
Thu Hương Bakery không còn xa lạ với người dân thủ đô. Năm 1996 một nữ đầu bếp lấy tên mình để đặt cho tiệm bánh khiêm tốn trên phố Phan Đình Phùng. Và cũng tình cờ cho ra đời luôn cái tên của cả một thương hiệu lớn nhưng cũng kéo theo nhiều rắc rối sau này.
Với hơn 20 năm phát triển. Thu Hương Bakery vốn chỉ là một cửa tiệm nhỏ nay đã là một thương hiệu nổi tiếng. Với chuỗi cửa hàng trên những con phố “độc đắc” của Hà Thành. Phan Đình Phùng, Giảng Võ, Phố Huế… đều có thương hiệu Thu Hương.Tuy nhiên cùng với sự lớn mạnh không ngừng là sự vắng mặt của người sáng lập.
Năm 2011 người thợ làm bánh Thu Hương ra đi thầm lặng. Để lại cái tên của mình vẫn đường hoàng hiện hữu trên mỗi cửa tiệm. Mùa thu năm 2016, chị trở lại. Với bài báo “bóc mẽ” chính thương hiệu mình từng làm chủ. Gây nên cơn sóng gió lớn. Như CEO của Thu Hương Bakery bây giờ chia sẻ “chúng tôi mất 60% khách hàng chỉ vì một bài báo”.
Hôm nay chúng ta sẽ không nói về việc ai đúng ai sai trong sự việc này. Bởi lẽ câu chuyện kinh doanh thì vốn muôn màu muôn vẻ. Không phải là những người trong cuộc thì tốt nhất không nên bàn tới.
Tuy nhiên từ khủng hoảng của Thu Hương Bakery trong quá khứ. Hãy cùng bàn về một chủ đề lớn hơn
Thương hiệu cá nhân có làm nên thương hiệu doanh nghiệp?

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của thương hiệu cá nhân. Nhất là trong việc gây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Giống như cách Steve Job phủ chiếc bóng của mình lên Apple. Hay nhắc tới Gucci là nghĩ ngay tới Karl Lagerfld.
Bước đệm hoàn hảo cho một cái tên mới
Trong một thị trường với đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Việt Nam. Việc thương hiệu doanh nghiệp được gán sẵn với với một cái tên riêng không phải là điều hiếm thấy. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Nếu thương hiệu doanh nghiệp chưa đươc nhiều người biết tới thì cái tên của người đứng đầu là nhân tố thúc đầy cần thiết.
Một người chủ có danh tiếng và uy tín sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Dựa vào thương hiệu cá nhân của mình. Họ có thể dễ dàng hơn trong việc gọn vốn, lôi kéo khách hàng thân thiết. Và ngay cả khi doanh nghiệp đã lớn mạnh. Người đứng đầu của tổ chức vẫn có ảnh hưởng rất lớn. Hãy nghĩ tới câu chuyện của Đặng Lê Nguyên Vũ và cà phê Trung Nguyên những ngày gần đây.
Đôi khi quyết định cả thành công của doanh nghiệp
Trong một vài trường hợp khác. Một cái “tên” chất lượng nhiều khi còn đi trước sản phẩm hay thương hiệu. Ví như siêu sao bóng rổ Michael Jorden và thành công của một trong dòng sản phẩm Air Jordan. Hay Kylie Jenner cô nàng hot girl đình đám và thương hiệu mỹ phẩm Kylie Cosmetics.
Đối với Thu Hương Bakery. Đây là câu chuyện khi thương hiệu doanh nghiệp được xây dựng và phát triển song song cùng với thương hiệu cá nhân. Thu Hương là cái tên của một người thợ làm bánh nổi tiếng. Người từ những ngày đầu tiên làm ra những chiêc bánh chất lượng, được lòng thực khách. Từ đó làm nên thương hiệu “bánh Thu Hương”.
Khi mà câu chuyện không còn dừng lại ở một căn bếp cũ và cửa hàng nhỏ. Khi thương hiệu ngày một lớn mạnh. Phát triển theo hướng thương mại hoá. Như một điều tất yếu câu hỏi “bánh của Thu Hương” hay “bánh Thu Hương” mới là đúng được đặt ra?
Thương hiệu cá nhân duy trì thành công của doanh nghiệp?
Tìm tới vì thương hiệu nhưng ở lại vì chất lượng
Người ta đánh giá dấu ấn của Bill Gates sẽ luôn có trong mỗi một sản phẩm của Microsoft. Nhưng sự thật là ông đã từ bỏ vị trí của mình trong đế chế công nghệ ấy từ lâu.
Giống như sự thật là chỉ vài năm sau tiệm bánh đầu tiên mở ra trên phố Phan Đình Phùng. Người thợ làm bánh Thu Hương đã không còn là người tự tay làm nên tất cả những chiếc bánh thơm ngon mang trên mình thương hiệu là chính cái tên của chị nữa.
Đối với sự phát triển của một thương hiệu cũng vậy. Chúng ta không thể và cũng không bao giờ lớn mạnh khi chỉ dựa vào một cái tên. Tuy thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp luôn có sự gắn bó mật thiết. nhưng nếu muốn phát triển lâu dài. Doanh nghiệp cần hơn một hệ thống vững mạnh và một đội ngũ hùng hậu phía sau.
