Trường học không dạy, nhưng 5 điều dưới đây lại quyết định thành công của bạn

Cuộc đời rộng lớn, có những bài học chỉ có ra đời bạn mới biết; có những bài học bạn chỉ có thể lắng nghe trên giảng đường đại học. Cả hai đều quyết định lớn tới thành công của bạn trên con đường sự nghiệp. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 5 điều trường học không dạy bạn; nhưng lại đóng vai trò quan trọng giúp bạn thành công.

Muốn thành công phải biết mình muốn gì – chìa khóa quyết định thành công của mỗi người

Không ai có thể cho bạn lời khuyên tốt hơn chính bạn. Luôn đặt ra những câu hỏi để hiểu rõ bản thân một cách sâu sắc nhất. Vậy nên dễ hiểu khi trong suốt quá trình học tập, đa phần học sinh sinh viên không hiểu mình là ai, mình muốn gì.

Tất cả những người thành công bạn gặp đều bởi họ sớm ý thức và tìm được thứ họ thực sự quan tâm. Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt được những giải thưởng cao quý trong ngành Toán học; vì ngay từ nhỏ, ông đã sớm xác định được rằng: Toán học chính là toàn bộ những gì ông muốn chinh phục trong cuộc đời.

quyết định thành công

Xác định niềm đam mê và can đảm theo đuổi nó là một kỹ năng sống mà hầu hết chúng ta không được dạy; và đây lại là yêu tố đầu tiên quyết định tới sự thành công trong sự nghiệp của bạn. Hoặc nếu có nó cũng chỉ được nhắc đến qua loa trong một vài bài giảng. Bởi lượng kiến thức quá nhiều, nên ít thầy cô thật sự dành thời gian cho điều này. Nhưng nó là điều cần thiết nếu bạn muốn thành công.

Thừa nhận khuyết điểm của bản thân và chấp nhận nghe phê bình

Ai trong chúng ta đều có xu hướng thích nghe những lời đồng tình, lời khen; hay lời hoa mỹ để làm hài lòng nhau. Cảm giác sợ bị từ chối, sợ những lời chê, hoặc sợ thất bại sẽ ngăn cản bạn thực hiện những ước mơ lớn. Nhiều sinh viên mới ra trường bất ngờ khi lần đầu đi làm bị sếp phê bình; và chỉ ra những điều chẳng ai nói với họ trước đây. Nhưng mỗi khi bị phê bình, hãy nghĩ thật may vì người ta đã chịu nói ra những điểm chưa được để bạn cố gắng. Điều đáng sợ nhất là bạn lúc nào cũng nghĩ mình giỏi rồi, tốt rồi; và chẳng ai thèm phê bình, góp ý dù họ biết bạn không như bạn nghĩ.

Vì vậy, bây giờ, bạn cần phải học cách chấp nhận những lời chê trách, những lời phê bình. Đó là chìa khóa để cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn.

Học cách nói lời từ chối

Chúng ta được dạy làm thế nào để làm hài lòng người khác; phải luôn tôn trọng ý kiến mọi người, không được đề cao cái tôi quá. Nhưng nhiều khi chúng ta phải học cách nói “không”. Bởi không ai có thể làm hài lòng tất cả; không ai có thể “say yes” cho tất cả yêu cầu, đề nghị. Bạn dễ lầm tưởng rằng lời từ chối sẽ làm phật lòng mọi người. Việc nhận lời tất cả sẽ khiến bạn dễ bị căng thẳng do áp lực; bởi vừa không muốn miễn cưỡng thực hiện nhưng lại không biết làm sao để từ chối. Chính vì vậy, chúng ta mới cần học cách nói “không” một cách nhẹ nhàng, tinh tế; để đối phương không cảm thấy bị xúc phạm và thất vọng về bạn.

Học cách buông bỏ những thứ không còn phù hợp

Chúng ta luôn được dạy cần kiên trì với những mục tiêu đã chọn. Chỉ có công sức và nỗ lực sẽ mang lại giá trị lớn. Thế nhưng, có những việc dù bạn cố gắng hết sức; vượt quá giới hạn vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Đây chính là lúc bạn cần hiểu ra thế nào là “phù hợp”; thế nào là buông bỏ. Thay vì đau khổ vì mình không làm được; hay cố lao lực để làm bằng được mới thôi, bạn nên học cách buông bỏ.

Cố gắng thực hiện cuộc hành trình mà mình biết trước nó thất bại sẽ chỉ thêm phí hoài thời gian và công sức của bản thân. Nên buông bỏ đúng lúc, đúng chỗ để bản thân tìm ra được đúng con đường cần đi.

Sẵn sàng yêu cầu giúp đỡ khi gặp khó khăn

Đối với nhiều người, nhờ vả người khác là chuyện tưởng dễ mà không hề dễ. Đặc biệt là khi có những công việc một mình bản thân bạn không thể gánh vác. Mong muốn sống độc lập và sợ làm phiền người khác làm cho chúng ta ngại hỏi người khác để được giúp đỡ. Thế nhưng cuộc đời này không ai sống 1 mình cả. Không có thành công nào được tạo nên sự cô độc. Để có được thành công, bên cạnh luôn cần một cộng sự đáng tin cậy. Thiếu đi một người bạn đồng hành sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội để có được thành công.

Vậy nên, khi cảm thấy khó khăn quá, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ những người bạn tin tưởng nhất. Tuy nhiên, đừng ỉ lại hay giao toàn bộ trách nhiệm cho họ. Dù yêu cầu giúp đỡ, nhưng bạn cần luôn nhận thức được rằng, đó vẫn là công việc của bạn, là vấn đề mà bạn cần chịu trách nhiệm giải quyết.