Bài viết này sẽ đưa ra tổng quan về Marketing. Đồng thời giải thích bản chất, vai trò và các phân ngành trong Marketing. Cũng như giúp bạn hiểu hơn về Agency và Client – 2 phân ngành tiêu biểu trong Marketing.
1. Tổng quan về Marketing
Trong những năm gần đây, Marketing luôn được đánh giá là “ngành nghề của tương lai”. Bởi sự hứa hẹn về tăng trưởng trong cả quy mô hoạt động và vai trò trong kinh doanh.
Tại Việt Nam, Marketing đã và đang thể hiện sự ảnh hưởng rõ nét lên xã hội. Điều này thể hiện qua những chương trình truyền thông, hoạt động quảng cáo. Nó có mặt trên vô số phương tiện trong khoảng 10 – 15 năm gần đây. Những quảng cáo sáng tạo và cuốn hút của Omo, Coca Cola, Oishi, Vinamilk,… Những chiến dịch quảng cáo đã song hành cùng quá trình trưởng thành của giới trẻ Việt Nam. Góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích đối với quảng cáo, với Marketing.
2. Bản chất của Marketing
Một quan niệm sai lầm phổ biến về Marketing là “Marketing là tiếp thị, bán hàng”. Trong khi sự thật là tiếp thị, bán hàng chỉ là một phần trong các hoạt động Marketing.
Trên thực tế, Marketing bao gồm tất cả các hoạt động để thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Kể đến như quảng cáo để người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm, dịch vụ. Tư vấn trong quá trình sử dụng hay cả việc viết thư cảm ơn sau khi khách hàng mua sản phẩm. Từ đó, những mối quan hệ với khách hàng sẽ trở nên lâu dài, bền chặt. Ngoài ra còn mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp.
Tóm lại, Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động tìm hiểu, phán đoán và đáp ứng. Các hoạt động này có mục đích cuối là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Mục tiêu của Marketing là đưa sản phẩm, dịch vụ của công ty đến gần hơn với thị trường. Trở thành lựa chọn của khách hàng và mang lại lợi nhuận cho công ty.
3. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh
DÙNG MẪU NÀY
Khi mà cạnh tranh trong ngành kinh tế ngày càng trở nên gay gắt. Rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia và ngành kinh doanh. Các phương thức cạnh tranh cũng không còn chỉ dùng lại ở việc chất lượng tốt, giá rẻ và dễ tìm mua. Marketing, với những hoạt động nhằm để người tiêu dùng biết, nhớ, thích và chọn sản phẩm, trở thành phương thức quyết định thắng lợi của công ty trên thị trường.
Trong lĩnh vực bán lẻ hoặc dược phẩm. Ngân sách tiếp thị có thể lên đến 20% doanh thu. Chi phí dành cho các hoạt động hỗ trợ Marketing của các công ty sản suất hàng tiêu dùng đóng gói có thể chiếm tới 50% doanh số bán hàng.
Các bộ phận Marketing thuộc doanh nghiệp đang trở thành bộ-phận-buộc-phải-có. Những chiến lược, quyết định từ phòng Marketing có ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược và định hướng phát triển của công ty trên thị trường.
4. Các phân ngành trong Marketing
Tất cả những người từng tìm hiểu về Marketing chắc hẳn sẽ bắt gặp khái niệm Client và Agency. Hai thuật ngữ này được dùng để chỉ hai phân ngành tiêu biểu trong Marketing. Mỗi phân ngành mang những đặc trưng khác nhau về nhiệm vụ chuyên môn, các vị trí công việc và những yêu cầu về tố chất nhân sự. Với những người mong muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing, việc hiểu và lựa chọn phân ngành phù hợp là cực kỳ cần thiết.
4.1. CLIENT – “Làm nhiều việc cho một người”
Làm client là làm gì?
