Bạn có biết, 80% những quyết định quan trọng nhất của đời người được đưa ra trước 30 tuổi. Giai đoạn từ tuổi 23 trở đi, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phát triển sự nghiệp sau này của mỗi người. Đây cũng là giai đoạn chúng ta vừa bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học. Chính thức không còn dựa dẫm vào gia đình, bố mẹ; không năng lực kinh tế, công ăn việc làm chưa ổn định và cũng buộc phải lớn.

Tất nhiên, tôi biết rất nhiều người ngay từ những năm đầu đại học đã sống tự lập. Nhưng vừa học vừa làm khác hoàn toàn so với sau tuổi 23. Khi bạn cần tìm một công việc toàn thời gian, một tập thể bạn sẽ tiếp xúc với họ 8 tiếng/ngày. Và đây là câu chuyện của cả cuộc đời, là bước chân đầu tiên quyết định sự nghiệp sẽ đi về đâu. Trong tương lai, bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào? Bạn muốn mình sẽ trở thành người ra sao? Thì ngay hôm nay, bạn cần đặt nền móng cho tất cả những điều ấy.

Hãy nhớ rằng, khi bạn 23 tuổi, bạn còn trẻ nhưng không thể vô tư được nữa. Bạn vẫn còn nhiều thời gian nhưng không thể mãi hoài phí phạm.

tuổi 23

Hầu hết cảm xúc của chúng ta lúc này là hoang mang, bối rối, sốt ruột vì không hiểu chính bản thân mình. Đúng lúc bạn đang có đủ cả ba chữ “không”: Không tiền, không sự nghiệp, với vài người là cả không tình yêu. Thì cũng là lúc bạn được “thả” ra đời thỏa sức vùng vẫy; những cũng phải tự mình vun vén. Chân ướt chân ráo bước vào thị trường lao động khắc nghiệt. Kiến thức một rổ những kinh nghiệm bằng không. Trải nghiệm thực tế và kỹ năng mềm vẫn chưa được rèn dũa. Tôi chắc hẳn, rất nhiều người giống như tôi; lao đầu điên cuồng học tập, điên cuồng trau dồi bản thân; trong khi đầu óc vẫn còn nhiều băn khoăn về điều mình sẽ làm.

Khi tôi 23 tuổi, ra trường được gần một năm và đã nhận ra bản thân mình không hợp ngành Tài chính ngân hàng ngay khi còn ngồi ghế nhà trường. Tôi quyết định học Photoshop chỉ vì thích và có hứng thú. Cũng không hiểu khóa học này có phục vụ gì cho công việc sau này không? Nhưng cứ tặc lưỡi “Cứ trau dồi bản thân trước đã”.

Nghe thật chẳng có chút kế hoạch, nhưng bản thân tôi thấy có ích; và đi học một điều gì đó còn hơn là ở nhà vò đầu bứt tóc “mình phải học gì?” rồi để thời gian cứ hoài phí trôi. Đúng, 23 tuổi khó thật, nhưng ai cũng phải vượt qua. Quan trọng là ở thời điểm ấy bạn nghĩ gì, bạn có tâm thái thế nào để vượt qua?

Bạn đã bao giờ tự hỏi “Tại sao là là tuổi 23?”, tại sao không phải nhỏ hơn hay lớn hơn 23 tuổi. Sao có quá nhiều người lạc lối khi 23 tuổi? Sự thật là, những khó khăn bạn trải qua năm 23 tuổi; khi 40 tuổi bạn nhìn lại cũng chỉ là chuyện bình thường. Điều này giống như bạn tự cười bản thân năm 10 tuổi, khi khóc lóc lo lắng chỉ vì bị điểm kém. Tất cả mọi thứ điều trên đời, dù khó khăn vất vả hay nhàn hạ, vui vẻ đều do ta tự cảm nhận và suy diễn.

Vì 23 tuổi là khi chúng ta bắt đầu trưởng thành, có nhiều thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ, cảm nhận nên mới thấy thật khó khăn.

Trước hết, hãy thật tỉnh táo để có thể nhận thức được rằng: Không chỉ mình bạn ở tầm tuổi 23 cảm thấy sợ; bất kì ai ở bất kì đâu trên thế giới này đều chia sẻ sự run rẩy và hoang mang đó với bạn. Thêm vào đó, đừng suy nghĩ rằng đây là giai đoạn khó khăn nhất của đời người. Bởi cuộc sống chẳng khi nào dễ dàng; đây có thể chỉ là thử thách đầu tiên trong cuộc đời bạn mà thôi. Không chỉ vậy, khó khăn thử thách chưa bao giờ là nỗi sợ của con người. Cái chúng ta sợ nhất chính là cảm xúc của chính bản thân mình khi đối mặt với trở ngại đó. Chính là sự yếu đuối, tự dày vò bản thân khiến ta tưởng như mình suy sụp, gục gã.

