Telesales ngày càng đóng một vị trí quan trọng hơn và dần trở thành “hot trend” trong giới tuyển dụng. Để hòa nhập với xu hướng này; cùng TopCV tham khảo các bí quyết để vượt qua bộ câu hỏi phỏng vấn Telesales thường gặp nhé.

Thực tế tuyển dụng hiện nay cho thấy nhu cầu Telesales đang gia tăng ở cấp số nhân. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tuyển dụng Telesales trở nên dễ dãi “vớ ai cũng tuyển; được ai cũng dùng”.

Mẫu CV nhân viên Telesales mảng bất động sản

Đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là bước đầu tiên để xây dựng hình ảnh công ty. Rất nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi cao ở vị trí này về mức độ chuyên nghiệp. Đặc biệt là sự phù hợp với định hướng công ty. Như TopCV từng chia sẻ có trường hợp tốt nghiệp bằng giỏi, thành tích xuất sắc nhưng vẫn bị loại ngay từ vòng phỏng vấn Telesales

Nội dung bài viết

Vậy làm thế nào để vượt qua được vòng phỏng vấn cho vị trí Telesales

Tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí Telesales dành cho nhà tuyển dụng. TopCV gợi ý cho bạn những cách trả lời khéo léo.

NHÓM CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

phong-van-telesale-nhung-cau-hoi-thuong-gap-va-cach-vuot-qua-blog-topcv-02

Hãy chọn một sản phẩm của công ty. Gọi điện và chào hàng thử cho chúng tôi. Nếu khách hàng liên tục dập máy sau lời chào của bạn, bạn sẽ làm gì tiếp theo. Nếu khách hàng phải chờ máy, bạn sẽ làm gì để họ không bực mình. Bạn xử trí như thế nào khi bị nhân viên lễ tân gây khó dễ? …

Yêu cầu chung của các câu hỏi tình huống là phải đưa bản thân vào trường hợp giả định được cho; và đưa ra phương án giải quyết. Tuy nhiên khác với các ngành nghề khác. Telesales quan trọng nhất chính là sự linh hoạt.

Điều đầu tiên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chính là tốc độ trả lời câu hỏi/xử lý tình huống của bạn. Phản xạ nhanh nhạy trong xử lý tình huống sẽ tới cùng với kinh nghiệm làm nghề. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rèn luyện nó bằng cách cập nhật hiểu biết về lĩnh vực mình ứng tuyển.

Tuy cùng là vị trí Telesales nhưng hoạt động ở mỗi một lĩnh vực sẽ lại có những nhóm khách hàng riêng. Và đặc thù tình huống nghề nghiệp khác nhau. Bạn cần hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng họ hướng tới từ đó mới có được giải pháp xử lý tình huống nhanh chóng và hiệu quả

VD: Cùng là câu hỏi về chào hàng sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho phân khúc trung cấp; tuy nhiên, nếu là dành cho nam bạn nên đánh thẳng vào công dụng của sản phẩm; còn đối với nữ giới thì trước hết nên hỏi han chia sẻ để tạo độ thân thiết.

Nếu bạn cảm thấy tình huống của nhà tuyển dụng chưa đủ thông tin; đừng ngần ngại đưa ra câu hỏi.

VD: Chào hàng về sản phẩm gì, cho ai? Vào tầm thời gian nào? mức giá bao nhiêu? có các chương trình ưu đãi đi kèm hay không?

Đây là cách hợp lý để “câu” thời gian suy nghĩ hơn nữa cũng cho bạn nhiều dữ kiện để giải quyết vấn đề. Hình ảnh một ứng viên tích cực, chủ động trong buổi phỏng vấn cũng sẽ gây ấn tượng tốt.

Xử lý tình huống kèm với phần giải thích mục đích của bạn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng phân tích, một kĩ năng rất cần với Telesales. Ngoài ra cũng tăng tính thuyết phục cho phương pháp xử lý của bạn

VD: “Chào chị A, em là B từ bên công ty thực phẩm chức năng Z, được biết chị là người rất quan tâm tới sức khỏe và làm đẹp, không biết chị có thời gian để chúng ta cùng chia sẻ về chủ đề này không ạ” – em sẽ bắt đầu giới thiệu về bản thân để tạo độ tin cậy, sau đó nói chuyện kiểu chia sẻ để gợi sự tò mò từ khách hàng là nữ

NHÓM CÂU HỎI CHUYÊN MÔN

Bạn hiểu gì về công việc của Telesales/ Bạn hãy chỉ ra sự khác biệt giữa B2B và B2C. Hai khái niệm này thay đổi cách bạn tiếp cận khách hàng như thế nào/ Bạn đã từng sử dụng công nghệ Telecom nào/ Bạn biết gì về sản phẩm của công ty chúng tôi?

