Đối với sinh viên mới ra trường, tìm được một công việc tử tế là một việc không hề dễ dàng. Và mọi thứ còn tệ hơn nếu đến phút cuối bạn mới bắt đầu viết hồ sơ đi tìm việc. Tìm một công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về tương lai, sự nghiệp của mình.

Nhiều sinh viên đợi đến khi ra trường mới bắt đầu học viết CV; hay đầu tiên gửi hồ sơ ứng tuyển một công việc. Kết quả là, sinh viên đó chỉ nhận được vài cuộc trao đổi qua điện thoại; mãi mới có một nơi gọi đi phỏng vấn và cũng không thành công. Lý do những sinh viên này đưa ra là họ phải tập trung tối đa vào việc học và chưa thực sự nghĩ mình muốn làm gì sau khi tốt nghiệp.

Thực tế, không ít những bạn sinh viên có tư tưởng như vậy. Hoăc họ sống bằng tiền bố mẹ gửi hằng tháng; hoặc trang trải cuộc sống bằng một số công việc bán thời gian. Ít va chạm thực tế và chưa nghĩ quá nhiều về tương lai. Nhưng với thời buổi công nghệ hiện nay, thì bạn cũng cần có sự chủ động nhất định.

Thế mới nói, dù ngay cả khi nhà tuyển dụng là người săn đón ứng viên thì vẫn có nhiều sinh viên kêu “thất nghiêp”.

Lý do gì mà sinh viên cứ đợi ra trường mới tìm việc?

Câu trả lời của sinh viên thường là “Tốt nghiệp vẫn còn xa mà, nên em chưa nghĩ đến”. Hoặc họ nghĩa rằng khi nào đến lúc thì họ sẽ tự tìm ra công việc thôi, họ tự tin vào bản thân cũng như tấm bằng đại học của mình. Trong khoảng thời gian gần đây, không ít sinh viên ra trường làm trái nghề.

Trong số những sinh viên ấy, có những người thừa hiểu mình không hợp với ngành nghề mình đang theo đuổi. Nhưng không dám bỏ dở giữa chừng, mà vẫn muốn cầm tấm bằng khá, giỏi ra trường. Như vậy, họ khá ít thời gian để bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực bản thân thực sư yêu thích. Bên cạnh đó áp lực phải tốt nghiệp cũng tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của những sinh viên ấy.

sinh viên tìm việc

Thực tế cho thấy, những sinh viên vừa học vừa đi thực tập sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Đi thực tập khác hoàn toàn những công việc part-time như bưng bê, phục vụ. Bạn chỉ nên làm những công việc ấy khi học năm nhất, năm hai. Sang năm ba, chẳng hạn nếu xác định mình sẽ theo ngành Marketing; bạn nên tìm những việc như Thực tập sinh Marketing; hoặc CTV Content Marketing.

Bạn có thể lên kế hoạch cho các bài kiểm tra, kế hoặc đi chơi mỗi dịp nghỉ lễ; vậy tại sao bạn không thể lên kế hoạch nghề nghiệp? Hoặc ít nhất hãy dành thời gian, tâm trí suy nghĩ về công việc đầu tiên mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp.

Đại học không phải đích đến mà là bước đệm cho tương lai

Đỗ đại học đúng là một mục tiêu quan trọng, nhưng không phải là đích đến của cuộc đời bạn. Do vậy, những tiết học, bài kiểm tra hay điểm tốt chỉ là những điều kiện cần để bạn lấy bằng đại học; chứ không phải là mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, ngay từ những sinh viên cần phải biết mình muốn đạt được gì và muốn làm trong ngành gì.

Khi nghĩ đại học là khoảng thời gian khám phá và tích cực trải nghiệm để chuẩn bị cho bản thân; thì thời gian bạn học Đại học sẽ có mục đích hơn. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, chương trình trao đổi sinh viên; hay các ký thưc tập. Những trải nghiệm này có thể dạy bạn những bài học giá trị về bản thân; giúp bạn tìm ra điều mình quan tâm, vai trò bạn muốn đảm nhiệm.

Không ý thức được mục tiêu, giống như ban đang lái xe mà không biết đích đến. Bạn lang thang từ nơi này đến nơi khác rồi mãi không đến được nơi mình muốn đến. Có thể ngay điều bạn cảm thấy hứng thú tại thời điểm hiện tại chưa chắc là thứ bạn sẽ theo đuổi trong tương lai. Nhưng bắt tay lên kế hoạch sự nghiệp càng sớm; càng dễ điều chỉnh và sớm tìm ra câu trả lời xác đáng lựa chọn công việc.

Sinh viên cần quan tâm đến sự nghiệp và đừng trì hoãn

Nếu ai đợi đến khi chỉ còn 6 tháng nữa là tốt nghiệp mới nhận ra mình không thích ngành đang học. Đến khi ấy đã quá muộn để thay đổi. Vậy, sinh viên có thể làm gì để tìm việc trong những tháng cuối cùng trên giảng đường đại học?

Trước hết, hãy tự đặt câu hỏi: Bạn giỏi điều gì? Đâu là thế mạnh, kỹ năng và năng lực của bạn? Một hoặc hai điều bạn thực sự quan tâm là gì? Bạn có thể làm bài trắc nghiệm MBTI của TopCV tại đây để phân loại tính cách; và lựa chọn nghề nghiệp chính xác hơn

Tiếp đó, hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân. Bạn có thể tham khảo ý kiến của người bạn tin tưởng; hay những người có thể cho bạn những lời khuyên hay định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Đừng quá căng thẳng, bởi công việc đầu tiên chưa chắc là đã công việc cuối cùng của bạn. Trong sự nghiệp, có thể bạn sẽ phải thay đổi vài công việc; nhưng hãy nhớ rằng, mỗi công việc sẽ cho bạn thứ gì đó đáng để học hỏi.

Cuối cùng, bạn phải là người chủ động làm chủ sự nghiệp của bản thân. Tìm hiểu những công ty mà bạn thấy quan tâm; những vị trí hiện tại họ đang và có ý định tuyển dụng trong thời gian tới. Nếu các vị trí tuyển dụng đáp ứng được nguyện vọng của bạn, hãy tự tin đặt câu hỏi và cố gắng nắm lấy cơ hội đó.