Một trong những sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải chính là cho rằng tất cả các xung đột đều giống nhau. Tuy nhiên sự thật là, có những xung đột lành mạnh, cần thiết cho sự phát triển và lớn mạnh của một tổ chức. Bên cạnh đó, cũng có những xung đột thiếu lành mạnh, tiêu cực có thể khiến một team đang làm việc hiệu quả nhất cũng trở nên trì trệ, tụt dốc.
Bí quyết ở đây chính là học cách đối phó với xung đột một cách lành mạnh và hiệu quả nhất trong tầm kiểm soát của bạn. Dưới đây là bốn loại tính cách phổ biến tại công sở và cách họ tiếp cận từng loại xung đột. Tôi sử dụng bốn kiểu tính cách là Sư tử, Khỉ, Lạc đà và Rùa để độc giả dễ hình dung nhất về những loại tính cách nơi công sở và khả năng giải quyết xung đột cả họ.
Sư Tử tiếp cận xung đột
Sư Tử tiếp cận xung đột một cách rất quyết liệt và trực diện. Một Sư Tử “unhealthy” sẽ tiếp cận mỗi cuộc xung đột như một tình huống thắng-thua. Điều này có thể giống hơi “cục súc” trong hành động hoặc thể hiện sự tức giận. Mục tiêu của người thuộc nhóm tính cách Sư Tử là giành chiến thắng trong cuộc xung đột. Anh ta sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để giành được chiến thắng trước đối thủ của mình. Loại xung đột này có thể gây ra khó khăn, stress tại nơi làm việc.
Ngược lại, Sư Tử “healthy” sẽ tiếp cận xung đột bằng sự quyết đoán nhưng không quá đặt nặng chuyện muốn giành chiến thắng trong tranh chấp. Trò chuyện trực tiếp thẳng vào vấn đề là cách làm cực kỳ hữu ích khi đối mặt với bất kỳ tình huống khó xử nào và do đó, đây là một điểm mạnh của Sư Tử.
Khi đối xử với đồng nghiệp thuộc nhóm Sư Tử, tốt nhất bạn nên nói chuyện thẳng thắn và trung thực. Bạn cần hiểu phản ứng của những người thuộc nhóm này thường mạnh hơn và không nên “để bụng” phản ứng của nhóm này. Việc thiết lập ranh giới thích hợp khi ở trong tình huống xung đột với Sư Tử cũng rất hữu ích. Điều này giống như nói với Sư Tử rằng bạn sẽ không cho phép anh ấy lớn giọng hoặc có những hành vi quá khích khi tiếp xúc với bạn.
>> Xem thêm: Ở đây không có “drama” công sở: 5 hành vi thao túng tâm lý của đồng nghiệp “xấu tính” bạn cần biết
Lạc đà tiếp cận xung đột
Lạc đà tiếp cận xung đột với tâm lý đen trắng, đúng sai. Lạc đà “unhealthy” – không lành mạnh sẽ tiếp cận xung đột bằng cách nỗ lực tìm hiểu thực tế. Người đó sẽ dành quá nhiều thời gian để tạo ra những trở ngại thay vì giải pháp cho xung đột. Mục tiêu của Lạc đà là thể hiện năng lực và gây sự sự chú ý đến những tiểu tiết mà hiếm khi dẫn đến giải quyết xung đột.
Ngược lại, Lạc đà “healthy” tiếp cận xung đột với mong muốn cung cấp thông tin chính xác có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề. Có dữ liệu đáng tin cậy là điều cần thiết để giải quyết thành công bất kỳ loại xung đột nào và do đó là một điểm mạnh của lạc đà.
Khi ứng xử với một đồng nghiệp là lạc đà, tốt nhất là bạn nên đảm bảo rằng bạn đã nắm được thông tin rõ ràng trước khi tham gia vào một cuộc thảo luận xung đột. Bạn cũng nên để cho những người Lạc đà biết rằng những điều bạn đang nói đều dựa trên những thông tin thực tế và bạn đủ uy tín để giải quyết mọi vấn đề.
