Trả lời phỏng vấn luôn khiến các ứng viên lo lắng, nhưng cũng chính là điều mà ai cũng phải trải qua nếu muốn tìm việc thành công. Một trong những câu hỏi “khó nhằn” nhất trong buổi phỏng vấn là hỏi về tình huống; hay thuật lại một trường hợp cụ thể thể hiện kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích mà bạn đã đạt được trong quá khứ.

Nhiều ứng viên trả lời phỏng vấn quên đi mất mục tiêu chính và mải mê “kể chuyện” cuộc đời. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng như trên, mô hình STAR là phương pháp dành cho bạn. Hãy áp dụng phương pháp trả lời phỏng vấn theo mô hình STAR trong bài viết này để tự tin vượt qua bất kỳ buổi phỏng vấn nào nhé!

++ Mẫu CV gây ấn tượng, tăng 80% cơ hội được gọi phỏng vấn

Trong một buổi phóng vấn, sẽ có rất nhiều câu hỏi từ dễ đến khó từ nhà tuyển dụng. Nhưng, một trong số những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất là bạn thực sự đã trải qua những gì và có kỹ năng như thế nào? Thông thường, CV với độ dài vỏn vẹn 1, 2 trang chỉ có thể đưa ra những “gạch đầu dòng” rất chung chung; và nhà tuyển dụng cần hơn thế! Họ muốn kiểm chứng xem CV của bạn có thật sự được viết một cách trung thực không.

Phản ứng đầu tiên của ứng viên khi nhận câu hỏi về tình huống, kinh nghiệm là cố gắng lục lọi; hoặc “dựng lên” một câu chuyện một cách khá vội vã và thiếu logic. Điều này là dễ hiểu, bởi thực sự không phải ai cũng có “background” tốt; hay ai cũng đạt được thành tựu to lớn khi đi làm. Và bạn lo sợ rằng, những điều bạn có chưa đủ tốt để thể hiện cho nhà tuyển dụng. Vậy hãy thử mô hình STAR trong lần phỏng vấn gần nhất nhé!

++ Nhà tuyển dụng và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tự tìm đến bạn

Mô hình STAR giúp bạn có thể dễ dàng trả lời trực tiếp các dạng câu hỏi tình huống theo trình tự nhất định. Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về mô hình STAR, ứng viên cần nắm rõ mô hình này dành cho những loại câu hỏi nào. Thông thường, những câu hỏi này thường bắt đầu theo những cách sau:

  • Bạn có thể nói rõ hơn về ….
  • Hãy kể về một lần bạn từng…
  • Hãy đưa ra ví dụ…
  • Bạn làm gì khi…
  • Bạn đã bao giờ…

Vấn đề khó ở đây là bạn không chỉ phải nghĩ được một ví dụ điển hình phù hợp với câu hỏi; mà còn phải phát triển chúng đủ chi tiết, dễ hiểu những không quá dài dòng. Điều này sẽ được giải quyết khi bạn thực hiện theo các bước cụ thể của mô hình STAR; có tuần tự rõ ràng và không bị quá “lố” hay quá sơ sài, bao gồm:

  • Tình huống (Situation): Đưa ra tình huống cụ thể và những chi tiết cần nhấn mạnh trong tình huống đó
  • Nhiệm vụ (Task): Bạn đóng vai trò gì đối với tình huống?
  • Hành động (Action): Bạn đã thực hiện những bước cụ thể nào để thực hiện nhiệm vụ
  • Kết quả (Result): Từ những hành độ cụ thể đó đã dẫn đến kết quả ra sao?

Với 4 bước này, mỗi ứng viên đều có thể sắp xếp và lên một dàn ý cho câu chuyện của riêng mình. Câu trả lời của bạn sẽ không chỉ logic, hợp lý hơn; mà còn đầy đủ chi tiết và không quá dài dòng. Các bước kể trên cũng giúp nhà tuyển dụng “bắt kịp” những chi tiết quan trọng nhất trong câu trả lời; mà không bị “lạc trôi” bởi câu chuyện mơ hồ, hỗn độn.

++ Mẫu CV gây ấn tượng, tăng 80% cơ hội được gọi phỏng vấn

Vậy đối với mỗi bước, làm thế nào để có thể áp dụng triệt để mô hình STAR; cũng như thực sự tự tin khi đứng trước nhà tuyển dụng.

