Câu chuyện thu nhập của sinh viên mới ra trường chưa bao giờ là chủ đề hết hot trên mạng xã hội. Chẳng hạn như mới đây, những lời chia sẻ về mức lương của một nữ sinh mới tốt nghiệp được hơn 1 năm lại khiến dân tình bàn tán không ngớt.

Theo đó, nữ sinh này tốt nghiệp vào năm 2021, song trước đó cô nàng từng đi thực tập và làm việc tại một công ty về xuất nhập khẩu từ năm 2019. Tại đây, cô được đánh giá là có năng lực và hiểu biết sâu rộng về ngành logistics. Sau khi ra trường, nữ sinh đi tìm việc và được phía nhà tuyển dụng đề nghị trả mức lương khởi điểm là 500$ (khoảng 12 triệu đồng) chưa kể các khoản phụ cấp khác. Tuy nhiên, cô nàng đã thẳng thừng từ chối mức lương này.

“Tôi không có tư tưởng ‘xin việc’ mà là ‘ứng tuyển công việc’. Trước các vòng phỏng vấn, tôi tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển và tự tin làm nổi bật các kiến thức chuyên môn và kỹ năng của bản thân. Đồng thời, tôi cũng tìm hiểu thị trường để đàm phán mức lương dựa trên nguyên tắc win – win, đôi bên cùng có lợi. Vậy nên với trình độ của tôi, tôi từ chối mức lương đó”, nữ sinh chia sẻ về lý do từ chối công việc.

Đáng chú ý, chỉ 3 tháng sau đó, nữ chính đã được nhận vào làm ở một công ty đa quốc gia với mức lương 750$ (khoảng 17 triệu đồng). Ở cuối bài đăng, nữ sinh không quên chỉ ra hai lý do khiến sinh viên mới ra trường nhận mức mức lương không mong muốn. Thứ nhất, sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hoặc khi đi làm chỉ đặt mục tiêu để tích lũy kinh nghiệm, chứ chưa tìm hiểu kỹ môi trường công việc. Thứ hai, sinh viên thiếu kỹ năng đàm phán tiền lương trên thị trường và đôi khi chưa nhận thức đúng về giá trị của bản thân trên thị trường lao động.

Hiện tại, những chia sẻ này vẫn thu hút sự quan tâm rất lớn của netizen. Trước quan điểm của cô nàng, nhiều ý kiến trái chiều đã nhanh chóng bùng nổ, chia ra làm 2 luồng tranh cãi

Phía dưới bài đăng, một bộ phận cư dân mạng không đồng tình với quan điểm của nữ sinh. Bởi họ cho rằng đối với sinh viên mới ra trường, mức lương 12 triệu/tháng là mức lương cao so với thị trường lao động. Đồng thời, nhiều người cũng bày tỏ nghi vấn đối với tính chân thật trong câu chuyện kể trên.

– Sinh viên nào mới ra trường (trừ công việc ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ) mà kiếm được gần 20 triệu/tháng thì có “ảo” quá không. Càng đọc thì mình lại càng đặt nghi vấn với câu chuyện của cô bạn này rồi đó.

– Mình đã đi làm được 10 năm, làm đủ mọi công ty từ công ty tư nhân, công ty nhà nước cho đến các tập đoàn lớn mà hiếm lắm mới có bạn vừa ra trường đã được đề nghị trả lương quá 15 triệu/tháng, nói chi đến số tiền 12 triệu đồng. Thời buổi này kiếm tiền không phải dễ đâu, nên càng đọc câu chuyện này càng thấy có chỗ nào đó “sai sai” rồi đấy.

– Đồng ý với việc bạn học tốt, bằng giỏi, học trường danh giá thì bạn muốn mức lương bao nhiêu cũng được. Thế nhưng, các bạn trẻ khác đừng chỉ nghe mà vội vàng đề nghị mức lương chục “củ” nhé. Mức lương 12 triệu là quá cao so với thị trường lao động của sinh viên mới ra trường bây giờ. Nếu các bạn muốn được lương cao thì cần xem xét về trình độ ngoại ngữ, năng lực tự học, khả năng giao tiếp… mà những thứ này thì nhiều sinh viên còn thiếu nhiều lắm.

