Nhiều người cứ nghĩ là mình khiêm tốn, nhưng ẩn sau vẻ “khiêm tốt đầy ngọt ngào” ấy là thói khoe khoang khiến nhiều đồng nghiệp nơi công sở phải dị ứng…
Chẳng hiếm hoi gì nếu bạn có nghe được những lời than thở về công việc hoặc khiêm tốn từ đồng nghiệp đại loại như: “Sợ bản thân không đủ năng lực để đảm đương vị trí mới”; ” Thật mệt mỏi khi sếp lại giao cho mình làm vị trí quan trọng này“; “sếp lại đề cao mình quá rồi”;… Tuy nhiên, bạn có công nhận khi nghe câu nói ấy, bạn thấy gợn gợn và có gì đấy “giải giả” mà không thể giải thích nổi không? Cảm giác này đã được chứng minh toàn bộ qua kết quả của một cuộc nghiên cứu khoa học dưới đây.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard và Đại học North Carolina Chapel Hill; những câu nói này là một ví dụ chính xác mang tên “sự khoe khoang tàng hình”. Để định nghĩa, các nhà khoa học cho rằng “sự khoe khoang tàng hình” được ẩn giấu trong lời than vãn hoặc câu nói khiêm tốn.
Để chỉ ra cụ thể hơn, Ovul Sezer – trợ lý giáo sư về hành vi tổ chức tại trường kinh doanh Kenan-Flagler của UNC công bố nghiên cứu của mình trên Tạp chí Nhân học và Tâm lý xã hội rằng có hai hình thức của “sự khoe khoang tàng hình” thường được sử dụng nhất trong môi trường công sở. Bao gồm lời than phiền (“Tôi mệt mỏi vì thức cả đêm qua để làm việc quan trọng mà sếp giao”) và lời nói khiêm tốn (“Không ngờ năng lực kém cỏi như tôi cũng được sếp tin tưởng giao việc lớn”).
>> Xem thêm: Điểm danh 6 đặc trưng của “phản diện” nơi công sở
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu còn tiến hành khảo sát trên một số lượng người nhất định và thu về kết quả: “Sự khoe khoang tàng hình” trong môi trường công sở đang ở mức độ cực kỳ phổ biến (70% những người tham gia nghiên cứu công nhận rằng thời gian gần đây họ đã nói chuyện với người khoe khoang gián tiếp). Thậm chí nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến đồng nghiệp xung quanh; chẳng hạn như gây phiền nhiễu, khó chịu,…
Với những tác động đầy tiêu cực như thế; việc một người thường xuyên sử dụng hình thức “khoa khoang tinh tế” bị phản tác dụng; “gậy ông đập lưng ông” là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như bị đồng nghiệp xem thường; tạo ấn tượng xấu; người người nhà nhà cách xa và không còn được ai đề bạt; không còn nhận được sự tin yêu,…
Quả thực, khoe khoang từ xưa đến nay luôn nằm trong danh sách những thói xấu “lợi bất cập hại”. Người khoe cứ nghĩ mình sẽ được mọi người ngưỡng mộ, tán dương, đánh giá cao; nhưng sự thực lại chỉ khiến người khác chán ghét. Vậy nên, dù khoe khoang tinh tế đến mức nào đi chăng nữa thì cũng mang lại tác dụng ngược. Dân công sở nên cẩn thận. Tuy nhiên nếu cái thói khoe khoang đã “ăn vào máu”; vẫn có những giải pháp cho những người nghiện “khoe khoang”. Nhà khoa học Ovul Sezer đưa ra hai cách giúp đỡ cho kiểu người này như sau:
- Khoe thẳng, khoe thật: Cách này tức là muốn khoe gì khoe. Có gì tốt hãy thẳng thắn khoe, dõng dạc khoe cho cả thế giới biết. Ít ra khoe kiểu này bạn cũng sẽ được đánh giá là “thẳng thắn”; “thật thà với bản thân”. Còn hơn khoe mẽ tinh tế nhưng lại bị cho là người thâm sâu, toan tính.
Khoe lén với tri kỷ: Ai cũng sẽ có một người tri âm tri kỷ bất kể làm việc ở đâu đi chăng nữa. Người này hẳn luôn hợp tính hợp tình và hiểu mình nhất. Vì vậy, có gì tốt cứ âm thầm khoe với họ. Họ chẳng đánh giá tốt xấu gì với bạn đâu (tri kỷ rồi còn phí tâm tư đánh giá làm gì). Cách này bạn vừa được thỏa sở thích khoe khoang; vừa chẳng bị người khác phát hiện là có thói xấu thích khoe, thích múa mồm múa miệng.
———————
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm nhân sự lương cao tại: Việc làm nhân sự
- Kết nối với TopCV tại fanpage: TopCV Việt Nam