Bước 1: Chọn lọc ví dụ điển hình, phù hợp với câu hỏi (Situation)

phỏng vấn

Để thực hiện trơn tru tất cả các bước theo mô hình STAR; bạn cần phải tìm được tình huống cụ thể phù hợp với câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Điều này là vô cùng quan trọng, khiến cho mô hình STAR thật sự hữu ích; cũng như phát huy tối đa tác dụng. Tuy nhiên, ứng viên không thể dự đoán và nắm bắt được khi nào mình sẽ được hỏi và hỏi về vấn đề gì. Cân nhắc kĩ từng kinh nghiệm trong suốt cả hành trình đi làm trong quá khứ. Tiếp đó, tự phân tích những điều bản thân đã học hỏi được từ đó. Hãy nhớ, điều quan trọng là bạn rút ra được bài học gì từ những trải nhiệm đó!

Thành thật là rất tốt, nhưng hãy có duyên và biết lèo lái câu chuyện theo hướng có lợi cho bản thân. Đây chính là lý do tại sao bạn cần chuẩn bị. Kể chuyện không khó, nhưng kể chuyện có logic lại làm nổi bật vai trò của bản thân thì cần luyện tập.

Hãy nghĩ về những câu chuyện mà bạn có thể linh hoạt thay đổi; hoặc thích ứng với câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, nhưng vẫn đủ trung thực. Sự chuẩn bị sẽ giúp bạn chủ động hơn khi trả lời phỏng vấn; cũng như nâng cao tự tin trước nhà tuyển dụng.

Bước 2: Sắp xếp tình huống theo trình tự logic

Khi bạn đã xác định được câu chuyện của bản thân, bạn cần làm cho nhà tuyển dụng hiểu nó. Đây là lý do ứng viên cần sắp xếp trải nghiệm của mình không chỉ đúng theo trình tự thời gian; mà còn phải logic, dễ hiểu. Mục tiêu của bạn là vẽ nên một bức tranh cụ thể và nhấn mạnh vào những chi tiết quan trọng của bức tranh ấy.

Hãy cho mọi thứ thật ngắn gọn và chỉ tập trung vào những chi tiết liên quan đến câu hỏi. Mặc dù, việc kể chi tiết có vẻ khiến câu chuyện trở nên chân thật hơn; nhưng sẽ dễ làm bạn trở nên lan man và mất tập trung. Nhà tuyển dụng sẽ dần cảm thấy mất kiên nhẫn vì mãi chưa nhận được câu trả lời họ mong muốn.

++ Nhà tuyển dụng và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tự tìm đến bạn

trả lời phỏng vấn

Nếu gặp khó khăn trong việc lắp ráp nội dung trải nghiệm của mình, bạn hoàn toàn có thể xin phép nhà tuyển dụng cho một vài phút suy nghĩ và sắp xếp câu chữ. Chắc chắn, một câu trả lời tốt sẽ đáng giá hơn một câu trả lời vội vàng nhưng trống rỗng. Đừng quên rằng, ngay cả những người giỏi nhất vẫn luôn cần thời gian để chuẩn bị. Tuyệt đối, đừng khiến cho bản thân rơi vào tình trạng “nghĩ đến đâu nói đến đó”; câu trả lời của bạn sẽ trở nên chắp vá và thiếu thuyết phục.

Chìa khóa để áp dụng mô hình STAR thành công đó là sự đơn giản. Hãy cố gắng chỉ dùng từ 1 – 2 câu trả lời cho mỗi bước. Kiểm soát độ dài sẽ khiến câu trả lời của bạn đủ ý, có điểm dừng cần thiết; tránh lan man dễ bị nhà tuyển dụng “hỏi vặn”.

Bước 3: Nhấn mạnh vào vai trò của bản thân

Đây là điều trọng yếu tiếp theo bạn cần chú ý. Mục đích cuối cùng của câu trả lời này là thể hiện cho nhà tuyển dụng bạn là nhân vật chính trong toàn bộ câu chuyện; bạn là người nắm giữ vai trò quan trọng. Chính vì vậy, trước khi đi sâu vào tình huống, hãy khéo léo đưa ra những nhiệm vụ bạn đã làm trong tình huống đó. Đây là phần cần bạn chuẩn bị thông tin càng chi tiết làm tốt; và cũng là phần mà bất kỳ nhà tuyển dụng muốn nghe. Suy cho cùng, khi tuyển một nhân viên mới vào công ty, điều họ quan tâm nhất là khả năng làm việc của người đó.

