Có một cụm từ mà người Việt Nam sử dụng rất nhiều đó là: “xin việc”. “Ra trường xin việc ở đâu rồi cháu?” “Hồ sơ xin việc công ty XYZ”; “1001 cách xin việc được nhận ngay”;… Tôi vẫn tự hỏi tại sao người ta vẫn dùng cụm từ này; mặc dù chẳng ai cho không ai cái gì như một lời bài hát mà tôi hay nghe “Nothing comes for free” (Tạm dịch: Chẳng ai cho không ai cái gì).
Cách đây 3 năm, tôi có tham gia một talkshow. Trong talkshow ấy, một nhà tuyển dụng (NTD) đã lên tiếng: “Tại sao lại xin việc? Tôi rất ghét nghe từ “xin việc” vì chúng tôi không cho không các bạn công việc. Đừng xin…” Đúng, đừng xin xỏ bởi các bạn có đủ khả năng chuyên môn và các kỹ năng khác để tự nhận lấy cơ hội thành công của chính mình.
Đừng “xin” việc vì các bạn có khả năng
Mỗi sinh viên ra trường đều được trang bị những kiến thức nhất định về ngành học của mình. Có thể các bạn chưa được va chạm nhiều với thực tế; chưa được tiếp xúc với công việc thực tiễn nhưng khi bắt đầu có được nền tảng kiến thức sẽ là bước đệm vô cùng vững chắc để phát triển sự nghiệp.
Một thầy giáo hồi Đại học của tôi từng nói: “Tấm bằng Đại học thực ra là mức độ đánh giá xem các em có dễ tiếp thu được những điều nhà tuyển dụng chỉ dạy hay không.”
Nói vậy không phải là phủ nhận công sức đi học của các bạn sinh viên. Mà là cách để thấy, có kiến thức rồi; bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận những kiến thức được các bậc tiền bối đi trước chỉ dạy. Bạn sẽ đủ tự tin để đón nhận những thử thách. Một người với cái đầu rỗng tuếch hay một người đã có kiến thức nền sẽ được NTD lựa chọn? Tôi nghĩ các bạn đã có câu trả lời. Bởi thời gian là vàng bạc. Sẽ chẳng ai tốn thời gian đi training cho những cái đầu rỗng tuếch cả.
Thời đại 4.0 như người ta vẫn nói với nhau, bạn có thừa các phương tiện để tiếp cận kiến thức; để học hỏi và gom góp cho mình những bài học lý thuyết trong lĩnh vực mình yêu thích.
Bạn chỉ cần tự tin với kiến thức mình có cùng thái độ đối với công việc tốt; bạn sẽ chẳng cần phải xin xỏ ai công việc đâu. Chúng ta đi tìm kiếm cơ hội chứ không phải đi xin ai cơ hội.
Có các kỹ năng mềm
Sinh viên mới ra trường cũng có thể tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm nhất định.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, những người đang đi tìm việc làm; đặc biệt là những ai muốn tìm kiếm vị trí quản lý, nên biết cách cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân.
Bạn có thể tham khảo 10 kỹ năng mềm dưới đây mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất ở các ứng viên:
Tinh thần làm việc cao:
Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hoàn thành công việc; cho dù đó là việc khó? Liệu bạn có tận tâm và luôn muốn làm việc một cách tốt nhất?
Thái độ tích cực:
Bạn có phải là một người luôn lạc quan và tích cực? Bạn có thể tạo ra một nguồn năng lượng và ý chí dồi dào? Tham khảo khoá học Làm sao để tự tin và có thái độ tích cực.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả:
Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe người khác? Bạn có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo ra được cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác?
Khả năng quản lý thời gian:
Bạn có biết làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và cùng lúc xử lý nhiều công việc khác nhau? Bạn có sử dụng thời gian làm việc một cách khôn ngoan không?
Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đẩy trách nhiệm cho người khác?
Có tinh thần đồng đội:
Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm việc theo nhóm.Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong đội/nhóm không? Bạn có phải là người dễ hợp tác và sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo nếu được trao? Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa; bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.
Tự tin:
Bạn có thực sự tin tưởng là mình sẽ làm được việc? Bạn có tạo được cho những người xung quanh sự tin tưởng? Bạn có sự dũng cảm để đưa ra những cần hỏi cần thiết và thoải mái trình bày các ý tưởng mà bạn có?
Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:
Bạn có biết cách xử lý những lời phê bình, chỉ trích? Bạn có phải là một người có thể được đào tạo và cởi mở với sự học hỏi và phát triển, với tư cách một cá nhân cũng như một người chuyên nghiệp?
Linh hoạt, có khả năng thích nghi:
Bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới? Bạn có chấp nhận sự thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới.
Làm việc tốt dưới áp lực
Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi tìm việc; bạn nên tập trung vào những kỹ năng có khả năng thu hút sự chú ý nhiều nhất đối với nhà tuyển dụng. Bạn cần học cách để thể hiện những kỹ năng này qua lý lịch xin việc (resume); phỏng vấn; hoặc trong bất kỳ tình huống tiếp xúc nào với nhà tuyển dụng.
Đó là mối quan hệ sòng phẳng “kẻ bán – người mua”
Bạn sử dụng trí tuệ, sức lao động để tạo ra giá trị cho NTD. NTD sẽ trả tiền, sự công nhận xứng đáng cho những cống hiến của bạn. Đó là một sự trao đổi sòng phẳng, cả hai bên cùng có lợi.
Hãy tự hào về những thành quả bạn tạo ra và bạn xứng đáng được nhận lại phần trả công cho những thành quả đó. Bạn không đi xin công việc, bạn không xin xỏ ai trả tiền cho bạn. NTD cũng không cho bạn không tiền lương. Hãy xóa bỏ tư tưởng “xin việc” ngay trong bạn bởi bạn hay NTD đều có quyền bình đẳng như nhau.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, “sòng phẳng” ở đây được xây dựng trên phương diện hai bên tôn trọng lẫn nhau. Bạn hãy xây dựng cho mình một thái độ làm việc tốt, một tinh thần làm việc nhiệt huyết bạn sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng. Đừng tự cao, tự kiêu hay bất cần, bởi không có bạn, NTD còn cả ngàn ứng viên ngoài kia.
Từ hôm nay, đừng “xin” việc mà các bạn có thể sử dụng cụm từ văn minh hơn như “ứng tuyển công việc”…
Ngày nay có cả ngàn việc làm đang chờ đợi bạn, hãy nhanh chóng nắm lấy cơ hội cho sự nghiệp của bạn tại:
https://www.topcv.vn/viec-lam