– Quan trọng là sau khi nhận được mức lương 12 triệu, bạn cống hiến được điều gì cho công ty. Đợt trước công ty mình cũng tuyển một cậu bạn mới ra trường, có tiếng nên đề nghị mức lương cũng cao tầm vậy. Tuy nhiên, cậu này vào làm việc chắc được cỡ 1 tuần rồi cũng tự xin nghỉ vì theo không kịp tiến độ công ty.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng khẳng định sinh viên ra trường thời này kiếm được mức lương 12 triệu, thậm chí hàng chục triệu mỗi tháng là chuyện không phải hiếm. Do đó, việc người trẻ đòi hỏi một mức lương phù hợp với năng lực và kỹ năng của bản thân là hoàn toàn xứng đáng.

– Tiền nào của nấy thôi. Sinh viên nhận lương 5 triệu thì có việc của người 5 triệu. Sinh viên làm lương 12 triệu thì cũng có việc của người 20 triệu. Đổi lại, người nhận lương 20 triệu chắc chắn phải đi kèm với khối lượng công việc cao và áp lực công việc lớn. Bởi không có doanh nghiệp nào là vứt tiền bừa bãi cho những người không có kinh nghiệm cả.

– Chuyện bình thường nha mọi người ơi, bạn này cũng nói bạn bắt đầu đi làm từ năm 2 đại học thì cũng giống như người đi làm có 2 năm kinh nghiệm vậy. Vừa có kinh nghiệm làm việc, vừa trẻ lại biết tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp trước khi ứng tuyển, thì công ty nào cũng muốn trả lương cao cho bạn ấy thôi.

– Quan trọng là bạn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cần thì mức lương 15-20 triệu hay hơn thế đều ổn hết. Doanh nghiệp chỉ lo bạn không giải quyết được vấn đề gì cho tổ chức, hoặc năng lực có hạn nhưng luôn đòi hỏi phải có mức lương như bên này như bên kia trả… Chứ người có năng lực thì họ sẽ sẵn sàng trả lương cao để tạo giá trị gấp 10 lần, cũng như tránh việc bạn sang công ty khác.

– Giờ các bạn sinh viên làm việc thực tập trong các tập đoàn đa quốc gia đã ít nhất 14 triệu/tháng rồi. Mình có 1 người bạn trúng tuyển vào chương trình Quản trị viên tập sự của tập đoàn trong Hồ Chí Minh, được phía tuyển dụng đề nghị trả 17 triệu/tháng. Thị trường lao động nói đơn giản cũng hoạt động theo quy tắc “thuận mua vừa bán”. Bạn có năng lực mà công ty khác đề nghị đãi ngộ tốt hơn thì từ chối là đúng.

Với sự phát triển của công nghệ cùng sự toàn cầu hóa, thế giới phẳng ngày nay tạo điều kiện giúp các bạn sinh viên được học tập và rèn luyện những kỹ năng thực tế một cách dễ dàng nhất.

Bước ra khỏi giảng đường đại học cũng chính là thời điểm các bạn sinh viên đứng trước một ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Trên tay là một tấm bằng đại học với vô vàn khó khăn thử thách khi đặt những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp có thể khiến các bạn trẻ bối rối, hoang mang trước những lựa chọn. Tham khảo những lời khuyên cần thiết và thực tế nhất dành cho các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc từ TopCV nhé!

Gửi email thật chuyên nghiệp

Sinh viên mới ra trường tìm việc thường mắc lỗi khi gửi email cho nhà tuyển dụng như thiếu tiêu đề; sai lỗi chính tả; cẩu thả trong câu chữ hay thái độ không phù hợp trong thư. Điều này chắc chắn khiến các bạn mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng. Thậm chí nhà tuyển dụng còn chưa xem CV của bạn nhưng hoàn toàn có thể loại bạn chỉ vì email thiếu chuyên nghiệp.

Vậy viết email thế nào cho chuyên nghiệp? Đầu tiên, địa chỉ email nên đặt đơn giản và bằng chính tên thật. Tiêu đề email nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu một mẫu tiêu đề cụ thể thì bạn nên đặt theo mẫu gồm: Họ tên – Vị trí ứng tuyển – Khu vực ứng tuyển. Nội dung email cần được viết ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn làm nổi được thế mạnh của bạn và mong muốn được làm việc trong vị trí ứng tuyển.

Đối với sinh viên mới ra trường tìm việc, các bạn có thể nêu lên những gì đạt được trong quá trình thực tập hoặc những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển khi đi làm thêm.