Đây là cách gọi những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như Unilever, Procter & Gamble, Vinamilk,… Các doanh nghiệp sở hữu bộ phận Marketing riêng. Với mục đích để kiểm soát tất cả các hoạt động trong quy trình quản trị Marketing cho toàn bộ thương hiệu. Người làm Marketing trong Client thường được gọi là Marketer. Họ thực hiện 7 nhiệm vụ đối với doanh nghiệp:
- Chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược định vị, cốt lõi thương hiệu. Xây dựng tầm nhìn của thương hiệu trong dài hạn và kế hoạch Marketing hàng năm
- Chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động truyền thông và kích hoạt của nhãn hiệu ngoài thị trường để giúp nhãn hàng tăng trưởng hàng năm
- Tham gia vào hoạt động phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đảm bảo tăng trưởng cho nhãn hàng
- Quản trị giá trị tài sản thương hiệu. Đảm bảo sức khỏe thương hiệu qua các chỉ số: độ nhận biết, mức độ trung thành, mức độ dùng thường xuyên,…
- Đảm bảo doanh số hàng năm và mức tăng trưởng so với bình quân thị trường
- Đảm bảo tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Marketer tại Client sẽ là người phối hợp nhiều bộ phận khác nhau. Có thể trong và ngoài công ty để thực hiện triển khai kế hoạch Marketing. Trong nội bộ doanh nghiệp, Marketer phải phối hợp với phòng ban. Với Tài chính để đưa ra được ngân sách cho hoạt động Marketing. Với bộ phận Sản xuất và Phát triển sản phẩm để đưa ra những chiến lược sản phẩm mới,… Ở ngoài doanh nghiệp, Marketer sẽ làm việc trực tiếp với Agency. Có thể kể đến như quảng cáo, PR, Marketing trực tiếp, Tổ chức sự kiện,… Để thực thi kế hoạch cho doanh nghiệp.
Lộ trình thăng tiến trong bộ phận Marketing ở Client
- Thực tập Marketing/ Trợ lý phòng Marketing (sinh viên mới ra trường): Hỗ trợ, theo dõi và báo cáo
- Nhân viên Marketing (1 – 2 năm kinh nghiệm): Theo dõi và giám sát hoạt động thực thi kế hoạch Marketing
- Trợ lý Trưởng ngành hàng (hơn 2 năm kinh nghiệm): Lập kế hoạch Marketing và thực thi và giám sát các dự án nhỏ và riêng lẻ. Các Trợ lý giỏi còn có cơ hội được giao quản lý một thương hiệu nhỏ
- Trưởng nhãn hàng (tối thiểu 3 năm kinh nghiệm): Phụ trách đưa ra định hướng cho nhãn hàng và quản lý việc thực thi kế hoạch.
- Trưởng nhãn hàng cấp cao (hơn 5 năm kinh nghiệm): Phụ trách nhiều nhãn hàng cùng lúc cho doanh nghiệp
- Trưởng ngành hàng (trên 7 năm kinh nghiệm): Đưa ra định hướng cho cả ngành hàng (gồm nhiều nhãn hàng) của doanh nghiệp
- CMO (Chief Marketing Officer): Giám đốc Marketing (trên 10 năm kinh nghiệm) quản trị hoạt động Marketing cho toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu. Trực tiếp tham gia đóng góp nhằm xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của cả doanh nghiệp.
Các tố chất và kỹ năng cần thiết để làm việc ở Client
Các tố chất:
- Ham học hỏi – Hay tò mò: Marketing là môi trường hoạt động – thị trường luôn biến đổi. Thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công nghệ,… luôn biến đổi từng ngày, từng giờ. Do vậy, định vị, phân khúc, sự thấu hiểu người tiêu dùng của doanh nghiệp. Cách doanh nghiệp tiếp cận của khách hàng. Hai yếu tố này cần phải có sự thay đổi thích ứng theo biến động bên ngoài đó. Hơn nữa, việc thấu hiểu khách hàng trong marketing quyết định cho sự thành công của chiến lược Marketing. Marketer cần có sự tò mò, luôn đặt ra câu hỏi cho việc hiểu sâu hơn nữa về người tiêu dùng.
- Kiên định và quyết đoán: Sự đúng – sai trong Marketing chỉ là tương đối và có thể biến đổi liên tục trong từng trường hợp, với từng ngành hàng. Vì vậy, tố chất quan trọng của một Marketer là phải đưa ra được quyết định mà mình cho là đúng đắn và sẽ đem lại hiệu quả.
- Linh hoạt và cởi mở: Tố chất kiên định cần có của Marketer không mang nghĩa bảo thủ. Luôn cho rằng chỉ có một phương án hay một giải pháp. Người làm Marketing phải có sự linh hoạt trong các hoàn cảnh khác nhau. Thay đổi không ngừng để sáng tạo và tạo ra đột phá – “Think out of the box”
Kỹ năng
- Có khả năng phân tích tốt: Mỗi ngày, chúng ta phải nhận vô số dữ liệu, thông tin mới về thị trường, đối thủ và khách hàng. Marketer cần khả năng chọn lọc, phân tích để đưa ra quyết định hợp lý, chính xác và kịp thời.
- Truyền đạt tốt: Trong công việc Marketing, Marketer sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Nhằm mục tiêu điều phối và triển khai công việc hiệu quả. Vì vậy, người làm Marketing phải có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền đạt lại thông tin. Nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện trơn tru, hiệu quả.
