Là một người trẻ bước vào đời, chắc hẳn bạn đã đọc rất nhiều bài viết về lời khuyên làm thế nào để phỏng vấn; hay đâu là phong thái mà một người kiểm tiền giỏi nên có… Thế nhưng, có khá nhiều người chưa từng tự phân tích bản thân; và tự hỏi “trước khi rèn luyện những đức tính tốt đẹp, mình phải sửa những sai lầm nào trước?”.
Chẳng thế mà khi tiến hành phỏng vấn hơn 3000 ứng viên trẻ, hầu hết đều mắc phải 3 sai lầm này. Và đây lại chính là điều nhà tuyển dụng đánh trượt bạn trong buổi phỏng vấn.
++ Tổng hợp mẫu CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
++ Việc làm chất lượng, cập nhật liên tục
Không xác định rõ ràng tầm nhìn dài hạn
Trong quá trình phỏng vấn cũng như xem xét lý lịch, có nhiều ứng viên nhảy việc rất nhiều lần trong một thời gian dài. Thực chất, nhảy việc không phải điều quá xấu. Nếu bạn cảm thấy môi trường làm việc, đồng nghiệp hay bất cứ nhân tố nào khiến bạn cảm thấy không thoải mái; bạn hoàn toàn có quyền tìm kiếm một nơi khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, đừng để “nhảy việc” trở thành thói quen. Chẳng hạn, có ứng viên nhảy việc 5 lần trong vòng 8 năm. Các lý do được đưa ra là: mâu thuẫn với cấp trên, đồng nghiệp; mức lương chênh lệch (không lớn) giữa hai công ty; hay thậm chí do công ty mới có vị trí thuận tiện hơn.
Trong số những lý do trên, có những điều khá là nhỏ nhặt; nhưng vì những điều nhỏ nhặt mà lại thay đổi công việc thường xuyên; thì bạn đang gián tiếp nói với nhà tuyển dụng “Tôi có thể nghỉ việc bất cứ khi nào tôi thích”. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng có thể nhận ra ứng viên trên là người không chỉ thiếu tính kiên định; mà tầm nhìn trong cuộc sống cũng không dài hạn. Ứng viên này không có tính cam kết lâu dài và khả năng chịu áp lực công việc, cũng như năng lực thực thi hiển nhiên cũng có vấn đề. Quá trình nhảy việc của bạn mất 8 năm; không gian để tiếp tục bồi dưỡng và phát triển sẽ không còn quá lớn.
Bạn sẽ không tìm thấy một nhân viên giỏi, mẫn cán nào mà nghỉ việc chỉ vì “vị trí của công ty”. Và tất nhiên, doanh nghiệp phát triển mỗi ngày; những người thiếu kiên định sẽ nghỉ việc trước một sự thay đổi dù nhỏ.
++ Tổng hợp mẫu CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Sai lầm không có quyết tâm và lười suy nghĩ
Chắc hẳn rất nhiều lần bạn phỏng vấn và gặp câu hỏi dạng thử thách, tình huống thử thách tư duy. Mỗi lần như thế, bạn thường phản ứng như thế nào? Đáng buổn là nhiều ứng viên thường có xu hướng trốn tránh trả lời hoặc tự cho rằng bản thân không làm được. Bên cạnh đó, họ không quên dành những lý do cường điệu hóa sự khó khăn; hay bất khả thi để thoái thác việc trả lời.
Thực chất, những câu trả lời thử thách tư duy không hẳn phân rõ thế nào là đúng, là sai; và chẳng ứng viên nào có câu trả lời giống ứng viên nào. Nhà tuyển dụng chỉ muốn xem xét khả năng tư duy của mỗi ứng viên. Việc ứng viên chưa thử suy nghĩ mà đã ngay lập tức từ chối trả lời; hay lập tức nghĩ mình không làm được thể hiện sự thiếu tự tin cũng như lười suy nghĩ.
Đối diện với những câu hỏi hóc búa, ứng viên nên coi đó là thử thách để vượt qua. Một người nhân viên chỉ nghĩ “Mình có tài nguyên gì, từ đó làm được điều gì”; mà không nghĩ “Mình muốn làm cái gì, cho nên phải đi tìm tài nguyên gì”; thì sẽ khó lòng đạt được thành tựu lớn.
Sai lầm không có năng lực nghiên cứu và thiếu tầm nhìn dài hạn
Có nhiều nhân viên, dù đã công tác nhiều năm trong lĩnh vực chuyên ngành của mình nhưng trình độ cũng chỉ đạt ở mức thuần thục chứ chưa nghiên cứu sâu hơn. Bên cạnh đó, với những lĩnh vực có liên quan cũng không thể hiện được điều gì quá sâu sắc. Điều này chứng tỏ năng lực học hỏi và thực thi của những ứng viên như vậy không quá nghiêm túc. Nếu không thay đổi, thì dù 10 hay 20 năm nữa, bạn cũng chỉ dừng lại ở mức nhân viên lành nghề; chứ chưa thể thành trụ cột không thể thay thế.
Bạn không cần đi nhanh, chỉ cần đừng bao giờ dừng lại. Chỉ cần bạn có mục tiêu và quyết tâm thực hiện được mục tiêu đó; bạn sẽ tìm mọi cách để chạm tới nó. Mục tiêu càng lơn, sự kiên định càng nhiều, thì tiềm lực phát triển của một người sẽ càng xuất sắc. Ngược lại, một người không biết mình muốn gì thì luôn bị những lợi ích ngắn hạn làm “mờ mắt”.