Tiếp nối sự thành công và đón nhận từ sự kiện Sự Nghiệp Bền Vững #1: Chuyển việc thông minh – Cú hích hướng tới sự nghiệp bền vững”, ngày 03/07 vừa qua sự kiện Sự Nghiệp Bền Vững #2: Startup hay BigCorp – Bước ngoặt nào để bứt phá? đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện có sự tham gia của các khách mời cùng hơn 50 anh chị em đã có trên 3 năm kinh nghiệm đi làm, từ nhiều lĩnh vực, vị trí làm việc khác nhau nhưng chung một trăn trở trong câu chuyện phát triển sự nghiệp.
Tổng quan về sự kiện Sự Nghiệp Bền Vững #2: Startup hay BigCorp – Bước ngoặt nào để bứt phá?
Trong quá trình phát triển sự nghiệp, chúng ta luôn phân vân giữa 2 ngã rẽ: BigCorp hay Startup. Nên lựa chọn BigCorp hay Startup để thể hiện tốt nhất khả năng của mình? Có những rủi ro nào có thể xảy ra trong quá trình lựa chọn và cần chuẩn bị những gì cho sự chuyển giao giữa hai môi trường này? Quan trọng nhất, làm thế nào để đưa ra được quyết định đúng đắn cho chính mình, từ đó hướng đến sự nghiệp bền vững? Đây chắc hẳn là những câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều nhân sự từ 3 – 5 năm kinh nghiệm khi đang phân vân muốn chuyển từ BigCorp sang Startup hoặc ngược lại.
Hiểu rõ nỗi băn khoăn đó, TopCV tổ chức sự kiện offline Sự Nghiệp Bền Vững #2: Startup hay BigCorp – Bước ngoặt nào để bứt phá? dành riêng cho các bạn có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm để cùng nhau hiểu rõ về những môi trường làm việc này, từ đó bứt phá sự nghiệp tương lai.
Buổi giao lưu & chia sẻ thành công tốt đẹp và mang nhiều giá trị tới người tham gia. Một trong những điều tạo nên sự thành công của buổi chia sẻ đó chính là sự đồng hành và cố vấn của các anh chị diễn giả:
1. Anh Trần Trung Hiếu
CEO, Co-founder TopCV
Forbes Under 30 Vietnam (class 2022)
2. Chị Lưu Thanh Huyền
Head of People Development & Learning tại L’Oréal Việt Nam
Founder VOCO & VOCF
Forbes Under 30 Vietnam (class 2022)
3. Host – Anh Long Nguyễn
Deputy Managing Director tại Xanh Marketing
Chief Strategy Officer tại WOAY
Phần 1: Sự khác biệt giữa Startup và BigCorp
Chia sẻ về khái niệm Startup, anh Trần Trung Hiếu nói: “Startup định nghĩa liên quan đến 2 yếu tố – Công nghệ & tăng trưởng nóng. Có yếu tố làm ra những thứ mới, đột phá hơn những loại hình kinh doanh truyền thống (có thể đã có hoặc chưa có trên thế giới)”
Đồng thời, anh cũng cho biết thêm: “Xa hơn, định nghĩa Unicorn dành cho Startup, công ty có tỷ giá cao (>= 1 tỷ USD) thì sẽ được định nghĩa là Unicorn. Startup có thể tăng trưởng rất nhanh trong thời gian ngắn, nhưng sau đó có thể biến mất trong một thời gian ngắn.”
Khi nhắc đến BigCorp chị Lưu Thanh Huyền cho rằng: “BigCorp là những tập đoàn có thời gian tồn tại tính theo hàng chục năm, hiện diện nhiều quốc gia, tốc độ tăng trưởng cao khoảng chừng 2 con số (từ 20% trở lên), quy trình làm việc tiêu chuẩn và có hệ thống”
Dưới sự tác động của làn sóng chuyển dịch công nghệ đang ngày càng mạnh mẽ, các diễn giả cho rằng Startup và BigCorp trong thời gian tới sẽ có nhiều xu hướng mới mà các bạn trẻ cần lưu ý. Anh Hiếu vạch ra 3 nhóm trong Startup:
- Nhóm “ăn mì tôm”: Sẽ không có tiền mời các anh chị từ BigCorp sang dự án của mình
- Nhóm khá giả: Cần tìm người giỏi. Đó sẽ là những người đi ra từ BigCorp. Họ không cần lương, kỳ vọng của họ là đi cùng Startup, chấp nhận chịu khổ để sau này có thể cùng là làm chủ
- Nhóm 3: Các công ty đã có thể chi trả được tốt cho nhân viên, ứng viên sẽ quan tâm đến tầm nhìn, mục tiêu lâu dài, và mong muốn giải quyết nỗi đau mà không tìm thấy được ở BigCorp.
