Steve Jobs liệu có đúng: “Hãy theo đuổi đam mê”?

Mỗi sáng thức dậy, bạn luôn băn khoăn tự hỏi bản thân liệu mình thực sự là ai và đang làm gì. Bạn không biết nên làm thế nào để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Trong khi các bài học về việc “theo đuổi đam mê tạo nên thành công” vẫn cứ ra rả bên tai. Bạn bắt đầu hoài nghi về tính chính xác của những lời khuyên này. “Người thành đạt nói gì chả đúng! Đúng với người ta nhưng chưa chắc đã đúng với mình.” Tuy nhiên sau khi đã nghĩ được đến tận bước này. Bạn đã từng đi sâu vào tìm hiểu tại sao lại không đúng với mình chưa?

Những lầm tưởng về cụm từ “đam mê”

Thay vì tự hỏi đam mê của mình là gì, bạn có nghĩ đến việc phải tìm nó đến bao giờ không? Hầu hết trong đầu chúng ta đều mặc định những hình ảnh về một cuộc sống đầy màu sắc. Sau một khoảng thời gian không ngừng tìm kiếm “đam mê” như của Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg…

Chúng ta liên tưởng về những bộ phim nơi nhân vật chính yêu công việc hết mình. Vùi đầu sớm tối vào công việc và cuối cùng tạo nên thành công khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Chúng ta nghĩ rằng mình cũng sẽ được như vậy sau khi tìm ra đam mê và viễn cảnh giống lời khuyên. “làm việc mình đam mê, bạn sẽ không còn cảm thấy như phải làm việc nữa”.

Sự thật là chính chúng ta đang bị phân tán bởi những tưởng tượng và khát khao thành công rực rỡ phía cuối con đường. Mà quên rằng hành trình để đến được đó vô cùng chông gai. Hễ thấy khó khăn và đạt kết quả không như mong muốn. Chúng ta lại dừng bước và tự nhủ: “Có lẽ đây không phải đam mê của mình”. Rồi lại tiếp tục tìm kiếm thứ khác. Ai cũng đã từng gặp thất bại và chán nản với thứ mà mình cho là đam mê. Kể cả những người thành công nhất. Nhưng khác biệt duy nhất đó là họ sốc lại được tinh thần. Tập trung và dũng cảm đi hết con đường mình đã chọn.

Hãy nhớ, đam mê là khi bạn đã dành đủ thời gian và công sức cho nó. Đừng lao đầu đi tìm kiếm những cái mới khi mà bạn còn chưa hiểu rõ thứ mình đang làm.

Đừng làm như những gì Steve Jobs nói, hãy làm như những gì ông ấy làm

Lời khuyên “hãy làm những gì bạn thích” của Steve Jobs có thể đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhưng lại ít ai biết rằng thực tế đế chế Apple hùng mạnh như chúng ta biết hiện nay không xuất phát từ niềm đam mê của Steve Jobs.

Thời đi học của Steve Jobs gắn liền với một trường cao đẳng về khoa học xã hội. Vì không đặc biệt yêu thích lĩnh vực kinh doanh hay công nghệ. Ông chọn học về lịch sử phương Tây và khiêu vũ. Kể cả sau khi bỏ học, ông cũng làm việc cho công xã nông thôn, hay một trung tâm thiền.

Mọi thứ chỉ bắt đầu liên quan đến công nghệ khi một người bạn của Jobs – Steve Wozniak, một chuyên gia về điện tử nhờ ông quản lý việc kinh doanh của công ty máy tính Call-in Computer. Nhưng cũng phải đến tận năm 1975. Jobs mới nhận ra được xu hướng say mê công nghệ tại địa phương mình. Từ đó đề xuất ý tưởng thiết kế những bộ kit bảng mạch vi tính với Wozniak.

Việc bán bảng mạch tuy chỉ là sự đầu tư ít rủi ro trong lúc rảnh rỗi của 2 người. Nhưng sự phát triển không ngờ của nó đã thúc đẩy sự ra đời của Apple Computer. Chính Steve Jobs ngay từ đầu đã không hề mơ mộng đến việc chinh phục cả thế giới.

Rõ ràng, công ty máy tính Apple không được sinh ra trong niềm đam mê. Mà là kết quả của một cơ hội may mắn. Một kế hoạch ngắn hạn bất ngờ thành công. Và chỉ sau thành công bất ngờ này, Steve Jobs mới bắt đầu tìm thấy niềm đam mê của mình với công nghệ.

Từ câu chuyện của Steve Jobs. Có thể thấy “theo đuổi đam mê” không phải là mấu chốt của sự thành công. Thành công có thể đến bất cứ lúc nào. miễn là bạn chăm chỉ và yêu thích công việc mình đang làm.

Tập trung vào công việc phù hợp với mình, rồi đam mê sẽ đến

Khi tập trung và cố gắng hết mình với công việc. Bạn sẽ thấy các kỹ năng của mình sẽ ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Nếu đã dành đủ công sức và thời gian cho niềm yêu thích với công việc, đam mê của bạn sẽ được đánh thức. Và đó là động lực mỗi ngày đi làm của bạn.

Vậy nên trước hết hãy tìm một công việc phù hợp với mình, tập trung phát triển nó. Không cần phải có đam mê thì mới làm được việc. Nhưng làm thật tốt công việc sẽ hình thành nên đam mê.

Đừng miệt mài theo đuổi đam mê ở những thứ gì xa xôi. Đam mê ở ngay đây thôi, khi bạn đã dành đủ thời gian và công sức rèn luyện với những sở thích và công việc của mình.