Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời?

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời?

Khác với suy nghĩ thông thường cho rằng khi được thăng chức thật thích thú và dễ dàng, thực tế đã chứng tỏ rằng đây là thời kỳ khó khăn nhất khi những nhà lãnh đạo phải đương đầu với nhiều thách thức mới, thậm chí gặp nhiều áp lực nhất khi phải xử lý những tình huống phức tạp. 

Đặc biệt, nếu bạn đang ở trong những ngày đầu tiên làm “sếp”, đừng quên đặt cho mình câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời?” để từng bước xác định được phong cách quản lý và những kỹ năng bạn cần thu nạp, trau dồi mỗi ngày. Đó là những kỹ năng gì? Tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 1

Người quản lý là người thực hiện các hoạt động quản lý bao gồm đặt ra các chiến lược, kế hoạch của tổ chức và điều phối việc làm của các nhân viên cấp dưới thông qua các nguồn lực của công ty như tài chính, công nghệ, con người để những mục tiêu, chiến lược đó trở thành hiện thực.

Người quản lý đóng vai trò rất cao cả từ lên kế hoạch cho tổ chức, kiểm tra và giám sát nhân viên, bên cạnh đó còn là kiểm soát các nguồn lực sẵn có một cách đúng đắn để đạt được hiệu quả trong công việc.

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 2

Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 từ TopCV Việt Nam, có 19,7% nhân viên nghỉ việc vì Mối quan hệ không tốt với sếp / đồng nghiệp, đứng thứ 5 trong Top các lý do khiến người lao động muốn thay đổi công việc. Cũng theo nghiên cứu của McKinsey, trên thực tế một trong những yếu tố hàng đầu mà các nhân viên viện dẫn làm lý do nghỉ việc trong Làn sóng tiêu hao lực lượng lao động (Great Attrition) là họ cảm thấy không được quản lý của mình coi trọng. Vì vậy có thể nhận thấy rằng vai trò của người quản lý vô cùng quan trọng đối với cả nhân viên cấp dưới và công ty.

Nhưng để trở thành một người sếp tốt không hề dễ dàng – một nghiên cứu cho thấy chỉ 10% người thiên bẩm sở hữu tất cả đặc điểm cần thiết để trở thành một nhà quản lý giỏi. Nhiều lời khuyến khích dành cho các nhà lãnh đạo cũng bị lệch lạc; nghiên cứu cho thấy rằng một số nhà lãnh đạo thậm chí có thể đạt được vị trí của họ bằng cách tự cho mình là trung tâm, tự kiêu, tự luyến và thao túng tâm lý.

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 3

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận để đề ra các kế hoạch công việc và tạo động lực cho nhân viên qua các giai đoạn khác nhau. Dựa trên những tính cách và phương pháp mà tạo ra nhiều phong cách khác nhau.

Các phong cách lãnh đạo có thể được phân loại dựa trên cách tiếp cận hành vi hoặc cách tiếp cận tình huống. Những cách tiếp cận này bao gồm một số lý thuyết được giải thích qua mô hình gốc:

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 4

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán được định nghĩa theo cách tiếp cận từ trên xuống khi đề cập đến tất cả các quá trình ra quyết định, thủ tục và chính sách trong một tổ chức. Một nhà lãnh đạo độc đoán ít tập trung vào việc thu thập ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm và có xu hướng đưa ra các quyết định điều hành mà những người khác phải tuân theo.

Ưu điểm: 

  • Đưa ra các quyết định hiệu quả cho công việc
  • Giữ cho các nhóm gắn kết và nhất quán 
  • Giao nhiệm vụ cá nhân một cách rõ ràng vì họ sẽ được giao các nhiệm vụ cụ thể và cần hoàn thành các nhiệm vụ đó

Nhược điểm:

  • Có thể kìm hãm sự sáng tạo, cộng tác và đổi mới
  • Không tạo nên sự đa dạng trong tư duy công việc
  • Có thể dẫn đến các cá nhân và nhóm bị chia rẽ, nhân viên không có quyền nêu ý kiến cá nhân 
  • Không cho phép sự cố vấn từ bên ngoài hoặc phát triển chuyên môn

2. Phong cách lãnh đạo quan liêu

Phong cách lãnh đạo quan liêu dựa vào một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng, các quy định chặt chẽ và sự cải tổ. Như tên gọi, đây là phong cách lãnh đạo thường thấy trong các cơ quan chính phủ, cũng như quân đội và các tổ chức công cộng.

