Viết CV ra sao khi vị trí ứng tuyển không “match” với vị trí hiện tại?

viet-cv

Jane Heifetz là Founder của chuyên trang cung cấp CV Right Résumé và là một biên tập viên quen thuộc của Harvard Business Review (HBR). Hiện bà là là Giám đốc Phát triển Sản phẩm và Biên tập viên cứng của HBR trong nhiều năm. Bài viết dưới đây, chia sẻ những kinh nghiệm viết CV “lệch” cho ứng viên – những người đang có ý định ứng tuyển những công việc có trình độ cao hơn so với vị trí hiện tại hoặc muốn thay đổi lĩnh vực làm việc. 

Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội việc làm mới, lên một cấp bậc cao hơn hoặc chuyển sang một lĩnh vực khác hay một ngành khác. Tuy nhiên, chức danh công việc hiện tại không khớp với chức danh công việc trên tin đăng tuyển dụng khiến bạn cảm thấy thiếu động lực và hứng thú. Làm sao để CV ứng tuyển của bạn thuyết phục được bộ phận nhân sự? Bạn sử dụng CV của mình ra sao để kể những câu chuyện phù hợp với yêu cầu của các vị trí mới đó?

Điều quan trọng là phải điều chỉnh CV của bạn cho mỗi vị trí ứng tuyển. Bước đầu tiên là xem xét cẩn thận từng tin tuyển dụng. Lập danh sách kiểm tra năm hoặc sáu nhiệm vụ quan trọng nhất của nó. Sau đó, ghi chú về những thành tích trong quá khứ thể hiện rõ ràng những thành tựu của bạn trong các lĩnh vực đó. Lưu ý vấn đề bạn đã giải quyết, cách thức giải quyết và những sáng tạo bạn đã áp dụng vào công việc.

Ví dụ # 1: Ứng tuyển một vị trí ở cấp cao hơn so với chức danh hiện tại của bạn

Sasha trúng tuyển vào vị trí trợ lý cấp cao cho bộ phận Hành chính nhiều năm về trước. Qua khoảng thời gian làm việc, cô tự đảm nhận thêm nhiều công việc ngoài những tác vụ được ghi trong mô tả công việc, và hiện giờ đang điều hành luôn cả bộ phận Admin. Tuy nhiên, chức danh trợ lý bộ phận Hành chính cũng như lương thưởng không tương xứng với lượng công sức và tính chất công việc thực sự cô đang đảm nhiệm. 

Dưới đây là cách Sasha khiến CV của mình trở nên thu hút hơn trong mắt các nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vào vị trí Giám đốc Hành chính (CAO).

Đầu tiên, cô tham khảo một số tin tuyển dụng vị trí CAO mà cô cảm thấy hứng thú, liệt kê 5 trách nhiệm công việc chung của các vị trí, ghi chú lại những thành tích của cô có liên quan đến những tác vụ công việc đã được liệt kê. Bạn có thể tham khảo 5 task công việc của cô ấy:

  • Luôn tìm cách nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cũng như đảm bảo thực hiện đúng tiến độ
  • Phối hợp với các đồng nghiệp trong bộ phận thực hiện công việc và đại diện cho bộ phận trong các hoạt động của tổ chức
  • Quản lý nhân viên cấp dưới và đánh giá hiệu suất của họ
  • Giám sát việc phân bổ nguồn lực và lập ngân sách
  • Giải quyết các vấn đề đột xuất một cách kịp thời

Tiếp theo, Sasha viết phần tóm tắt CV của mình để thể hiện năm khía cạnh này phù hợp với những tin tuyển dụng vị trí CAO được đăng.

Sasha viết tiêu đề cho mục tóm tắt (Summary) – một phần không thể thiếu của CV – để có thể ngay lập tức cho nhà tuyển dụng thấy cô đủ kinh nghiệm mà những vị trí mới này yêu cầu. Hãy lưu ý cô không sử dụng dòng tiêu đề được đặt tên là “Tóm tắt chung” hay “Summary”. Bởi đây là cách làm thiếu thu hút sự chú ý, nó không thể khiến cô trở nên khác biệt với bất kỳ ứng viên nào. Hãy cùng tham khảo Summary của Sasha:

Quản lý bộ phận Hành chính – Chuyên gia Đánh giá Hiệu suất – Quản lý Nhân viên – Xử lý Khủng hoảng

Là cánh tay phải đắc lực cho các vị trí giám đốc, giữ cho các hoạt động của trường University School of Design trơn tru trong hơn 16 năm. Tạo ra và cải tiến hệ thống quản lý nhu cầu của cán bộ nhân viên và sinh viên bao gồm: lịch học, hồ sơ, cơ sở vật chất, nhân sự và ngân sách. Thực hiện tất cả mọi công việc cần thiết để đảm bảo thành công của từng dự án mới của trường. 

Sasha cũng đã ghi chép có chọn lọc về những thành tích cô đạt được trong 10 năm đảm nhiệm vai trò hiện tại:

Duy trì hoạt động của trường University School of Design thực sự hiệu quả theo sự phân công của Ban Giám đốc, đảm bảo chất lượng dạy và học cho các các nhân viên, giảng viên và sinh viên trong các hoạt động vận hành thông thường cũng như trong trường hợp khẩn cấp.

Được các đồng nghiệp, giảng viên trong trường nhận xét là ““Viên kim cương” đầy triển vọng trong số rất nhiều nhân viên”; được trao Giải thưởng Nhân viên xuất sắc năm 2013 và 2016.

Là “gương mặt đại diện của bộ phận Hành chính”, tương tác với các sinh viên, giảng viên; nhân viên hiện tại và tiềm năng trong toàn trường.

Quản lý, đánh giá kết quả hoạt động của sinh viên vừa học vừa làm và các trợ giảng sau đại học.

Giúp bộ phận trở nên gắn bó, thân thiện bằng tinh thần lạc quan, tôn trọng và chu đáo.

Lưu ý ở gạch đầu dòng đầu tiên, Sasha đã trực tiếp phân biệt sự khác nhau giữa công việc hiện tại và vị trí CAO. 

>> Xem thêm: Muốn đổi hướng nghề nghiệp, điều chỉnh CV giới thiệu bản thân như nào cho đúng

Ví dụ #2: Chuyển sang một lĩnh vực mới

Meghna là Giám đốc Vận hành (COO) của một công ty nghiên cứu thị trường nhỏ kể từ khi cô lấy bằng MBA vài năm trước. Cô ấy đã thực hiện tất cả trách nhiệm của một COO để phát triển công ty và hiện đang mong muốn áp dụng kiến thức chuyên môn đó cho các công ty khởi nghiệp trong một ngành khác chẳng hạn như năng lượng gió hoặc phương tiện giao thông, chẳng hạn như xe đạp. 

Đây là cách cô ấy làm cho những thành tích trong quá khứ của mình phù hợp với các ngành công nghiệp trên.

Trong phần tóm tắt của mình, cô đã nêu bật những thành tích cho thấy cô có thể xác định đường hướng phát triển các công ty khởi nghiệp và giảm bớt những rủi ro thường gặp ở Start-up:

Giám đốc điều hành (COO)

  • Có kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp non trẻ trở thành các công ty hoạt động chuyên nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, lâu đời hơn. Mở rộng thị trường từ Hoa Kỳ sang nhiều thị trường toàn cầu.
  • Có kỹ năng đẩy nhanh tốc độ phát triển của doanh nghiệp với các dòng sản phẩm/dịch vụ mới tạo ra doanh thu định kỳ. Đồng thời mua lại các công ty có chọn lọc, thống nhất văn hoá doanh nghiệp từ sự đa dạng ban đầu.
  • Thiết lập chức năng của các phòng ban từ bước đầu – Tài chính, Kế toán, Marketing, Kinh doanh và Nhân sự.
  • Có thể ra nhận định về “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp bằng cách xây dựng mô hình, ngân sách và KPI.
  • Tạo ra quy trình, ổn định doanh nghiệp khỏi nhiễu loạn, giúp ban lãnh đạo có quyết định hợp lý với báo cáo và phân tích theo hướng dữ liệu.
  • Thành thạo trong việc quản lý con người. Ứng xử với nhân viên và khách hàng bằng sự tôn trọng, đặc biệt là sự đa dạng trong quan điểm.

