Những nỗi sợ của sinh viên năm nhất, đừng lo vì ai cũng trải qua thôi!

Bước vào cánh cổng đại học, giống như một thế giới mới mở ra với sinh viên năm nhất. Bên cạnh niềm vui, sự hồi hộp, thích thú; sinh viên năm nhất cũng mang trong mình nhiều nỗi sợ. Tuy nhiên, hầu hết những nỗi sợ hãi của bạn sẽ mau chóng bay hơi trong vài tuần đầu tiên thôi. Hãy luôn có cá nhìn lạc quan và vui vẻ để sẵn sàng cho những thay đổi mới nhé.

Nỗi sợ số 1: Sinh viên năm nhất không biết tự giặt giũ nấu nướng

Trước khi vào học, bạn nên học nấu ăn và tự giặt giũ bằng cách xem bố mẹ, anh chị của bạn làm và làm thử. Nếu bạn nhập học rồi mà vẫn không biết cách nấu ăn; bạn có thể học tập một số người bạn của bạn. Đừng quá lo lắng bởi điều này vì cuối cùng vấn đề sẽ vẫn được giải quyết. Bạn phải giặt giũ, nấu nướng mỗi ngày để duy trì sinh hoạt; nhất là đối với những sinh viên xa nhà. Không cách này thì cách khác, sự thật là có những sinh viên năm cuối vẫn nấu ăn rất vụng về. Nhưng họ vẫn tiếp tục học tập và tốt nghiệp đấy thôi.

Nỗi sợ thứ 2: Nỗi nhớ gia đình, bạn bè

Nhớ gia đình là điều này chắc chắn rồi. Bạn sẽ nhớ tất cả những người thân ở quê nhà khi đi học xa. Cuộc sống xa nhà không phải là dễ dàng, bạn vừa phải tự lập vừa phải chống chọi với nỗi nhớ. Có nhiều cách để bạn giữ liên lạc với bạn bè, gia đình của bạn và cả nửa kia của bạn nữa. Vì vậy, hãy về thăm họ nhiều nhất có thể nhé. Nếu nhà bạn ở xa, thường xuyên gọi điện về hỏi thăm bố mẹ nhé. Những ngày đầu bạn có thể mải vui mà quên mất gia đình. Nhưng tin tôi đi, bạn sẽ nhớ mọi người lắm!

Nỗi sợ thứ 3: Sinh viên năm nhất làm sao để kết bạn mới đây?

Bước vào cánh cửa đại học, tất cả mọi người đều là người mới và hầu như không ai biết ai cả. Mọi người cũng như bạn thôi, đều đang tìm cách để gặp gỡ những người khác. Hãy hít một hơi thật sâu và tự giới thiệu mình nhé. Bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ hay tổ chức dành cho sinh viên; để mở rộng quan hệ, làm quen với những người như mình. Nhiều hội nhóm thường tổ chức các đợt tuyển thành viên mới vào dịp đầu năm học; và luôn ưu tiên chào đón sinh viên năm nhất.

nỗi sợ sinh viên năm nhất

Nhóm bạn thời đại học có thể sẽ chính là những người ảnh hưởng nhất đến cuộc sống sau này của bạn. Thế nên, đừng bao giờ ngại mở lòng với mọi người.

Nỗi sợ thứ 4: Liệu mình có hòa hợp với bạn cùng phòng không?

Khi đi học đại học, chuyện ở ký túc xá hay thuê trọ cùng là là điều hết sức bình thường. Và chuyện hòa hợp với bạn cùng phòng là một vấn đề mà nhiều sinh viên quan tâm. Bởi ở với gia đình đôi khi cũng có nhiều mâu thuẫn, nữa là ở cùng một người xa lạ. Thêm nữa là những lời đồn, kiểu như “Bạn thân ở với nhau sẽ không thân nữa”. Đây là, tất nhiên có thể một khả năng, nhưng là khả năng rất nhỏ thôi; đại đa số các sinh viên đại học thường đối tốt với bạn cùng phòng của bạn.

Bạn có thể gặp nhiều vấn đề với bạn cùng phòng của mình do khác biệt lối sống và sinh hoạt; nhưng sau cùng, các bạn sẽ cùng nhau giải quyết ổn thỏa nếu đôi bên cùng có thiện chí. Thực tế có rất nhiều đôi bạn, ở với nhau từ khi chân ướt chân ráo vào đại học, đến khi tốt nghiệp, đi làm.

Nỗi sợ thứ 5: Khi ốm liệu ai sẽ chăm sóc cho mình đây?

Không giống như khi ở nhà, mỗi lần đổ bệnh sẽ có bố mẹ sốt sắng chăm lo. Nhiều sinh viên năm nhất rơi vào trạng thái tủi thân khi dù ốm nhưng cái gì cũng phải tự làm. Bạn cũng nên dần rèn luyện thói quen tự chăm sóc cho bản thân ngay cả lúc ốm. Điều này sau cùng sẽ có lợi cho chính bạn. Không còn là những ngày nũng nịu không chịu ăn nữa, không chịu uống thuốc nữa.

Tuy nhiên, những lúc như vậy, sự quan tâm của anh/chị em chiến hữu cùng phòng sẽ khiến cho bạn cảm thấy như gia đình thứ hai. Sẽ trở thành những kỳ niệm không bao giờ quên trong quãng đời sinh viên.

Nỗi sợ thứ 6: Không hiểu nổi những kiến thức “hàn lâm”

Phong cách học tập và giảng dạy thời đại học khác hẳn với 12 năm học trước đây. Do vậy, không ít sinh viên năm nhất sau khi học vài buổi đầu sẽ bị hẫng. Học đại học tất nhiên sẽ hàn lâm và chuyên sâu hơn khi bạn còn học phổ thông. Lượng bài tập sẽ tăng lên khiến bạn bị rơi vào trạng thái căng thẳng. Điểm trung bình của bạn sẽ “xuống dốc không phanh”; khi bạn vào học đại học là khá phổ biến nếu bạn lười học. Nhiều học sinh đạt 12 năm học sinh giỏi, học đại học lại trở thành sinh viên “lẹt đẹt” nhất lớp.

Đứng quá căng thẳng, bởi cuộc đời này sẽ giúp bạn nhận ra, bạn chỉ là một con người nhỏ bé. Ở trường cấp 3, bạn có thể giỏi nhất lớp; nhưng học đại học bạn xuống “top giữa”, “top cuối” là chuyện bình thường. Đừng quá căng thẳng vì ai cũng như bạn thôi. Hãy đi học đều, bạn có thể nhờ tới thầy cô giáo; bạn học hay đến thư viện của trường nếu bạn cần sự trợ giúp.