Song song với đó, chị Huyền cho rằng: “Công nghệ ở BigCorp sẽ là một công cụ để giúp tăng kết quả kinh doanh chứ không phải “xương sống” của BigCorp. Ứng dụng công nghệ để giúp tăng trưởng năng suất và hiệu suất cho doanh nghiệp, công nghệ cường điệu hóa những năng lực cốt lõi của con người, để con người tập trung phát triển các năng lực khác.”
Phần 2: Yếu tố quyết định lựa chọn làm việc ở Startup và BigCorp
“Những gì người khác ngại không muốn làm, thì mình sẽ làm tốt nhất” – Anh Trần Trung Hiếu, CEO & Founder TopCV.
Anh Hiếu cho rằng, dù lựa chọn bất cứ môi trường nào, bạn cũng phải hiểu rõ bản thân và điều mình muốn trong giai đoạn hiện tại và trong bức tranh tương lai là gì. Việc lựa chọn BigCorp hay Startup có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính thời vụ hoặc lâu dài nhưng quan trọng nhất vẫn là cần phải thấu hiểu bản thân để biết đích đến cuối cùng của sự nghiệp mà mình mong muốn.
Cụ thể, nếu bạn muốn trau dồi, có Chuyên môn tốt, hãy lựa chọn công ty Startup. Trong những ngày đầu sự nghiệp của mình, anh Hiếu chỉ chọn các công ty dưới 20 nhân viên để học kiến thức chuyên sâu, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng vận hành và quản lý nhân sự từ việc được làm việc trực tiếp với CEO.
Còn nếu muốn học quy trình, hãy lựa chọn công ty BigCorp. Đồng thời, tại những công ty lớn thu nhập và phúc lợi sẽ hấp dẫn hơn so với startup,… Mục tiêu càng rõ ràng, kế hoạch thực hiện càng chi tiết thì việc đạt được sự nghiệp mơ ước của bản thân sẽ không còn xa.
Khi chia sẻ về những điều cần chuẩn bị nếu muốn thay đổi công việc, chị Huyền cho biết: “Với chị, thời điểm chín muồi bản thân muốn thay đổi là khi mình đã hoàn thành xuất sắc công việc cũ và cảm thấy mình đã học hết, đã sẵn sàng để tiến tới một thử thách mới. Để tìm hướng đi tiếp theo, mình cần trả lời cho câu hỏi 5 năm nữa mình là ai, mình còn thiếu sót gì để đạt được đến đó? => Tìm cách mình sẽ làm => Chọn hình thức doanh nghiệp có thể hỗ trợ mình ĐẠT ĐƯỢC kỹ năng đó tốt nhất => TỰ LÊN KẾ HOẠCH SỰ NGHIỆP CHO MÌNH”
Những thuận lợi mà bạn sẽ nhận được khi làm ở BigCorp:
- Thu nhập ổn định qua các thời điểm
- Lộ trình thăng tiến rõ ràng và được vẽ ra từ đầu.
Những thuận lợi mà bạn sẽ nhận được khi làm ở Startup:
- Thu nhập ấn tượng
- Lộ trình thăng tiến nhanh tùy thuộc vào năng lực; hiệu suất làm việc và mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Phần 3: Những điểm cần lưu ý khi chuyển từ Startup sang BigCorp và ngược lại
Những khó khăn, trăn trở khi bước chân vào Startup: Ứng viên từng làm việc ở BigCorp đã khẳng định được giá trị bản thân, và có chuyên môn cao. Họ qua Startup khi muốn học thêm kiến thức. Tuy nhiên, họ có thể mất nhiều thời gian “get input”, “share alignment” hay chia sẻ trách nhiệm.
Ngược lại, Ứng viên đã làm việc ở Startup có tính thích ứng cao, tuy nhiên khi chuyển sang BigCorp: mọi thứ phải đủ nguồn lực, chắc chắn, rõ ràng các bước quy trình nên sẽ không thể linh hoạt và nhanh như môi trường Startup.
“Hãy xác định được mục tiêu thực sự của mình là gì, sau đó mới quyết định lựa chọn Startup hay BigCorp”
Phần 4: Giao lưu hỏi đáp giữa diễn giả và người tham gia
Sau những chia sẻ của các chị diễn giả, không khí buổi chia sẻ cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết với phần Q&A. Những khó khăn, lo lắng của các bạn tham gia đã nhận được sự giải đáp vô cùng tận tâm, tận tình của từ các anh chị diễn giả. Đọc tiếp để khám phá xem bạn có đang gặp thắc mắc ở những vấn đề này không nhé:
Q: Làm sao để tạo được kế hoạch nghề nghiệp nếu không có người hướng dẫn có kinh nghiệm?