Khỉ tiếp cận xung đột
Khỉ sẽ tiếp cận xung đột bằng cách cố gắng xoa dịu và làm hài lòng tất cả các bên liên quan. Khỉ là đại diện kiểu người bênh vực cho bất kỳ ai mà họ cảm thấy đang bị lợi dụng hoặc là kẻ yếu thế. Một người mang nhóm tính cách Khỉ “unhealthy” có thể tiếp cận xung đột với sự đùa cợt hơi “kém duyên” hoặc cố tình giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu những cách làm này không hiệu quả, người thuộc nhóm Khỉ có thể “bà tám” đưa ra những lời đồn thổi hoặc cố tình thao túng để đạt được lợi thế.
Ngược lại, Khỉ “healthy” sẽ tiếp cận xung đột bằng cách sử dụng các kỹ năng mang tính nhân văn để tạo ra các cuộc đối thoại và giao tiếp lành mạnh xung quanh vấn đề đang gặp phải. Tạo ra sự rõ ràng là cực kỳ quan trọng khi đối mặt với tình huống khó xử. Đây là một thế mạnh của người mang tính cách của nhóm Khỉ.
Khi ứng xử với đồng nghiệp mang nhóm tính cách Khỉ, tốt nhất là bạn nên tạo ra sự kết nối với họ trước khi bước vào giải quyết tình huống. Điều này có thể giống như một cuộc trò chuyện nhỏ hoặc thể hiện sự ghi nhận, cảm kích của bạn dành cho đối phương trước khi đi sâu vào xung đột. Bạn cần biết những người thuộc nhóm Khỉ rất nhạy cảm với lời nói của bạn và sẽ ghi nhớ những gì bạn nói. Hãy giúp những người nhóm Khỉ không xem xung đột là tấn công các nhân, thay vào đó chỉ đơn thuần tập trung giải quyết các vấn đề.
>> Xem thêm: Một nguyên tắc nơi công sở cho nhân viên mới để thuận lợi trong công việc nhưng không phải ai cũng biết
Rùa tiếp cận xung đột
Rùa tiếp cận xung đột bằng cách cố gắng né tránh mọi tình huống gây sự không thoải mái. Người nhóm Rùa thường rất ngại xung đột. Một người mang nhóm Rùa “unhealthy” có thể tiếp cận xung đột bằng cách trốn vào mai của mình. Cách tiếp cận thụ động này có thể gây ra nhiều sự thất vọng và bối rối trong tổ chức. Chiến lược im lặng của người nhóm này có thể phá hủy mọi mối quan hệ.
Ngược lại, Rùa “healthy” sẽ tiếp cận xung đột bằng cách sử dụng kỹ năng lắng nghe của mình để hiểu thấu đáo mọi vấn đề. Sau đó, sẽ tạo ra một môi trường đủ bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Dành thời gian để hiểu cặn kẽ gốc rễ của một vấn đề hoặc một tình huống tiến thoái lưỡng nan nào đó rất có giá trị trong quá trình giải quyết xung đột và là thế mạnh của những người thuộc nhóm Rùa.
Khi tiếp xúc và giải quyết vấn đề với đồng nghiệp nhóm Rùa, cách tốt nhất là tạo một môi trường an toàn và hiểu rằng đồng nghiệp nhóm Rùa cần thời gian để giải quyết các vấn đề khó xử. Điều này có thể giống việc có nhiều cuộc trò chuyện trong một khoảng thời gian giúp họ hiểu và đưa ra ý kiến một cách đầy đủ về các tình huống khó xử. Những người nhóm Rùa thường “dị ứng” với sự hung hăng và phản ứng bốc đồng. Bạn cần giúp những người thuộc nhóm Rùa đối đầu với xung đột đúng thời điểm ngay cả khi chúng mang lại sự khó chịu.
Trong 4 nhóm trên, bạn nhận thấy mình thuộc nhóm tính cách nào? Cùng để lại comment để chúng mình thảo luận tiếp nha!