Để chuẩn bị cho nhóm câu hỏi chuyên môn. Không có cách gì khác ngoài bạn phải trau dồi kiến thực về lĩnh vực này.

Trước hết là về công việc Telesales. Bạn cần nắm rõ công việc Telesales là gì, có những đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp như thế nào, những khái niệm nghiệp vụ cơ bản. ( B2B, B2C, inbound ,outbound, call center, toll free, help desk…)

Ngoài ra bạn cũng cần hiểu biết về một số lĩnh vực liên quan mật thiết tới Telesales như sales, marketing, … Nếu câu hỏi chuyên môn nằm ngoài tầm hiểu biết của bạn. Đừng ngại việc thừa nhận điều đó. Thừa nhận thiếu sót về kiến thức là điều nên có. Tuy nhiên hãy vớt vát bằng cách thể hiện quan điểm cá nhân. Không nên trả lời bằng một khoảng im lặng.

Kiến thức về công ty bạn ứng tuyển và sản phẩm của họ là một điều không thể thiếu. Có thể câu hỏi không của nhà tuyển dụng không nhắc tới chủ đề này. Tuy nhiên bạn cũng hãy tìm cách thể hiện rằng bạn có hiểu biết và quan tâm.

NHÓM CÂU HỎI HÀNH VI

Nhắc đến Telesales, nhiều khách hàng bày tỏ thái độ tiêu cực như nghi ngờ chẳng hạn. Bạn nghĩ thể nào về tính trạng này/ Bạn học được gì từ “thương vụ” thành công nhất và thất bại của mình trong quá trình bán hàng telesales/ Kể lại một vị khách khiến bạn ấn tượng cho đến bây giờ/ Bạn gọi bao nhiêu cuộc điện thoại cho một khách hàng?

phong-van-telesale-nhung-cau-hoi-thuong-gap-va-cach-vuot-qua-blog-topcv-03

Đây là loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong phỏng vấn telesales. Họ muốn biết bạn đã xử lý một tình huống cụ thể trong quá khứ hay là quan điểm về một vấn để nghề nghiệp. Bạn cần trả lời câu hỏi dựa trên kinh nghiệm thực tế kèm theo lời giải thích cho quyết định của bạn.

Câu hỏi thuộc nhóm này khác biệt với câu hỏi tình huống ở chỗ nhà tuyển dụng dùng nó để xác định phẩm chất, suy nghĩ, văn hóa làm việc của bạn có hợp với công việc Telesales cũng như định hướng phát triển của công ty hay không. Nói cách khác với những câu hỏi này sẽ không có khái niệm đúng sai mà chỉ có phù hợp. “chuẩn gu” với nhà tuyển dụng hay không.

Điều quan trọng nhất bạn cần thể hiện ở đây chính là đam mê và tâm huyết với nghề. Cho dù nhà tuyển dụng có đặt bạn vào tình huống nào hãy cũng trả lời với giả định là trong một điều kiện làm việc lý tưởng nhất.

VD: Kể về người khách hàng gây ấn tượng thì hãy nhắc tới những kỷ niệm vui vẻ, thành công. Dẫu cho là câu chuyện về một khách hàng khó tính thì hãy chia sẻ về việc bạn đã thuyết phục họ và niềm vui “chốt deal” của mình

Tuy nhiên, thể hiện được sự trung thực và chân thành cũng là yêu cầu quan trọng. Trừ khi bạn có một kịch bản thực sự chặt chẽ và xuất sắc, nếu không hãy trả lời bằng kinh nghiệm và quan điểm thực tế của bạn, chỉ cần áp dụng chút kỹ thuật kể chuyện lúc phỏng vấn để đem lại hiệu quả.

Đừng quên phân tích người đang phỏng vấn bạn để biết để đưa ra hướng trả lời hợp lý lấy được thiện cảm nhà tuyển dụng.