Người tiêu dùng ban đầu có thể tiếp cận bạn bởi một cái tên nổi tiếng. Nhưng yếu tố quyết định để gắn bó lâu dài thì vẫn mãi mãi là chất lượng sản phẩm và dịch vụ tận tâm. Đây là yếu tố thực sự làm nên “lõi ròng” của thương hiêụ doanh nghiệp.
Không phải ai cũng có thương hiệu cá nhân mạnh
Ngoài ra, không phải ai cũng có một thương hiệu cá nhân mạnh. Có rất nhiều doanh nghiệp phát triển hùng mạnh mà không cần một cái tên nào “chống lưng”. Thậm chí có khá nhiều trường hợp người đứng đầu của một tập đoàn hùng vĩ lại gần như vô hình trước truyền thông công chúng.
Khi bạn may mắn có được một thương hiệu cá nhân được biết đến rộng rãi. Bạn cũng cần cẩn thận khi định hướng phát triển doanh nghiệp gắn bó với nó. Bởi có một sự thật là rủi ro có thể đến với bạn bất cứ lúc nào.
Rủi ro không ngờ khi gắn thương hiệu cá nhân với doanh nghiệp
Người ta dễ dàng hạ bệ một thương hiệu cá nhân chỉ với vài scandal không rõ ràng. và số phận của doanh nghiệp gắn bó với nó dĩ nhiên cũng trở nên mong manh. Rất nhiều trường hợp người đại diện hình ảnh vướng phải khủng hoảng truyển thông. Và kéo theo cả làn sóng tẩy chay vạ lây cho cả doanh nghiệp hay sản phẩm.
Đối với trường hợp của Thu Hương Bakery thậm chí còn nguy hiểm hơn. Khi chính thương hiệu cá nhân lại phủ nhận sự tồn tại của mình trong thương hiệu doanh nghiệp.
Khi người tiêu dùng đã quá quen với việc đánh đồng khái niệm “bánh Thu Hương” với “bánh của Thu Hương”. Một thì lời chối bỏ của cái – tên – làm – nên – thương – hiệu không khác gì tuyên bố rằng người tiêu dùng đã bị lừa trong suốt thời gian qua. Hệ quả tất yếu của nó. Thông tin Thu Hương Bakery bị mất 60% khách hàng là có cơ sở.Trong tiềm thức tiêu dùng của mọi người cái được nhớ đến đầu tiên là thương hiệu cá nhân.
Thương hiệu cá nhân đang dần bị loại trừ?
Chúng ta rất hiếm khi thấy các doanh nghiệp và sản phẩm hàng đầu được mang tên riêng của cá nhân. Như Chung Ju Yung là người sáng lập tập đoàn Hyundai. Bill Gates sáng lập ra tập đoàn Microsoft. Larry Pages và Sergey Brin là đồng sáng lập của Google (nay là Alphabet)…
Việc để thương hiệu doanh nghiệp phát triển tự thân thể hiện tư duy cẩn thận của doanh nghiệp .Ngoài ra đó còn là một định hướng khôn ngoan. Đánh đồng thương hiệu cá nhân với thương hiệu doanh nghiệp. Vô hình chung khiến hình ảnh của doanh nghiệp đó bị gò bó trong quy mô nhỏ. Về lâu dài có thể kìm hãm phạm vi phát triển của doanh nghiệp.
Thương hiệu doanh nghiệp lúc này khó có thể vượt khỏi quy mô gia đình. Gây khó khăn khi muốn tiếp cận thị trường quốc tế. Hy hữu còn có trường hợp mang lại cảm giác “độc tài cha truyền con nối. Đây là một hình ảnh rất không nên có khi doanh nghiệp muốn kêu gọi đầu tư hay thu hút nhân tài.
Thương hiệu cá nhân, cần nhưng không đủ!
Không khó khăn để nói Steve Job đã làm nên thương hiệu Apple. Nhưng điều quan trọng là tầm nhìn công nghệ, không phải là cái tên. Sự thật là sau nhiều năm Steve ra đi Apple vẫn đang rất thành công. Phát triển nhiều hơn nữa trên nền móng người thiên tài công nghệ để lại.
Tương tự như vậy, người thợ làm bánh Thu Hương không còn là chủ. Nhưng nhưng giai đoạn 2011-2016 Thu Hương Bakery vẫn liên tục mở rộng. Và kể cả sau biến cố truyền thông năm 2016. Thương hiệu này vẫn đã và đang trên đà phục hồi.
Cốt lõi của một thương hiệu mãi mãi nguồn lực tự thân của nó. Là chất lượng sản phẩm, dịch vụ tận tâm, đội ngũ nhân lực sáng tạo, có tầm nhìn.
Như xây một ngôi nhà cần có nền móng vững chắc. Tiếp sau đó mới là trang trí và hoàn thiện. Thương hiệu cá nhân mặc dù rất cần để gây ấn tượng. Nhưng không phải là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và dựa dẫm.
Có lẽ vì vậy mà sau biến cố Thu Hương Bakery đã xây dựng ngay một thương hiệu song song: “Maian Bekery” với ý nghĩa “ngày mai an yên”. Tất nhiên không phải là một tên riêng nào khác.
Bài học về xây dựng thương hiệu có lẽ còn rất dài. Thương hiệu cá nhân gắn với doanh nghiệp có lẽ chỉ là một chương rất nhỏ. Thương trường chính là chiến trường không tiếng súng. Thương hiệu lại chính là thứ vũ khí sắc bén nhất của doanh nghiệp. Phải biết cách mài dũa và sử dụng đúng thì thứ vũ khí này mới phát huy hết sức mạnh của nó!
Tú Anh