Chẳng hạn, khi kể về kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh, bạn có thể nói về nhiệm vụ của mình: “Trong quý đầu tiên, nhiệm vụ của tôi là là tăng 30% lượng khách hàng tiềm năng so với quý trước”. Việc đề cập đến vai trò của bản thân ngay từ đầu; sẽ giúp ứng viên dễ dàng hướng câu chuyện vệ chính mình.

Bước 4: Chia sẻ chi tiết cách thức bạn thực hiện nhiệm vụ

Như đã nói ở phần trên, khi trả lời phỏng vấn về vai trò của mình, bạn cần càng chi tiết càng tốt. Giống như việc sau khi đưa ra bức tranh tổng thể, bạn sẽ bắt đầu vẽ những sắc màu cụ thể hơn; bạn đã làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra? Cách tốt nhất là bạn nên có dẫn chứng kèm số liệu cụ thể để tăng tính thuyết phục hơn; thay vì nói những câu mơ hồ, sáo rỗng như “tôi đã nỗ lực hết sức để…” hay “tôi đã quyết liệt để thực hiện…”.

Chẳng hạn, đối với nhân viên kinh doanh, bạn sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn như sau: “Tôi đã chủ động thực hiện nhiều phương án để hoàn thành mục tiêu tăng 30% lượng khách hàng tiềm năng. Trước hết tôi rà soát lại danh sách khách hàng cũ; phân tích nhu cầu mua sắm của họ, và liên hệ lại cho những người tôi cảm thấy phù hợp. Không chỉ vậy, tôi cùng các thành viên trong nhóm đã trực tiếp đi đến các trung tâm tiếng Anh trong và sau giờ làm; nhằm để tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng là các phụ huynh học sinh….”

Bạn làm việc nhóm hay làm cá nhân trong tình huống đó? Bạn là người lên kế hoạch hay là người thực thi? Trong quá trình làm nhiệm vụ bạn có đưa ra nhiệm vụ, sáng kiến nào đột phá không? Những chi tiết nổi bật cần được chọn lọc kỹ càng để tăng giá trị cho câu trả lời; tuy nhiên, câu trả lời cũng không nên quá dài dòng. Đây là lý do tại sao ứng viên cần “chuẩn bị” thật kỹ càng trước buổi phỏng vấn; ngay cả đối với những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm, bởi mỗi cuộc phỏng vấn sẽ quyết định một bước đi trong con đường sự nghiệp của bạn.

trả lời phỏng vấn

Bước 5: Nhấn mạnh vào kết quả và những điều đạt được

Kết quả là điều mang lại ý nghĩa cho toàn bộ câu trả lời mà bạn vừa trình bày. Tất nhiên, khi kết quả có tính chất tích cực sẽ rất tốt vì nó thể hiện hiệu quả trong kỹ năng thực thi của bạn. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng có những thành tích lẫy lừng; hay ai cũng thành công trong mọi kế hoạch. Như đã nói ở những phần trước, đừng tự tô vẽ nên câu chuyện không phải của riêng mình. Mọi trải nghiệm đều đáng trân trọng, dù là trải nghiệm thành công hay thất bại. Hãy kết thúc câu chuyện bằng việc bạn học được gì, hay đã làm gì để cải thiện sai lầm. Không nhà tuyển dụng nào đánh giá ứng viên chỉ qua một sai lầm trong quá khứ.

++ Mẫu CV gây ấn tượng, tăng 80% cơ hội được gọi phỏng vấn

Điều những ứng viên hay mắc phải ở phần này là không thể đưa ra cái kết hợp lý cho toàn bộ câu trả lời. Nhà tuyển dụng có thể không quá quan tâm đến những điều bạn đã trình bày; nhưng một kết quả ấn tượng vào phút chót cũng có thể khiến họ thay đổi quyết định!

Trước khi làm bất kỳ việc gì, bạn cũng cần chuẩn bị và một cuộc phỏng vấn cũng vậy. Luyện tập trả lời phỏng vấn theo mô hình STAR thường xuyên sẽ cải thiện dần kết quả; giúp bạn mang lại hiệu quả tốt cho bạn trong lần phỏng vấn tiếp theo. Hãy nhớ, điều quan trọng là “LÀ CHÍNH MÌNH”, câu chuyện của chính bạn luôn là câu chuyện hay nhất!

++ Tổng hợp việc làm chất lượng từ doanh nghiệp lớn