"Sếp ơi, bao giờ tăng lương"

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng rất thường gặp phải. Tế nhị hơn, nhiều nhân sự sẽ dùng khái niệm: lộ trình thăng tiến/ phúc lợi của công ty. Tuy nhiên mọi cách diễn đạt đều nhằm hướng tới con số nhảy vào tài khoản mỗi tháng.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường áp dụng quy chế 6 tháng tới 1 năm sẽ review lương nhân viên một lần.

"Sếp ơi, bao giờ tăng lương"

Chu trình 6 tháng, một năm review lương một lần là để đánh giá kết quả công việc của bạn và điều chỉnh mức lương phù hợp với năng lực thực tế.

Tức là về mặt lý thuyết, sau khoản thời gian này mức lương cua rbaj sẽ có thể thay theo cả hai chiều hướng. Nếu kết quả của bạn không đáp ứng được nhu cầu, việc bị giảm lương, cắt thưởng là điều hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều người lao động đang có suy nghĩ đồng nhất thời gian reivew lường bằng tăng lương. Điều này xuất phát từ tâm lý hy vọng càng làm việc lâu dài thì sẽ càng được doanh nghiệp ghi nhận.

Đi làm mà lương không tăng thì tất nhiên ai cũng nản, nhưng chủ doanh nghiệp người ta làm kinh tế, tính tới kết quả chứ đâu có ngồi đếm năm kinh nghiệm của bạn để trả lương?

Nhiều bạn trẻ đi làm èo uột, deadline không trễ chứ cũng chả bao giờ sớm. Làm việc chỉ có to-do-list chứ chẳng bao giờ nảy Idea. Thành tích đột phá không có thì tất nhiên khó được ghi nhận.

"Sếp ơi, bao giờ tăng lương"-01

Offer ban đầu nhà tuyển dụng dành cho bạn chính là mức đánh giá năng lực và giá trị bạn đem lại cho doanh nghiệp vào thời điểm ấy. Nếu bạn không chứng minh cho sếp thấy mình xứng đáng nhiều hơn, tất nhiên không ai cho bạn nhiều hơn.

Tới đợt review mà không thấy tài khoản nhảy số, nhiều người đâm ra chán nản, đổ cho công ty làm phúc lợi không tốt, không biết giữ người. Rồi các bạn nhảy việc, từ nhân viên chỗ này mà apply vào làm leader team khác với mong muốn một tài khoản nhiều số 0 hơn. Nghĩ xem ai sẽ tuyển một nhân viên như vậy.

Những người thực sự có năng lực sẽ quan tâm tới yếu tố quản trị nhân lực, giá trị xã hội va tiềm năng phát triển lâu dài của mình khi làm việc hơn là một mức lương béo bở. Các doanh nghiệp cũng đã và đang nhận ra điều này và tập trung đầu tư vào quản trị, văn hoá doanh nghiệp để thu hút người tài hơn là các phương pháp chèo kéo bằng mức lương và con số.(

"Sếp ơi, bao giờ tăng lương"-02

Suy cho cùng nếu một nhân sự chỉ đến với doanh nghiệp vì kinh tế thì họ cũng sẽ dễ dàng ra đi vì một lời mời gọi cao hơn . Vậy nên, giá trị cốt lõi mà cả nhà tuyển dụng mà nhân sự hiện nay hướng tới không đơn thuần chỉ là con số.

Lương thì rất nhiên luôn cần, nhưng bạn có nên làm việc chỉ vì muốn được tăng lương?