Cái gì cũng đem lên facebook bán, người nổi tiếng giới thiệu sản phẩm tức là PR, cứ mở cửa hàng thật to thì sẽ có nhiều người biết tới, khuyến mãi với khuyến mại là một??
Marketing – bán hàng hiện nay là những khái niệm mà người người đều nhắc nhà nhà muốn làm. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, còn người lại càng hiểu rõ được lợi ích của truyền thông.
Tuy nhiên nhiều người đang chỉ để ý tới câu chuyện truyển thông, bán hàng to lớn mà bỏ quên những vấn đề cơ bản. Dưới đây là danh sách những hiểu lầm không đáng có về lĩnh vực marketing – bán hàng.
Facebook chỉ là một trong rất nhiều kênh truyền thông, mà mỗi một kênh này lại chỉ có vài đối tượng người xem phù hợp. Tương ứng với nó chính là một vài loại hàng hoá khớp với nhu cầu của những đối tượng này.
Đặc điểm của kênh Facebook là mạng xã hội, sức mạnh của nó nằm ở sự tương tác. Bản thân tệp người dùng Facebook có đặc điểm là nhu cầu lạnh (tức là khi họ lướt facebook thì bản thân không có nhu cầu gì, ý nghĩ mua hàng chỉ nảy sinh khi sản phẩm của bạn xuất hiện). Vì thế với việc chốt sale, sản phẩm giá trị càng cao hoặc các sản phẩm đặc thù với khách hàng nhu cầu nóng (khi cần mới quan tâm) càng không phù hợp.
Facebook hợp với bán các sản phẩm dễ thu hút từ mẫu mã đẹp (tranh ảnh, quần áo, phụ kiện), đồ giá trị không lớn (đồng hồ fake, phụ kiện) hoặc dạng đồ dễ định hình sở thích, độ tuổi, địa lý (để dễ dàng target). Bên cạnh đó dùng Facebook để tăng tính tương tác với thương hiệu cũng là 1 chiến lược tốt.
Ví dụ: Bất động sản là 1 sản phẩm đặc thù, giá trị rất cao, thời gian ra quyết định của khách hàng rất lâu, khách hàng cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo nhiều bên. Vì thế việc sử dụng Facebook làm kênh bán hàng trực tiếp sẽ khó khăn, rất khó khăn.
Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khác, sử dụng kênh facebook để xây dựng phễu dạng group cung cấp thông tin cập nhật về 1 dự án, hoặc dùng quảng cáo bám đuổi để tạo sự chú ý (remarketing), chăm sóc và tương tác thường xuyên, telesale mời đến gặp gỡ trực tiếp, hoặc các sự kiện mở bán thì rất dễ chốt sale.
Tất nhiên truyền thông quảng cáo là đòn bẩy hữu ích để bán hàng, nhưng chất lượng và sự nhạy bén của sản phẩm mới là yếu tố quyết định.
Thẳng thắn ra, khi mở cửa hàng, chuẩn bị một đống quảng cáo như kia, chúng ta đã tốn lượng chi phí tương đối. Nhưng nếu sản phẩm không phù hợp với đặc điểm của tệp quanh khu vực đó, thì chắc chắn 1 điều là không ai quan tâm hỏi mua.
Ví dụ: Tôi từng làm việc với một đối tác, họ mở trung tâm tiếng anh đối diện trường tiểu học trong một khu đô thị cao cấp. Họ tin rằng địa điểm của họ rất lợi thế (vì đối diện với trường học kia – quảng cáo bằng bảng hiệu, standee dễ tiếp cận).
Tuy nhiên đó là một suy nghĩ sai lầm. Tệp họ tiếp cận tương đối cao cấp (học sinh trường quốc tế trong khu dân cư cao cấp), trong khi họ chỉ có một phòng học khá nhỏ, ngoài quảng cáo thì chưa hề có tiếng tăm. Đối với tệp khách hàng này, họ không ngại đầu tư tiền bạc thời gian để tìm kiếm một trung tâm chất lượng chứ không phải chọn bừa một địa chỉ học tập vì gần nhà và biển quảng cáo to
Khuyến mại: Mục tiêu được nhà kinh doanh nhắm tới là tiêu dùng, khuyến khích những người có khả năng mua sản phẩm. Hình thức khuyến mại phổ biến là giảm giá trực tiếp, kèm tặng phẩm, hàng cũ đổi hàng mới, rút thăm trúng thưởng… Người hưởng lợi trực tiếp trong hoạt động khuyến mại chính là người tiêu dùng. Đại lý bán được hàng nhiều nhưng không giải quyết được hàng tồn kho sẵn có của mình.