Vậy, cách tốt nhất là hãy cứng cỏi lên, mạnh mẽ lên đối diện với những thử thách cuộc đời dành cho bạn. Đừng quá dằn vặt bản thân, hãy cho phép bạn được mắc sai lầm. Cho phép bạn được một lần làm rối tung một số việc. Học cách chấp nhận và yêu quý bản thân trong giai đoạn mơ hồ lạc lối này. 

tuổi 23

Thực chất, có rất nhiều người vượt qua giai đoạn này mà không một lời kêu ca. Không phải họ có sức chịu đứng tốt mà theo cách nghĩ của họ; đây chỉ là một trong hàng trăm vấn đề trong cuộc sống này. Và như những vấn đề khác, dù lớn hay nhỏ thì “khó khăn tuổi 23” cũng cần một hướng giải quyết và không thể tự biến mất. Nếu bạn nghĩ rằng, khi tuổi 23 đi qua vấn đề cũng sẽ biến mất; thì xin chúc mừng, đến năm 30 hay 40 tuổi bạn vẫn sẽ luôn cảm thấy khó khăn, mệt mỏi, thậm chí là hơn thế này.

tuổi 23

Có những người trước khi bước vào ngưỡng cửa 23, họ đã xây dựng nền móng vững chắc cho sự nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có những người, đến 23 tuổi, tự cho rằng kiến thức mà mình được học chẳng liên quan và áp dụng được khi đi làm. Họ đi tìm một công việc mức thu nhập thấp nhưng “nhàn”, “vui”. Rồi đến lúc đồng lương không đủ nuôi sống bản thân; khó khăn của cuộc sống tự lập dần bộc lộ mới cảm thấy khó khăn, chênh vênh, hụt hẫng. Mỗi người chọn cho mình một phương án giải quyết riêng; nhưng chỉ khi họ thực sự nhận ra vấn đề của bản thân và nghiêm túc chọn một lối đi đúng đắn; thì bạn mới thực sự vượt qua và có thể vững tin bước tiếp.

Bạn cho rằng khi bạn già đi, mọi nỗi ưu tư, sầu muộn sẽ tự biến mất. Nhưng ngoài bạn ra, không một ai hay bất kì một yếu tố nào như tuổi tác, vật chất…; có khả năng “tẩy trắng” cảm xúc hoang mang, bối rối của bạn. Giờ không còn là lúc bạn có thể chủ quan vào thời gian và sức trẻ mà mình có. Hãy chủ động và nghĩ việc mình cần làm là nắm bắt khoảng thời gian mới bước vào xã hội này, nỗ lực trở thành người mà mình muốn trở thành

Tìm mọi cách trau dồi, tạo giá trị cho bản thân

Đa phần sinh viên khi hỏi về lựa chọn công việc tương lai của mình thường chỉ đưa ra câu trả lời đại khái; không rõ ràng và cứ mải miết tự hỏi đâu mới là “công việc phù hợp với mình nhất”. Câu trả lời chính là phép thử, chỉ có thử bạn mới biết mình thực sự hợp và thích điều gì. Tuổi đôi mươi, quan trọng nhất vẫn là nỗ lực trau dồi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn; từ đó nâng tầm giá trị bản thân.

Nhiều người lầm tưởng về từ đam mê, đam mê không đơn giản chỉ là cái bạn thích; mà còn là cái bạn giỏi và thành công. Thế nên tìm kiếm đam mê khó khăn và gian nan hơn bạn nghĩ. Đi thực tập, đi làm công việc part-time; hay học thêm một thứ tiếng, một kỹ năng đều là những cách để khiến bản thân có giá trị hơn. Chỉ khi bắt tay vào công việc, bạn mới có thể biết công việc ấy phải làm những gì; bao gồm những công đoạn nào, có thực sự phù hơp với bạn không.

Chính vì vậy, hãy trau dồi đi, học tập đi và bỏ ngoài tai khi có ai nói rằng việc bạn làm thật mất thời gian. Nếu bạn thích, hãy học chơi một đạo cụ dù ngành học chính của bạn về kinh tế. Nếu bạn thích, hãy tham gia lớp vẽ tranh dù bạn học kế toán kiếm toán.

Tiếp cận những cái mới và tôn trọng những điều quen thuộc

Bạn thường có xu hướng sẽ kết giao với những người có cùng hoàn cảnh; cùng sở thích hay cùng học lực với mình. Điều này khiến bạn thấy thoải mái trong giao tiếp; tuy nhiên, đôi khi sẽ không thể tạo cho bạn thách thức và cơ hội. Bạn sẽ nhận ra rằng, cuộc đời này chẳng ai giống ai; và ngoài kia có rất nhiều người với cá tính khác nhau để bạn học hỏi.

Bạn có biết những người có thể giúp bạn thành công, vượt qua mọi rào cản trong mọi lĩnh vực; thực chất lại không phải những người nằm trong vòng tròn quen thuộc của bạn. Bạn nên phá bỏ vòng tròn đó, để đón nhận những điều mới, những người bạn mới. Tuy nhiên, bạn cần trân trọng và tôn trọng những điều thân thuộc vẫn luôn bên cạnh bạn trong suốt thời gian qua. Biết đâu bạn sẽ thổi những điều mới mẻ vào cuộc trò chuyện cùng nhóm bạn cũ; và cùng nhau trở nên tốt hơn.

tuổi 23

Năm 20 tuổi bạn giống như một chiếc máy bay vừa mới cất cánh. Chiếc máy bay ấy có thể hạ cánh ở bất cứ điểm đến nào nó muốn; cảm thấy không phù hợp có thể cất cánh bay đi. Khi bạn 23 tuổi, thì chỉ cần một đoạn hội thoại hay, một bài diễn thuyết xuất sắc; cũng có thể trở thành một nhân tố ảnh hưởng đến tương lai sau 30 tuổi của bạn.

Điều quan trọng nhất trong thời khắc quyết định tương lai này là tinh thần không chịu khuất phục, dũng cảm vời lựa chọn cuộc đời của chính mình. 23 tuổi mới là điểm khởi đầu, chưa phải điểm kết thúc. Ngừng giam cầm bản thân trong những suy nghĩ tiêu cực; hãm mình trong những sự băn khoăn, bối rối, lạc lối, mặc cảm…