnh, vấn đề sản phẩm của mình và ra quyết định; cũng như triển khai và tối ưu hiệu quả marketing tốt nhất.

Như vậy, nếu bạn có kĩ năng phân tích, bạn đã có lợi thế khi ứng tuyển ngành Marketing. Nếu bạn nghĩ mình là người không sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể đầu tư thời gian, công sức để cải thiện kĩ năng này.

Làm thế nào để kích thích sáng tạo trong Marketing?

Chắc hẳn những người làm việc cần sự sáng tạo đều phải trải qua trường hợp deadline cận kề mà đầu óc trống rỗng không có nổi một ý tưởng. Những lúc như thế, cần lắm một bí kíp để tạo cảm hứng, kích thích sự sáng tạo. TopCV sẽ gợi ý cho bạn các phương pháp hiệu quả để cải thiện sự sáng tạo, nhất là sáng tạo trong Marketing.

Đọc và xem thật nhiều

Sáng tạo có 2 kiểu: một là tạo ra những thứ mới hẳn chưa bao giờ xuất hiện; hai là làm lại những thứ cũ một cách thú vị, hấp dẫn, thu hút hơn. Do vậy, chăm đọc và xem là phương pháp tuyệt vời để kích thích sự sáng tạo. Bởi điều này không chỉ giúp bạn tích luỹ nguyên liệu cho các ý tưởng sáng tạo (tìm thêm điều mới, cải tiến điều cũ), vừa giúp bạn tăng cường khả năng viết lách, sử dụng ngôn ngữ.

Nếu đang cảm thấy chán nản, bí ý tưởng hãy dành thời gian đọc một cuốn sách hoặc xem một bộ phim. Biết đâu bạn lại tìm ra câu nói hay ho; hay lối chơi chữ thú vị có thể áp dụng cho công việc đang dang dở.

Vẽ nguệch ngoạc

Vẽ nguệch ngoạc giúp khởi động não, kích hoạt lối dẫn trong hệ thần kinh; đưa ra những suy nghĩ đột phá trong nhận thức, tưởng tượng và tạo ra cảm xúc tích cực giúp chúng ta sáng tạo hơn. Vẽ nguệch ngoạc tưởng chừng đơn giản; nhưng nó lại là một phương pháp kích thích sự sáng tạo tuyệt vời. Nó giúp đầu óc bạn được ở trong trạng thái tự do “lang thang”. Đây cũng chính là lý do, chúng ta thường vô thức vẽ nguệch ngoạc khi đang bí ý tưởng; hoặc khi đang trong một cuộc họp căng não

Sáng tạo marketing

Hãy lấy sổ và bút ra, vẽ nguệch ngoạc. Nó sẽ giúp bạn nghĩ ra cách để giải quyết vấn đề mà bạn đã giành cả ngày để tìm cách nhưng không thành công.

Làm việc trong đêm khuya

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, làm việc vào buổi tối muộn hay trong hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp bạn có được sự tập trung và sáng tạo tốt nhất, dù có tác hại. Lý do là bởi, thời gian này, cả thế giới dường như chỉ có bạn và công việc, bạn sẽ hoàn toàn tập trung, suy nghĩ tốt hơn, sáng tạo hơn.