Ưu điểm:

  • Ổn định về quy định và kết quả
  • Loại bỏ chủ nghĩa thiên vị trong công việc
  • Vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng rất rõ ràng
  • Một tập hợp các quy trình và quy định rõ ràng 

Nhược điểm:

  • Không hiệu quả vì mọi thứ đều phải thông qua một chuỗi lệnh
  • Không khuyến khích sự phát triển cá nhân hoặc nghề nghiệp của một cá nhân
  • Kìm hãm sự sáng tạo, đổi mới và tư duy tự do
  • Không thúc đẩy sự hợp tác hoặc xây dựng mối quan hệ trong các nhóm
  • Có thể gây khó khăn khi phản ứng với sự thay đổi 
Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 5

3. Phong cách lãnh đạo giao dịch

Lãnh đạo giao dịch được xác định bởi sự kiểm soát, tổ chức và lập kế hoạch ngắn hạn. Các nhà lãnh đạo áp dụng phong cách này dựa vào một hệ thống khen thưởng và trừng phạt để thúc đẩy nhân viên. Như bạn có thể thấy, có nhiều điểm tương đồng giữa lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo độc đoán. 

Sự khác biệt chính là lãnh đạo giao dịch có sự trao đổi rõ ràng giữa người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm. Ví dụ, để đổi lấy sự tuân thủ và hiệu suất cao, một nhân viên có thể được thưởng bằng cách thăng chức.

Ưu điểm:

  • Phong cách lãnh đạo này phù hợp và có thể hiệu quả giúp đạt được mục tiêu ngắn hạn.
  • Quản lý hiệu quả các thành viên trong nhóm do hệ thống khen thưởng và trừng phạt.
  • Cung cấp cấu trúc và sự ổn định.

Nhược điểm:

  • Giới hạn sự sáng tạo, tăng trưởng và chủ động
  • Không thể tác động đến nhân viên bởi các động lực bên 
  • Khó tạo động lực cho những ai đang tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp và cá nhân

4. Phong cách lãnh đạo lôi cuốn

Khả năng lãnh đạo lôi cuốn được định nghĩa bởi một nhà lãnh đạo sử dụng các kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục và sức lôi cuốn của họ để ảnh hưởng đến người khác. 

Các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn, nhờ khả năng kết nối với mọi người ở mức độ sâu sắc, đặc biệt có giá trị trong các doanh nghiệp đang đối mặt với khủng hoảng hoặc đang trên con đường đấu tranh phát triển.

Ưu điểm:

  • Truyền cảm hứng và động lực cao
  • Khuyến khích sự thân thiết, cộng tác và đoàn kết
  • Giúp cho nhân viên cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu
  • Tạo ra chuyển động hướng tới sự thay đổi tích cực

Nhược điểm:

  • Có thiên hướng tập trung đến bản thân hơn là nhân viên
  • Thường được xem là nông cạn hoặc kém cỏi

5. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi tạo ra tầm nhìn dựa trên nhu cầu đã xác định và hướng dẫn nhóm của họ hướng tới mục tiêu thống nhất, thông qua nguồn cảm hứng và động lực. 

Sự khác biệt chính giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và các phong cách khác mà chúng tôi đã đề cập là phong cách này tập trung vào việc thay đổi các hệ thống và quy trình không hoạt động.

Ưu điểm:

  • Tạo động lực cho đội nhóm
  • Cố gắng xây dựng các mối quan hệ bền chặt và khuyến khích cộng tác
  • Cung cấp cho các thành viên trong nhóm quyền tự chủ để thực hiện công việc của họ
  • Có sự sáng tạo, phát triển và đồng cảm hơn trong các nhóm

Nhược điểm:

  • Có thể không phù hợp cho các tổ chức cụ thể, ví dụ: tổ chức quan liêu
  • Có thể gây ra cảm giác bất ổn khi phá vỡ quy trình
  • Rất nhiều áp lực đối với người lãnh đạo
Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 6

6. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là việc để nhiều người tham gia vào quá trình ra quyết định. Kiểu lãnh đạo này có thể được nhìn thấy trong nhiều bối cảnh, từ doanh nghiệp, trường học đến cơ quan chính phủ.

