Người lao động tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm không?

Người lao động tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm không?
Người lao động tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm không?

Theo Luật Lao động 2019, người lao động ký hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên phải làm đơn xin nghỉ việc trước ít nhất 30 ngày cho tới 45 ngày mới được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương đúng luật và được nhận đầy đủ quyền lợi khi nghỉ việc. Vậy nếu lao động nghỉ ngang không báo thì người tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm hay không và thời gian chốt sổ BHXH là khi nào? Cùng Blog.TopCV tìm hiểu nhé

Bảo hiểm xã hội là gì? Mức đóng BHXH quy định là bao nhiêu?

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và vận hành, là một sự bảo đảm nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị giảm/ mất cho người lao động trong trường hợp ốm đau, tai nạn, nghỉ thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời. Cụ thể, người lao động hàng tháng sẽ đóng tiền vào Quỹ Bảo hiểm xã hội và khi gặp phải rủi ro đau ốm, thất nghiệp, họ sẽ được nhận tiền trợ cấp từ Quỹ dựa trên mức đóng và quá trình đóng trước đó

tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm
Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm hay không?

Theo quy định, với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động Việt Nam đã ký hợp đồng lao động chính thức cần đóng 10,5% lương tháng vào quỹ Bảo hiểm xã hội, trong đó: phần bảo hiểm hưu trí – tử tuất, ốm đau – thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là 8%, 1% cho bảo hiểm thất nghiệp và 125% cho bảo hiểm y tế. Còn doanh nghiệp sẽ đóng 21,5% lương tháng, bao gồm hưu trí – tử tuất 14%, ốm đau – thai sản 3%, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp 0.5%, bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 3%.

>>> Tham khảo: Sổ bảo hiểm xã hội là gì – Tất cả những gì người lao động cần biết

Người lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội gì?

Khi nghỉ việc, trong trường hợp người lao động đã đóng ít nhất 12 tháng bảo hiểm xã hội thì sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp thất nghiệp. Đây chính là khoản tiền được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đóng và doanh nghiệp đóng góp 1% lương tháng.

Người lao động nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (trợ cấp thất nghiệp) cần làm những gì?

  • Đã tham gia bảo hiểm xã hội liên tục từ đủ 12 tháng trở lên trước khi nghỉ việc
  • Nộp hồ sơ xin cấp trợ cấp thất nghiệp bao gồm sổ bảo hiểm xã hội đã được doanh nghiệp chốt và quyết định chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng lao động hết thời hạn trong vòng tối đa 90 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hợp đồng lao động lên Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương
  • Khi nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cần lên Trung tâm Dịch vụ việc làm để xác nhận lại tình trạng việc làm (đã tìm được việc mới hay chưa) hàng tháng cho tới khi nhận đầy đủ số tiền trợ cấp
  • Nếu đã tìm được việc làm mới cần báo lại cơ quan bảo hiểm để được bảo lưu số tháng nhận trợ cấp thất nghiệp cho lần tới.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách nhận trợ cấp thất nghiệp cho người lao động nghỉ việc

Tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm không?

Theo quy định, chỉ có doanh nghiệp và cơ quan BHXH có thể chốt sổ bảo hiểm, do đó nếu bạn thắc mắc liệu trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm hay không thì theo luật, sổ bảo hiểm của người lao động tự ý nghỉ ngang công việc sẽ được “treo” chưa chốt. Bởi người lao động nghỉ ngang được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật (không báo trước đủ 30-45 ngày theo quy định cho người sử dụng lao động và sẽ bị phạt)

Không chỉ không được chốt sổ bảo hiểm mà người lao động còn không thể nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và do đó không thể làm thủ tục xin nhận trợ cấp thất nghiệp (nếu đã đóng đủ số tháng tối thiểu và có nhu cầu hưởng trợ cấp). 

>>> Tham khảo: 1001 lý do nghỉ việc khéo léo khiến Sếp không thể chối từ

Thời điểm chốt sổ bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp người lao động đã hoàn thành tất cả công việc và hồ sơ bàn giao thì doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận, chốt và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm
Tự ý có được trả bảo hiểm không? Tra cứu bảo hiểm xã hội ở đâu?

Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm, phải làm gì?

Nếu đã lỡ nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm, nghỉ ngang không báo trước, không bàn giao thì người lao động sẽ cần phải quay lại doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ (nộp phạt, bàn giao lại tài sản,…). Lúc này doanh nghiệp có nghĩa vụ chốt số BHXH cho người lao động. Thời điểm chốt số tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục.

>>> Tham khảo: Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu Người lao động tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm không? bạn đã nắm được những quy định pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí HOT nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm