Trở thành giáo viên tiếng Anh giỏi dù không có bằng Sư phạm?

Có rất nhiều ứng viên tuy ngành học không hề liên quan đến Sư phạm; nhưng vẫn gắn bó và thành công với công việc giáo viên tiếng Anh. Thực chất làm việc trái ngành không còn là điều quá xa lạ trong thời buổi hiện nay. Thế nhưng, đối với nghề đặc biệt như nghề giáo; bạn cần chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng gì?

Muốn dạy tiếng Anh giỏi, bạn cần gì?

Niềm đam mê với việc đứng lớp

Hãy tự hỏi bản thân: Bạn có một cảm hứng đặc biệt mỗi khi đứng trên bục giảng hay không? Bạn đã bao giờ đi dạy gia sư khi còn đi học? Sau khi kết thúc một buổi học, bạn luôn vui cho dù buổi dạy có làm mình mệt đi chăng nữa. Không chỉ vậy, bạn như được tiếp thêm sức sống vậy. Những người có niềm đam mê với dạy học luôn có niềm yêu thích đặc biệt với việc truyền dạy kiến thức và giáo dục cho người khác. Họ cảm thấy bản thân có giá trị hơn hẳn không chỉ với học sinh mà còn với xã hội, cuộc sống.

Dù bạn học chuyên ngành nào, niềm đam mê chính là điều kiện cần để bạn biến ước muốn của mình thành sự thật.

Dám thử dám làm đến cùng để theo đuổi đam mê

Bạn cần phải rèn luyện tính độc lập, dám thử dám làm, tự tin không ngần ngại; và nhất là quyết tâm không bỏ cuộc. Đây cũng là những kĩ năng cơ bản các bạn cần có khi muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Nếu không dám thử và phạm sai lầm thì mình sẽ mãi ở trong một cái hộp; không biết thế giới bên ngoài như thế nào. Không độc lập thì sẽ mãi mãi phụ thuộc vào giáo viên và người khác.

giáo viên tiếng anh

Tự tin và không ngần ngại sẽ có được khi mình chủ động trong mọi việc. Những yếu tố trên, đặc biệt là quyết tâm đã được khoa học chứng minh là yếu tố cần thiết để thành công,;trên cả IQ, tài năng và năng khiếu.

Giáo viên tiếng anh cần nền tảng kiến thức ngôn ngữ vững chắc

Kiến thức chuyên môn là điều kiện tiên quyết để có thể trở thành một giáo viên tiếng Anh. Bạn phải phát âm thật chuẩn, kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Từ đó mới có thể truyền đạt kiến thức cho người khác. Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, bạn cần phải tự rèn luyện và trau dồi bản thân mình hàng ngày; luôn luôn nâng cao kiến thức chuyên môn. Khả năng sử dụng ngoại ngữ của bạn sẽ mai một dần; nếu không được trau dồi thường xuyên.

Chính vì thế, người giáo viên tiếng Anh đòi hỏi phải có một tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Luôn tìm tòi và phấn đấu để hoàn thiện chính bản thân mình; cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn.

Không có bằng chuyên môn Sư phạm thì phải làm gì để ứng tuyển giáo viên tiếng Anh?

Ứng tuyển vào trường quốc tế

Những người học ngành sư phạm có lợi thế hơn ở bằng cấp đúng chuyên ngành. Điều này không thể chối cãi; bởi bất cứ các trường chính quy nào bằng cấp luôn là điều kiện cấn. Tuy nhiên, đối với một số trường quốc tế, họ không coi trọng bằng cấp bằng khả năng giảng dạy; và đạo đức của giáo viên. Do đó, bằng cấp là một lợi thế lớn nhưng không phải điều kiện tiên quyết và yếu tố quyết định. Nếu có lòng yêu nghề và một ý chí quyết tâm theo đuổi; thì dù học trái ngành, bạn vẫn hoàn toàn có thể làm tốt công việc giảng dạy tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh cần trau dồi và bổ sung chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Thực chất, rất nhiều không có các chứng chỉ trên nhưng vẫn có thể trúng tuyển vào giảng dạy; hay đi lên từ việc làm trợ giảng. Tuy nhiên, nếu chưa có, bạn nên đi học và thi các chứng chỉ như TESOL, TOEFL, IELTS để xây dựng thêm nền tảng nghề nghiệp cho mình.. Những chứng chỉ đó sẽ giúp hồ sơ của mình vững hơn; tăng khả năng trúng tuyển, và có thể thương lượng được mức lương cao hơn.

Tuy nhiên, hãy ghi nhớ mục đích chính tham gia học những chứng chỉ của bản thân. Là để xây dựng chất lượng ngoại ngữ và giảng dạy tốt hơn cho bản thân; thay vì là để tăng khả năng trúng tuyển vào một nơi nào đó. Với kiến thức và chất lượng tốt, bạn có thể giữ quyền chủ động chọn nơi phù hợp với mình, thay vì chờ để được chọn.

Ngưng than vãn

Có nhiều ứng viên có bằng Sư phạm nhưng ra trường làm việc vẫn hay kêu ca rằng; chế độ giáo dục của Việt Nam đã dập tắt niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, theo mình việc đổ lỗi cho yếu tố bên ngoài không làm mọi việc tốt đẹp hơn. Ngược lại, có nhiều bạn trẻ tốt nghiệp giỏi ở các trường không chuyên Sư Phạml hay đã từng đi du học. Với niềm yêu nghề và sự xông xáo trong công việc; các bạn ấy đã vượt qua khó khăn và làm việc tốt hơn rất nhiều.

Với thái độ này, các bạn có thể chủ động chọn nơi mình muốn dạy. Chọn dạy cái mình muốn và tạo thay đổi tích cực cho người học.