Ưu điểm:

  • Khuyến khích cộng tác 
  • Bao gồm nhiều ý kiến và cách suy nghĩ khác nhau
  • Dẫn đến sự tham gia và năng suất của nhóm cao hơn
  • Có thể tạo ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn
  • Kết quả được đa số ủng hộ

Nhược điểm:

  • Ý kiến thiểu số bị loại bỏ
  • Sự tham gia của nhiều người có thể dẫn đến nhiều khoảng cách giao tiếp và nhầm lẫn
  • Có thể mất nhiều thời gian hơn để đi đến quyết định 
  • Một nhóm không có kỹ năng hoặc chưa được đào tạo có thể dẫn đến việc ra quyết định nhiều hơn

7. Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Phong cách lãnh đạo huấn luyện là một phong cách được xác định bằng sự hợp tác, hỗ trợ và hướng dẫn. Các nhà lãnh đạo huấn luyện tập trung vào việc phát huy những ưu điểm của nhân viên bằng cách hướng dẫn họ vượt qua các mục tiêu và trở ngại. 

Ưu điểm:

  • Khuyến khích giao tiếp và cộng tác hai chiều
  • Thu hút nhiều phản hồi mang tính xây dựng
  • Tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của các cá nhân
  • Tập trung vào việc hỗ trợ chứ không phải phán xét 
  • Tạo cơ hội để phát triển và tư duy sáng tạo 

Nhược điểm:

  • Sử dụng nhiều tài nguyên vì phong cách đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng
  • Không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả nhanh nhất, hiệu quả nhất 
  • Có thể không phải là lựa chọn lý tưởng cho các công ty có áp lực cao hoặc dựa trên kết quả nghiêm ngặt

8. Phong cách lãnh đạo Laissez-Faire hay Phong cách lãnh đạo trao quyền

Phong cách lãnh đạo Laissez-faire có cách tiếp cận riêng và cho người khác quyền tự do đưa ra quyết định. Trong khi các nhà lãnh đạo vẫn cung cấp cho các nhóm của họ các nguồn lực và công cụ cần để thành công, họ vẫn chưa tập trung vào công việc hàng ngày. 

Đây là phong cách lãnh đạo mà bạn thường thấy trong các môi trường sáng tạo, chẳng hạn như công ty quảng cáo hoặc công ty khởi nghiệp, do nó phong cách lãnh đạo này khuyến khích suy nghĩ độc lập. 

Ưu điểm:

  • Trao quyền cho các cá nhân thực hành các kỹ năng lãnh đạo của họ
  • Có thể dẫn đến tăng khả năng sáng tạo và đổi mới
  • Ít sợ thất bại 
  • Khuyến khích sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm và người lãnh đạo
  • Thấm nhuần tư tưởng hoạt động độc lập

Nhược điểm:

  • Có thể dẫn đến năng suất thấp 
  • Xung đột giữa các thành viên trong nhóm là phổ biến 
  • Có thể dẫn đến nhầm lẫn về vai trò và trách nhiệm
  • Sẽ không hiệu quả với một nhóm không có kỹ năng hoặc không có động lực 

Có thể nhận xét trong tất cả các phong cách lãnh đạo đây là phong cách linh hoạt nhất. Lịch sử cũng đã từng chứng kiến nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng thể hiện những đặc điểm của phong cách quản lý tự do này như Steve Jobs – Nhà phát minh, nhà thiết kế và là người đồng sáng lập, Chủ tịch của đế chế Apple Inc hay Cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover, đứng thứ 24 trong danh sách những Tổng thống Mỹ nổi tiếng.

Dù vậy, mỗi nhà quản lý đều sở hữu cho mình một phong cách lãnh đạo riêng hoặc kết hợp một vài phong cách lãnh đạo trong những thời gian khác nhau. Phong cách lãnh đạo phù hợp cũng được quyết định bởi 4 yếu tố quan trọng khác như:

  • Môi trường làm việc
  • Trình độ và năng lực của nhà quản lý
  • Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên
  • Tâm lý nhà quản lý

Hãy lựa chọn cho mình phong cách quản lý phù hợp, đồng thời tối ưu dần qua thời gian, chắc chắn rằng bạn sẽ rút ra được những phương pháp quản lý thích hợp nhất trong mỗi giai đoạn.

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 7

Cả thế giới đều biết Google là công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Riêng trong giới quản trị, