Vì sao dù dễ đào tạo nhưng 66% nhà tuyển dụng vẫn từ chối ứng viên mới ra trường?

Thời điểm các bạn sinh viên cầm tấm bằng đại học bước ra trường đời đã đến. Các ứng viên mới ra trường hăm hở tìm kiếm công việc đầu tiên; với mức lương như mình đã từng mơ khi còn ngồi ghế nhà trường. Thế nhưng, thực tế phũ phàng đã nhanh chóng kéo họ ra khỏi giấc mộng; sự thật là ứng viên mới ra trường khó tìm được việc làm ưng ý hơn bất cứ ứng viên nào.

Dù vẫn luôn được coi là “tờ giấy trắng”, dễ đào tạo; nhưng vẫn có đến 66% nhà tuyển dụng không muốn tuyển ứng viên mới ra trường (theo WiPjobs)!

CV nhàm chán, đơn điệu, không ấn tượng

Không phải bất cứ sinh viên nào cũng có nhiều kinh nghiệm làm việc trong khi vẫn còn đi học. Dù vậy, thì việc gửi một bản CV đơn điệu, không kinh nghiệm, không trải nghiệm; thì 99% bạn sẽ bị loại ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bởi những hồ sơ xin việc mà chỉ có thông tin cá nhân và sở thích là những hồ sơ không mang bất cứ giá trị nào dưới mắt nhìn của nhà tuyển dụng.

CV bạn gửi cho nhà tuyển dụng, cũng như cách viết CV của bạn không chỉ nói lên kinh nghiệm; trải nghiệm mà còn thể hiện cả kỹ năng và cá tính, điều luôn được đánh giá cao hơn cả. Nếu bạn chưa đi có kinh nghiệm làm việc bao giờ, đừng ngần ngại đưa vào CV của bạn các hoạt động ngoại khóa, nêu rõ bạn học được những gì từ đó. Bất kỳ trải nghiệm nào cũng đều quý giá và giúp ta học được bài học mới; dù bạn từng tham gia CLB ở trường đại học, hay tham gia tình nguyện ở những miền đất xa xôi

Thông thường, trước khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần thực hiện một khóa thực tập ngắn. Do vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy khó tin nếu bạn nói rằng mình chưa từng đi làm ở đâu. Nhiều sinh viên vì có người quen ở các doanh nghiệp nên chỉ nhờ xin con dấu và chữ ký; chứ không thật sự đi làm. Như vậy, sau khi ra trường họ sẽ cần chấp nhận bắt đầu từ vị trí thực tập với mức lương ít ỏi hoặc thậm chí không lương. Nếu không muốn mình bị chậm chân, đừng vì lười biếng mà bỏ qua bất cứ cơ hội nào.

Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Những sinh viên không hiểu mình thích gì, cần gì, muốn gì không thiếu trong xã hội hiện nay. Điều này không phải là điều gì quá nghiêm trọng; nhưng khi đã tốt nghiệp và buộc phải tự mình tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân, lo cho tương lai, thì cũng đã đến lúc bạn cần hiểu bản thân mình. Có thể, bạn chưa sẵn sàng để chọn ra mục tiêu lớn, dài hạn cho cuộc đời mình; tuy nhiên, khi tốt nghiệp, bạn cần xác định rõ trong vòng 1, 2 năm tới bạn sẽ ở vị trí nào trong xã hội.

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không mấy hứng thú với ứng viên trả lời rằng: “Em không biết trong thời gian tới em sẽ làm gì”; “Em chưa có định hướng nào cho tương lai”. Những câu trả lời này thể hiện sự không chắc chắn và mức độ gắn bó thấp của nhân sự; điều mà không một doanh nghiệp nào tìm kiếm ở nhân viên mới. Thêm vào đó, nó còn cho thấy sự thiếu chuẩn bị và vô tư đến vô ý của sinh viên mới ra trường.

++ Tổng hợp việc làm chất lượng cho sinh viên mới ra trường

Ứng viên mới ra trường quá tự tin khi phỏng vấn

Tự tin luôn được cho là điều cần thiết, giúp ứng viên ghi điểm nhanh chóng trong mắt nhà tuyển dụng. Đây cũng là một đức tính tốt luôn được khuyến khích ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Tuy nhiên, nhiều sinh viên mới ra trường lại quá lạm dụng sự tự tin và biến nó trở thành tự cao, kiêu ngạo. Bạn là sinh viên giỏi, đạt nhiều thành tích tốt trong học tập, hoạt động ngoại khóa; nhưng khi đi làm bạn vẫn chỉ bắt đầu từ vị trí nhân viên nhỏ bé trước khi có thể lên cao hơn. Khi đi làm, sinh viên bằng giỏi cũng là đồng nghiệp với sinh viên bằng khá. Sinh viên trường điểm vẫn làm cùng công việc với sinh viên trường thường.

Thêm nữa, nhiều bạn sinh viên mới ra trường luôn muốn tìm được một công việc lương cao; mà quên đi rằng trình độ của mình đang ở mức nào. Nên nhớ, ngay cả những người đã làm việc lâu năm; trước khi đòi hỏi quyền lợi, họ cũng phải cống hiến và chứng minh mình có năng lực.

Bất kỳ ai dù ở tầng lớp nào, làm vị trí công việc gì cũng đều có những điểm xứng đáng để bạn học hỏi. Chính vì vậy, trước khi hiểu rằng “tự tin là đức tính cần có” ; thì nên nằm lòng “khiêm tốn là đức tính phải có”; dù bạn có làm trong môi trường thế nào, hay giỏi ra sao.

Tổng hợp cách viết CV chuẩn cho sinh viên mới ra trường