Anh Hiếu: Tư duy xác định nghề nghiệp không phải tự dưng mà có. Thử tự hỏi xem các bạn đã dành bao nhiêu thời gian để lên kế hoạch đó? Tìm hiểu thông tin, mở rộng giao lưu mối quan hệ network, những anh chị mình ngưỡng mộ, yêu thích. Từ đó tự phác thảo chân dung mình muốn trở thành sau 5 năm nữa.
Q: Làm thế nào để tìm được môi trường làm việc và văn hoá phù hợp với mình?
Chị Huyền: Đọc về công ty, review từ bạn bè hoặc công ty đối tác củ công ty đó, tham gia các hoạt động, sự kiện của các công ty để mình có thể trải nghiệm thêm về văn hóa Doanh nghiệp
Anh Hiếu: Mình nghĩ nhiều về nó, đến mức ám ảnh, là nỗi đau mà mình cần giải quyết; nó gọi là ĐỘNG LỰC. Hãy có một tờ giấy A4, viết xuống 4 dấu mốc của cuộc đời và tạo sự chủ động với chính cuộc đời của mình. Cách tìm hiểu công ty tốt nhất là lên công ty hoặc đọc về công ty đó, tham gia các event của công ty tổ chức. Thứ cần đánh đổi là dành thời gian để tìm ra con đường mình muốn đi. VIẾT XUỐNG RẤT QUAN TRỌNG.
Q: Tỉ lệ turnover cao ở gen Z là do đâu?
Chị Huyền: Dùng hành động nhảy việc để nắm bắt cơ hội mới, để thử và tìm ra mục tiêu lâu dài cho sự nghiệp, nhiều lúc sẽ sai định hướng. Vì vậy, hãy chọn thử cách nào bớt gây “hậu quả” nhất để không bị ảnh hưởng sau này. Tiêu chí của chị Huyền khi cân nhắc đổi việc: lần đầu làm theo chỉ dẫn, lần 2 tự làm tốt, lần 3 làm và có thể thay đổi hoặc tạo cải tiến mới cho sản phẩm.
Q: Ở độ tuổi nào thì nên chuyển sang BigCorp, ở độ tuổi 25 mà vẫn còn làm ở Startup thì có phải quá chậm so với những người khác hay không?
Chị Huyền: Không có độ tuổi phù hợp, các BigCorp tìm kiếm năng lực thích ứng nhanh, linh hoạt. Làm ở Startup sẽ giúp mình có khả năng dám thử và học hỏi tốt, đây chính là lợi thế cạnh tranh của mình, điểm khác của mình so với các bạn từng làm ở BigCorp. Vì vậy, hãy tập trung vào những điều mình có thay vì những điều mình không có và chưa làm tốt.
Q: Mình đã quen làm ở BigCorp nhưng giờ mình muốn vào công ty Startup thì sẽ cần yếu tố linh động, làm sao để có thể tăng khả năng thích ứng này lên?
Anh Hiếu: Yếu tố linh hoạt là bài toán chắc chắn phải có. Nhiều startup chuyên nghiệp, hiệu quả và phát triển nhanh nhưng cũng có những trường hợp Startup kiểu khác. Hãy chọn môi trường công ty Startup phù hợp với mình và cân nhắc mức độ linh hoạt của bản thân và quy mô của công ty startup muốn apply.
Tạm kết
Thông qua buổi chia sẻ, TopCV tin rằng: “Việc lựa chọn BigCorp hay Startup có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính thời vụ hoặc lâu dài, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự phải thấu hiểu bản thân để biết đích đến cuối cùng của sự nghiệp mà bạn mong muốn”.
TopCV xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các diễn giả: Anh Trần Trung Hiếu – CEO & Co-founder TopCV, Forbes Under 30 Vietnam (class 2022), Chị Lưu Thanh Huyền – Head of People Development & Learning tại L’Oréal Việt Nam, Founder VOCO & VOCF, Forbes Under 30 Vietnam (class 2022) và Anh Long Nguyễn (Host) – Deputy Managing Director tại Xanh Marketing, Chief Strategy Officer tại WOAY.
Đồng thời, xin cảm ơn tất cả các bạn tham gia buổi chia sẻ, sự tham gia và đồng hành của các bạn đã tạo nên sự thành công cho sự kiện Sự Nghiệp Bền Vững #2: Startup hay BigCorp – Bước ngoặt nào để bứt phá?. Cùng chờ đón Sự Nghiệp Bền Vững #3 từ TopCV nhé!