Sau đó, cô cung cấp một cái nhìn tổng quan về vai trò hiện tại của mình:

Hơn 15 năm công tác, đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công ty khởi nghiệp XYZ thành một công ty có trị giá 15 triệu đô la, có khả năng cạnh tranh công khai với các đối thủ lớn hơn. 

Đảm bảo sức khỏe tài chính liên tục của Công ty XYZ bằng cách bắt đầu việc theo dõi kỹ lưỡng hàng năm dòng doanh thu định kỳ đầu tiên của công ty.

Những hệ thống đã được xây dựng – Tài chính, HR, CRM, PM  đều đảm bảo mở rộng quy mô từ 10 lên 150 nhân sự; từ 1 trụ sở ở Hoa Kỳ đã có 8 văn phòng trên toàn cầu.

Tập trung không ngừng vào tối ưu hiệu quả quy trình, đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp tôn trọng và gắn kết với nhau, giữa nội bộ doanh nghiệp và cả khách hàng.

Meghna đã thể hiện rõ ràng rằng chuyên môn của cô hoàn toàn phù hợp với vị trí COO cho các doanh nghiệp startup ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đang nỗ lực trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường. Cô biết cách định lượng sự tăng trưởng mà cô tạo ra và gọi tên được những sáng tạo, cải tiến của cô trong phần lớn sự tăng trưởng đó. Cô cũng khéo léo trình bày phạm vi chuyên môn của mình – tài chính, nhân sự, kinh doanh và quản lý dự án – cũng như khẳng định cô rất thành công trong việc xây dựng, thiết lập các chức năng từ đầu. Phần còn lại của CV cô đi sâu vào giải thích chi tiết hơn về những thành tựu đã đạt được.

>> Xem thêm: Update CV ngay cả khi có việc: Rất cần thiết nhưng 80% ứng viên bỏ qua rồi đánh mất luôn nhiều cơ hội

Có đáng để bạn dành thời gian xem xét cẩn thận các tin tuyển dụng và sau đó điều chỉnh CV của bạn cho phù hợp với yêu cầu của từng vị trí không? Câu trả lời là có, nếu bạn muốn người quản lý tuyển dụng biết lý do tại sao bạn là một ứng viên xuất sắc xứng đáng được phỏng vấn.

Vì vậy đừng để những chức danh tưởng chừng như “lệch” với bạn làm mất vuột mất những cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu biết cách trình bày tiêu đề, sử dụng bản tóm tắt cùng nghệ thuật kể chuyện về những thành tích chứng minh năng lực của bạn, bạn hoàn toàn có thể chinh phục được vị trí đó. Hãy tìm cách “giải quyết” sự khác biệt giữa chức danh hiện tại của bạn và vị trí công việc bạn đang ứng tuyển thông qua CV của mình nhé!

Bên cạnh kỹ thuật viết CV, việc lựa chọn cho mình một mẫu CV chuyên nghiệp được nhà tuyển dụng đánh giá cao là vô cùng quan trọng. Nền tảng TopCV cung cấp 100+ mẫu CV được thiết kế hiện đại, phù hợp với hầu hết các ngành nghề, giúp ứng viên nâng cao cơ hội được nhà tuyển dụng gọi đi phỏng vấn lên tới 80%. Trải nghiệm ngay hôm nay để đạt được những cơ hội việc làm mơ ước!

CV tiếng Việt tham khảo - Mẫu Chuyên Nghiệp 1 - TopCV.vn
Một mẫu CV chuẩn của TopCV