Khuyến mãi: Mục tiêu là mang lại những lợi ích cho người bán hàng (đại lý, khách hàng trung gian, nhà phân phối)… càng bán được nhiều họ càng được nhà sản xuất khen thưởng. Những người bán hàng sẽ cố gắng thuyết phục người mua chấp nhận mua sản phẩm của công ty. Hình thức phổ biến là thưởng theo doanh số, tặng quà thưởng có giá trị cao như tủ lạnh, đầu máy video, máy giặt, mời đi du lịch, hội nghị khách hàng chọn lọc và có bắt thăm may mắn… nhưng rủi ro hay gặp là tình trạng các đại lý trữ hàng để lấy khuyến mãi.
“Quảng Cáo” là hình thức phải xuất hiện sự trả tiền cho bên thứ 3 để nội dung của mình tiếp cận tệp của họ. Ví dụ: Trả tiền để TVC của mình tiếp cận người xem TV, trả tiền cho người nổi tiếng (influencer) để sản phẩm của mình tiếp cận tệp của người nổi tiếng đó…
“PR” là các hoạt động nhằm điều hướng tệp công chúng mục tiêu của mình nói về thương hiệu (không có sự trả tiền)
Với quảng cáo bạn có thể liên kết với các công ty quảng cáo để có thể yêu cầu nội dung quảng cáo, thiết kế nó theo ý mình. Còn PR bạn không thể yêu cầu các công ty truyền thông, đài truyền hình, hay là các cơ quan báo chí đăng tải thông tin gì về bạn.
Khi chúng ta sử dụng các dịch vụ quảng cáo như Facebook Ads hay Google adwords hay là quảng cáo trên các phương tiện thông đại chúng khi quảng cáo tiếp cận khách hàng họ sẽ cần sự nghiên cứu kĩ càng về bạn hay tổ chức quảng cáo bài viết đó cho bạn trước khi đưa ra quyết định có liên hệ với bạn hay không.
Còn PR thì thường xuất hiện trên đài, báo chí. Những thông tin PR xuất hiện ngẫu nhiên và được người dùng đón nhận nhiều hơn vì khi nhận được các thông tin PR họ sẽ cho rằng doanh nghiệp không trả tiền để quảng cáo mà phải có gì đó thực sự tốt mới được PR như vậy. Tính độc lập từ thông tin đã đem cho PR lợi thế về sự tin tưởng cao hơn so với bất cứ hình thức quảng cáo nào khác
Bài viết quảng cáo có thể mang nhiều phong thái khác nhau như vui nhộn, hài hước… nói chung là quảng cáo mục đích chính là để kêu gọi mua hàng hoá hay sản phẩm dịch vụ nào đó của công ty chính vì thế nó thường mang nhiều biểu cảm của người viết.
Một bài PR thì gần như là trái ngược với quảng cáo. Thay vì ngắn gọn như quảng cáo thì PR sẽ được viết khá là dài và súc tích, nó phải thể hiện được sự sang trọng, chuyên nghiệp của công ty để tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi giới thiệu về chính doanh nghiệp hay công ty của mình.
Một số lượng lớn những chủ doanh nghiệp mà tôi đã gặp có một suy nghĩ rất sai lầm là nếu họ không “sản xuất” hàng tá bài viết blog mỗi buổi sáng thì sẽ chẳng có ai đọc blog của họ.
Vấn đề lớn nhất với suy nghĩ trên là tất cả những người đã từng sử dụng công cụ tìm kiếm trong vòng vài năm gần đây đều đọc blog và phần lớn trong số họ không đọc blog giống như cách họ đọc một cuốn sách yêu thích mà họ đọc blog để tìm câu trả lời cho những vấn đề của họ.
Vì vậy, một blog có những nội dung hữu ích sẽ được rất nhiều người đọc. Blog có phổ biến hay không là do chất lượng quyết định chứ không phải là số lượng.
Bên cạnh đó, các công cụ tìm kiếm cũng rất thích nội dung blog vì phần mềm này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thêm vào những bài viết mới, thu hút link một cách tự nhiên và thường mang ít thông điệp bán hàng hơn nội dung của một trang web điển hình theo kiểu cũ trước đây
Marketers rất hay bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng lượng người truy cập cao mới hiệu quả. Tôi thừa nhận rằng trước đây mình cũng như vậy. Nhưng liệu chỉ số này có còn quan trọng nữa hay không khi mà những khách ghé thăm cảm thấy bối rối và sau đó thất vọng rời khỏi trang web vì không tìm thấy được thông tin họ cần.
Các chủ doanh nghiệp sẽ thu được nhiều kết quả hơn nếu họ sử dụng một nửa số tiền nhằm làm tăng lượng người truy cập vào việc chuyển đổi những người này thành khách hàng. Bỏ tiền ra để thuê một người tư vấn về landing page và thử nghiệm mọi yếu tố để tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi trên những trang như vậy sẽ có thể mang lại doanh số nhiều hơn là chỉ tập trung vào SEO.