Ứng viên có thể tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn xin việc bằng rất nhiều yếu tố. Trang phục, tác phong hay kiến thức nghiên cứu về công ty chỉ là một trong những yếu tố đó. Chuẩn bị trả lời đúng 4 câu hỏi này, bạn sẽ chắc suất vượt qua vòng phỏng vấn để tiếp cận với công việc mình mong ước nhanh hơn.
1. Làm sao bạn có thể cân bằng giữa việc thể hiện bản thân và sự yêu thích với công ty ứng tuyển trong buổi phỏng vấn?
Hầu hết mọi ứng viên đều biết việc thể hiện những gì bản thân mình có trước nhà tuyển dụng mới chính là chìa khóa thành công của một buổi phỏng vấn. Thế nhưng, đừng quên rằng bạn cũng cần phải cân bằng giữa việc thể hiện sự yêu thích với công ty bạn ứng tuyển và năng lực mà bạn đang sở hữu. Ví dụ bạn bắt đầu bằng lý do “Tại sao tôi lại là ứng cử viên tuyệt vời cho vị trí này. Đây là những thành tựu tôi đã gặt hái được.” Với cách làm này, bạn đã tự đào hố chôn mình. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không mấy thoải mái khi ở trong một buổi phỏng vấn chỉ để nghe ứng viên “ca tụng” về mình.
Thay vào đó, hãy mở đầu bằng cách thể hiện sự đam mê của bạn với công ty. Nếu có thể, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thậm chí đã tìm hiểu trước về những người đang phỏng vấn mình. Hãy thể hiện sự đam mê của bạn với vị trí tuyển dụng này. Tóm lại, hãy nói về những cơ hội tuyệt vời ở công ty; và cuối cùng kết lại những tiêu chí bạn có đảm bảo bạn phù hợp cho vị trí trên. Bạn sẽ tạo ấn tượng trong buổi phỏng vấn tốt hơn khi vẽ ra được một liên kết giữa năng lực và công việc bạn ứng tuyển.
>> Xem thêm: Dù thể hiện rất tự tin trong vòng phỏng vấn mà bạn vẫn bị loại: Lý do vì đâu?
2. Làm thế nào để tránh rơi vào tình huống bị động?
Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu khá cụ thể. Bạn nên trả lời họ những cũng cần sẵn sàng để định hình cuộc hội thoại của mình. Bí quyết là chuẩn bị một bài trình bày cho thấy điểm mạnh; minh họa vì sao công việc này lại phù hợp với bạn. Kịch bản phỏng vấn nên truyền tải được một thông điệp chính về bạn; cũng như các điểm chính hỗ trợ giải thích cho lý do vì sao bạn đủ điều kiện cho vị trí ứng tuyển này.
Khi bạn được hỏi, hãy sẵn sàng để câu trả lời luôn đi vào những tư liệu bạn đã chuẩn bị từ trước. Nếu nhà tuyển dụng hỏi “Đặc điểm nổi bật nhất của bạn khi là một nhà lãnh đạo là gì?”, bạn có thể trả lời được nhiều hơn thế như: “Tôi thấy mình là một nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho người khác. Tôi làm điều này theo nhiều cách. Đầu tiên…” Việc chuẩn bị đầy đủ sẽ cho bạn một sự chủ động mạnh mẽ hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khi bạn rời khỏi phòng; bạn sẽ không phải hối tiếc về việc quên đề cập đến bất kỳ lý do nào khiến bạn trở thành một ứng cử viên nặng ký.
3. Bạn làm thế nào để thể hiện quyết tâm có được công việc này?
Bạn có thể không chắc chắn về việc liệu bạn có đảm nhận vị trí này hay không. Sau cùng, mọi cuộc phỏng vấn đều diễn ra theo cả hai chiều, cách mà bạn đang đánh giá công ty giống như cách mà họ đang đánh giá bạn. Nhưng bất kể cảm giác là như vậy, bạn vẫn nên hành động như thể bạn rất khao khát có được công việc này.
Việc có một bước chuyển lớn trong sự nghiệp thường dễ mang đến cho bạn cảm giác mơ hồ. Có thể bạn không hoàn toàn sẵn sàng cho một bước nhảy vọt, có lẽ công ty phỏng vấn bạn không thuộc ngành nghề của bạn, hoặc mức lương và lợi ích không hoàn toàn đúng như ý bạn mong muốn. Nhưng hãy cẩn trọng bởi lẽ nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra thái độ “vừa yêu vừa ghét” này của bạn. Họ sẽ nhận ra qua cách bạn nói, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ bạn dùng.
Vì vậy, tránh đưa ra tín hiệu khiến họ nhầm lẫn. Đừng thể hiện bạn đang cân nhắc những vị trí khác. Hãy bày tỏ sự phấn khích của bạn về cơ hội này. Một khi bạn nhận được công việc này, bạn có thể cân nhắc đến bước liệu bạn có lựa chọn nó hay không.
>> Xem thêm: 5 CÁCH THỂ HIỆN BẢN THÂN TỐT KHI ĐI PHỎNG VẤN
4. Làm sao kết hợp được giữa kiến thức cá nhân và khả năng làm việc nhóm của bạn?
Bạn có quyền tự hào về những thành tựu, kinh nghiệm và những kỹ năng tuyệt vời của bạn. Thế nhưng, đừng quên rằng bạn sẽ “phá hỏng” mọi thứ nếu bạn cố chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là một người biết tuốt. Hãy luôn nhớ thể hiện sự trân trọng của bạn với những người đã hướng dẫn bạn và những đồng đội góp phần giúp bạn đạt được thành tựu. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có làm việc hòa hợp với những người khác và thật sự trân trọng đóng góp của họ hay không. Thể hiện rằng bạn quá vượt trội có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thật sự phù hợp với nhóm của họ, và khi họ hiểu nhầm, bạn sẽ khiến họ trở thành những người “kém thông minh”. Do đó, hãy thật sự cẩn trọng.
Đừng bao giờ “dìm” nhà tuyển dụng hoặc chữa lỗi khi họ phát biểu. Chẳng hạn, nếu bạn nói rằng bạn đã tái cấu trúc một công ty để phù hợp với chuyên môn của bạn, tức là bạn thể hiện rằng bạn đã loại bỏ các đồng nghiệp cũ của mình. Nếu bạn đổ lỗi cho người phỏng vấn bạn bằng cách nói, thực ra bạn không làm việc cho bộ phận đó, hoặc bạn có mặt trễ vì nhà tuyển dụng gửi nhầm cho bạn thời gian theo Google Calendar, bạn có thể nói lời tạm biệt với công việc này tức thì. Ngay cả khi bạn đúng, bạn cũng hóa sai khi cố tỏ ra mình vượt trội hơn hẳn!
>> Xem thêm: Làm việc nhóm hiệu quả với 4 lưu ý sau đây!
Không có gì quan trọng hơn là tập dợt trước cho cuộc phỏng vấn. Hãy tự hỏi bản thân và trả lời trước bốn câu hỏi này trước khi phỏng vấn xin việc. Bạn sẽ chinh phục được cuộc phỏng vấn thay vì để nó hủy hoại bạn!
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
– IOS: https://apple.co/2TSeTJA
– Android: http://bit.ly/2FnLblz