Trước khi gửi email, bạn nên kiểm tra lại lỗi chính tả thật kỹ càng và đừng quên kết thúc email bằng lời cảm ơn và mong muốn nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị CV, Cover Letter và Portfolio hoàn hảo nhất

CV hay hồ sơ xin việc chính là phương tiện đầu tiên để nhà tuyển dụng có những hiểu biết nhất định về bạn. Đây cũng là tấm vé quyết định bạn có đi tới vòng phỏng vấn với họ hay không. Vì thế bạn luôn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ CV, đồng thời trang bị thêm những kỹ năng cần thiết để chinh phục nhà tuyển dụng.

Hãy tìm hiểu thật kỹ công việc bạn có ý định ứng tuyển, ghi những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với công việc đó vào CV. Một cách tốt nhất để bạn không bỏ sót bất kỳ kỹ năng, kinh nghiệm hay thành tích nào của bản thân chính là thường xuyên cập nhật lại CV. Dù không có nhu cầu tìm việc, bạn vẫn nên cập nhật lại CV 6 tháng một lần vừa để tiết kiệm thời gian, vừa là cơ hội để bạn nhận ra những điểm còn thiếu sót của bản thân về kỹ năng để trau dồi thêm.

Và quan trọng nhất là cách thiết kế và trình bày CV. Với kho CV khổng lồ tới 100+ mẫu, mẫu CV tại TopCV đảm bảo độ thẩm mỹ về trình bày, font chữ, bố cục, được nhà tuyển dụng khuyên dùng, đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Xem ngay 100+ mẫu CV từ TopCV: https://www.topcv.vn/mau-cv

Chủ động liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng trong trường hợp cần thiết

Thông thường đối với một quy trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường thông báo tới ứng viên trúng tuyển qua điện thoại hoặc email trong vòng từ 1 đến 2 tuần kể từ ngày ứng tuyển. Nếu sau khoảng thời gian này, bạn vẫn chưa nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng, hãy chủ động liên hệ trực tiếp với họ để hỏi về kết quả. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi vô vọng, mà còn biết được lý do vì sao mình chưa trúng tuyển để rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Tham gia ngày hội việc làm

Sinh viên mới ra trường tìm việc đừng bỏ qua những buổi phỏng vấn thử được tổ chức ở các workshop hay ngày hội việc làm ở các trường đại học… Tham gia những chương trình như trên giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng phỏng vấn, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Bạn cũng có thể tiếp cận những cơ hội việc làm một cách trực tiếp từ các nhà tuyển dụng tham dự sự kiện.

Tìm kiếm cơ hội qua các kênh việc làm uy tín

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những kênh việc làm uy tín trở thành công cụ kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng hiệu quả. Thông qua các trang tuyển dụng, ứng viên có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin về vị trí tuyển dụng như công việc cần làm, lương thưởng, chế độ đãi ngộ… Từ đó, tự đánh giá nếu cảm thấy công việc phù hợp thì có có thể chủ động gửi CV ứng tuyển.

Sinh viên mới ra trường tìm việc nên lựa chọn những trang tuyển dụng chất lượng, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin chính thống, uy tín tới từ các doanh nghiệp. Bạn có thể truy cập một số trang tìm việc chất lượng hiện nay như TopCV.vn, Vietnamwork, Mywork,…

Tháng 5 vừa qua, website www.topcv.vn cũng đã cán mốc 3,3 triệu lượt truy cập, chính thức vươn lên trở thành website tuyển dụng có lưu lượng truy cập lớn nhất, dẫn đầu thị trường Việc làm & Tuyển dụng tại Việt Nam theo SimilarWeb.

Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất

Một bộ phận sinh viên mới ra trường tìm việc thường tự đánh giá quá cao bản thân về năng lực, từ đó đòi hỏi mức lương cao, yêu cầu đãi ngộ cao vượt quá khả năng thực tế của doanh nghiệp. Cũng chính vì thực trạng này mà điểm chạm giữa ứng viên mới ra trường và nhà tuyển dụng ngày càng xa vời.

Nếu ứng tuyển những công việc lương cao nhiều kỹ năng chưa thành công vì thiếu kinh nghiệm, bạn nên bắt đầu những công việc nhỏ nhất, với mức lương không cao để học hỏi. Bất kỳ công việc nào đều mang lại cho bạn kinh nghiệm, bên cạnh đó còn cả kỹ năng mềm. Đây chính là nền tảng kinh nghiệm chuyên môn giúp bạn thực hiện những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Bài viết: Phượng Lê | Thiết kế: Huy Minh