- Lãnh đạo giỏi: Trong công việc Marketing, Marketer cần phải tiếp xúc và làm việc với nhiều cá tính với các chuyên môn khác nhau. Bạn cần phải có khả năng làm việc với tất cả mọi người. Đồng thời tìm cách truyền cảm hứng, khơi dậy nhiệt huyết trong các đối tượng để tất cả cùng đồng lòng hướng đến thành công trong công việc chung.
4.2. AGENCY – “Làm một việc cho nhiều người”
Làm agency là làm gì?
Khi mà các hoạt động marketing ngày càng biến động. Đi cùng đó là sự phức tạp hoá của thị trường. Agency – những công ty chuyên hoá trong dịch vụ tiếp thị ra đời.
Trong phân ngành Agency, ta có sự phân chia thành các phân ngành nhỏ hơn ứng với các chuyên môn sâu hơn:
- Công ty quảng cáo – Advertising Agency: Là những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn dựa trên chuyên môn cao về thương hiệu, truyền thông, sáng tạo và thực thi.
- Công ty truyền thông – Media/Communication Agency: Là những công ty sử dụng sự thấu hiểu về người tiêu dùng và các công cụ truyền thông để truyền tải những sản phẩm sáng tạo (TVC, Print-Ads,…- sản xuất bởi Client và Advertising Agency) đến với các người dùng tiềm năng.
- Công ty nghiên cứu thị trường – Market Research Agency: Agency nghiên cứu thị trường tham gia sâu vào toàn bộ quá trình xuyên suốt của Marketing. Từ thử nghiệm ý tưởng sản phẩm. Nghiên cứu thị trường để tìm ra sự thấu hiểu khách hàng. Sau cùng là đo lường hiệu quả của 1 chiến dịch truyền thông
- Các dịch vụ hỗ trợ: Là những công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành như quay phim, chụp hình, lồng tiếng,…
Các vị trí trong Agency và yêu cầu công việc:
- Bộ phận Account/Client Services
Trực tiếp làm việc và tìm hiểu những nhu cầu của Client. Đây chính là bộ phận giao tiếp giữa nội bộ Agency và Client là các đối tác. Account chính là bộ phận đảm nhiệm thể hiện hình ảnh của công ty là Agency khi làm việc trục tiếp với khách hàng. Mục tiêu của họ là quản lý dự án, quản lý thời gian và nguồn tiền thu chi.
Lộ trình thăng tiến của bộ phận Account: Account Executive => Account Manager => Account Diretor => Group Account Director => General Manager
Bộ phận Planning & Analytics
Từ tình hình của thương hiệu, bộ phận Planning sẽ tìm hiểu những nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng. Tìm ra cách truyền thông phù hợp với khách hàng. Đây là bộ phận thử thách trong Agency. Khi họ phải tìm ra được giải pháp chiến lược phù hợp với với từng sản phẩm, nhãn hàng để thay đổi, cải thiện mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Trọng tâm của hoạt động này là thông qua sự thấu hiểu đối với định vị ngành hàng. vV trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Lộ trình thăng tiến: Junior Planner => Planner => Senior Planner => Strategic Planning Manager => Planning Director
Bộ phận Creatives
Là bộ phận xương sống để đưa ra nền tảng giải pháp sáng tạo cho khách hàng. Họ là những chuyên gia về sáng tạo nội dung, hình ảnh, âm thanh. Đây là những bộ óc sáng tạo, truyền cảm hứng hàng đầu qua những sản phẩm. Họ thực hiện nhờ khả năng và óc thẩm mỹ đặc biệt, phong phú và sâu sắc.
Lộ trình thăng tiến: Designer/Copywriter => Art Director/Senior Copywriter => Associate Creactive Director => Creative Director => Executive Creative Director
Một số vị trí chuyên biệt theo chuyên môn của từng Agency:
Bộ phận Creative Services ‘Production’ – Bộ phận sản xuất/hậu cần
Bộ phận sản xuất/hậu cần ít được ai biết đến. Họ chủ yếu liên lạc với các đối tác, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ như in ấn, quay phim hay âm thanh ánh sáng sân khấu. Nhằm mục đích phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo truyền thông. Họ có quan hệ rộng với các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Agency.
Bộ phận Media Buying – Đặt quảng cáo ở đâu để “câu view và like”
Sau khi bộ phận Creatives đã tạo ra được quảng cáo đặc sắc. Bộ phận Media Buyer và Media Specialists sẽ là những người đi đặt quảng cáo. Bộ phận đặt quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu người tiêu dùng mục tiêu. và Đặt mua các vị trí (tivi, Internet, radio, ấn phẩm) cho quảng cáo. Mục tiêu của họ là tận dụng tối đa ngân sách, thời gian, vị trí đặt quảng cáo. Tối đa hoá trải nghiệm của đối tượng với quảng cáo của công ty.
