Quiet Quitting là một trong những thuật ngữ đang được bàn luận nhiều nhất trên mạng xã hội dạo gần đây. Vậy Quiet Quitting là gì? Quiet Quitting có phải là “nghỉ việc trong im lặng” hay không? Quiet Quitting là tốt hay xấu và chúng ta nên nhìn nhận như thế nào? Cùng khám phá với TopCV nhé!
Quiet Quitting nghe có vẻ giống như hành động của một ai đó âm thầm từ chức, nhưng khái niệm này thực sự ám chỉ sự từ chối “văn hóa hối hả: kỳ vọng được vượt lên trên và vượt xa hơn trong công việc của bạn”, và chỉ đơn giản là làm tròn bổn phận của mình trong công việc, chỉ làm những gì trong vai trò và trách nhiệm của mình như bản JD mô tả công việc thỏa thuận ban đầu.
Quiet Quitting thể hiện quan điểm rằng công việc không nên chiếm quá nhiều quỹ thời gian của cuộc sống, đồng thời nhân sự cũng không nên cố gắng để thực hiện những đầu việc ngoài vị trí của họ. Theo tờ Metro, Quiet Quitting có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm từ chối thực hiện dự án không gợi sự hứng thú, từ chối trả lời tin nhắn công việc ngoài giờ làm, không tham gia những hoạt động tập thể của công ty mà họ thấy bị gượng ép, hoặc đơn giản là không cảm thấy có nhiều niềm vui trong công việc đang làm.
Quiet Quitting được bắt đầu chú ý thông qua làn sóng các video về chủ đề này được lan truyền mạnh mẽ trên TikTok, khởi đầu là Zaid Khan @zkchillin. Trong video, bạn trẻ mô tả Quiet Quitting “không phải từ bỏ công việc hoàn toàn, mà là từ bỏ ý tưởng về việc vượt lên trên và hơn thế nữa”.
Vượt lên trên ở đây là cố gắng làm việc vượt qua những tiêu chuẩn về công việc của mình: làm nhiều hơn, coi OT như sự cam kết trách nhiệm của mình đối với công việc,… Những điều này chính là văn hóa hối hả – là tất tần tất những gì bạn thể hiện để trở nên nổi bật trước sếp và công ty. Có thể nói rằng Quiet Quitting là quan điểm hoàn toàn đối lập với văn hóa hối hả.
Cũng có thể nhận định rằng hậu COVID-19, chúng ta đã nhận được những bài học lớn về những gì thực sự ảnh hưởng và quan trọng trong cuộc đời mình, và “Công việc không phải lúc nào cũng là tất cả, chúng ta xứng đáng có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống – gia đình, bạn bè, sức khỏe tin thần của chính chúng ta”. “Công ty có thể không nhớ đến những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra vài năm trước, nhưng chắc chắn bạn không thể nào quên những đêm mất ngủ và trạng thái tinh thần bất ổn mà bạn đã có từ công việc.” – tài khoản Zaid Khan này chia sẻ.
Cuộc khảo sát “Thế hệ Z và Millennial năm 2022” của Deloitte Global cho thấy rằng thế hệ Z đang phấn đấu cho sự cân bằng và ủng hộ sự thay đổi hơn bao giờ hết. Báo cáo cho thấy cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống cũng như các cơ hội học tập và phát triển là những ưu tiên hàng đầu của những người được hỏi khi lựa chọn một nhà tuyển dụng. Đồng thời, báo cáo cũng cho biết 45% Gen Z cảm thấy kiệt sức do môi trường làm việc của họ và 44% đã rời bỏ công việc do áp lực khối lượng công việc.
Maria Kordowicz, phó giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Nottingham, cho biết: “Kể từ sau đại dịch, mối quan hệ của con người với công việc đã được nghiên cứu theo nhiều cách, và chúng tôi nhận thấy mối quan hệ ấy đã thay đổi. Xu hướng gia tăng nhân sự quiet quitting có liên quan đến sự sụt giảm trong sự hài lòng công việc. Tôi nghĩ vấn đề này phản ánh rõ góc nhìn của chúng ta đối với công việc, sau đại dịch chúng ta đã hiểu rõ giá trị của cuộc sống và sự quan trọng của cân bằng công việc hơn trước”.
Thanh Trà – nhân viên Marketing tại Hà Nội cho biết: “Điều quan trọng nhất đối với tôi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đặc biệt là từ sau khi tôi lập gia đình. Tôi vẫn luôn nỗ lực trong những công việc mà mình phải làm, và luôn cố gắng cân bằng sự nghiệp lẫn cuộc sống gia đình. Dù vậy, tôi vẫn biết cách từ chối những việc không nằm trong trách nhiệm của mình, và tôi cho rằng điều này hoàn toàn hợp lý.”
Hải Minh cũng cho rằng: “Nếu công ty cần tôi làm thêm giờ thì hãy trả lương OT, chứ không phải coi đây như điều đương nhiên mà nhân viên phải làm.”
“Làm 8 tiếng còn bắt tham gia hoạt động ngoại khóa, teambuilding, nhậu nhẹt,… dù mọi người không thích. Như thể gặp mặt 40 – 45 tiếng mỗi tuần còn chưa đủ, còn muốn lấy luôn ngày chủ nhật mà không trả lương.” – Hải Anh bức xúc.
“Những ảnh hưởng thế hệ đã bị tạm dừng trong hai năm của Covid giờ đã trở lại và chúng đã tăng tốc.” Joe Galvin, giám đốc nghiên cứu tại Vistage cũng nêu quan điểm.
Tiến sĩ Ashley Weinberg, một nhà tâm lý học tại Đại học Salford, cho rằng các doanh nghiệp nên thiết kế lại công việc khiến nhân sự được trao quyền nhiều hơn, đồng thời khiến họ cảm thấy được tôn trọng và hãnh diện với những gì đã làm nhằm giảm thiểu tình trạng quiet quitting.
Quiet Quitting như một tiếng còi báo động cho những người làm nhân sự, những người làm chủ doanh nghiệp trong bài toán giữ chân và nâng cao tinh thần làm việc, tinh thần tập thể của công ty, trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên, nghĩ về điều họ thực sự muốn và đưa ra những chương trình phù hợp nhất. Đó chính là cách nâng cao tinh thần làm việc, giữ chân nhân sự một cách hiệu quả nhất.
Đối với nhân viên, hãy thực sự lựa chọn công việc mà mình yêu thích nhất bởi dù sao thì ít nhất ⅓ thời gian trong ngày bạn sẽ dành cho công việc. Đồng thời, hãy hiểu rõ cảm xúc bản thân và điều mình muốn, tránh chạy theo bất kì trào lưu nào dù không phù hợp với mình. Một số lời khuyên dành cho bạn:
Trên đây là những chia sẻ của TopCV về Quiet Quitting. TopCV mong rằng dù trong bất kì môi trường làm việc nào, bạn cũng giữ vững được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tìm thấy được niềm vui và đam mê trong công việc, tự tay kiến tạo cuộc đời mà bạn mơ ước!
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
– iOS: https://apple.co/2TSeTJA
– Android: http://bit.ly/2FnLblz
Bài viết: Phượng Lê | Thiết kế: VinhB