Bộ phận Research & Insight – “Nghiên cứu, thống kê trong ngành nghề sáng tạo”
Họ phân tích và giải mã các số liệu nghiên cứu rồi đưa ra các insights (sự thật hiểu ngầm) về người tiêu dùng trong tương lai cũng như xu hướng mới của thị trường. Họ là những người tìm ra gốc rễ của các hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng để giúp đỡ các công ty xây dựng thương hiệu và hệ thống kinh doanh tích cực hơn.
Bộ phận Public Relations (PR) – Quan hệ công chúng.
Đội ngũ “tắc kè hoa” chuyên đi xây dựng hình ảnh thân thiện, lành mạnh cho các công ty. Cũng như phát tán hình ảnh này với giới truyền thông để lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng về công ty và sản phẩm.
Bộ phận Social Media – Chuyên gia mạng xã hội hay “Những con người sống ảo”
Tuy Social Media chỉ là 1 phần trong Digital Marketing nhưng nó lại là một cầu nối 2 chiều hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc của các chuyên gia Social Media là xây dựng, phát triển và bảo trì cây cầu ấy.
Các tố chất cần thiết để làm việc ở Agency:
- Sáng tạo: Là yếu tố hàng đầu để quyết định đến khả năng của Agency khi cung cấp giải pháp cho khách hàng. Người làm Agency phải luôn tuôn trào với những ý tưởng độc đáo “có 1 không 2”. Để mang lại một chiến lược truyền thông nổi bật và thành công cho Client.
- Năng động: Bạn cần phải có đủ năng lượng để triển khai công việc, dự án cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Người làm Agency cũng phải có được khả năng chịu được áp lực. Về cả thời gian cùng như khối lượng công việc. Đồng thời, họ vẫn phải đảm bảo giữ được sự linh hoạt và linh động để giải quyết các vấn đề.
- Cá tính: Để gia nhập và cộng đồng Agency, bạn phải có cho mình cá tính đặc trưng và mạnh mẽ, thể hiện “cái tôi” của mình.
- Khả năng học hỏi: Học hỏi là không bao giờ là đủ và với một môi trường luôn đòi hỏi sáng tạo, mới mẻ, phát triển như ở Agency, khả năng học hỏi luôn được đánh giá cao và là tối cần thiết để thực hiện công việc.
Ngoài các tố chất riêng, cả hai phân ngành – Client và Agency – đều khao khát tìm kiếm nhân sự có niềm đam mê sâu sắc và nghiêm túc với nghề nghiệp Marketing. Ngành Marketing đối mặt với sự biến động liên tục của môi trường. Những thành công và thất bại liên tục. Vì vậy, để có thể gắn bó lâu dài với ngành nghề này. Mỗi người cần tìm cho mình niềm yêu thích và lí do để giữ được bản lĩnh và ý chí để trải qua những thử thách với nghề.
4.3. Các Client và Agency là điểm đến làm việc trong mơ cho người học và yêu thích Marketing
- Client: Các doanh nghiệp sở hữu những thương hiệu mạnh và nổi bật trong các ngành hàng trên thị trường. Như các tập đoàn đa quốc gia Unilever, P&G, Nestle’, Suntory Pepsico hay CocaCola,… Hay các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước như Vinamilk, Vingroup, Kinh Do,… Đều được xem là môi trường làm việc lí tưởng cho Marketer.
- Agency: Mỗi phân ngành nhỏ của Agency đề có những cái tên nổi bật trên thị trường Agency Việt Nam:
– Công ty quảng cáo: Ogilvy and Mather (Mỹ), Saatchi Saatchi (Anh), Dentsu (Nhật Bản), Leo Burnett (Mỹ),…
– Công ty truyền thông: GroupM (bao gồm 4 công ty: Mindshare, Mediacom, Maxxus, MEC). Publicis (bao gồm 5 công ty: Starcom, Zenith, Opti, Equinox và Performics). Dentsu Asia Network (bao gồm 3 công ty Dentsu Vietnam, Dentsu Alpha và Dentsu Media. Đất Việt Group – VAC (bao gồm Đất Việt Media, TKL Media, Đông Tây Promotions,…)
– Công ty nghiên cứu thị trường: AC Nielsen – Nielsen, Taylor Nielsen – TNS, FTA và Epinion,…
Marketing – ngành nghề của chiến lược sáng tạo và đột phá. Nó luôn có một sự cuốn hút lớn đối với các bạn trẻ. Lời khuyên là bạn hãy bình tĩnh trải nghiệm, khám phá để tìm hiểu xem bản thân mình có phù hợp và sẵn sàng gắn bó với lĩnh vực này hay không. Từ đó, các bạn sẽ biết mình nên chọn phân ngành nào và vạch ra được hướng phát triển cho mình trong tương lai.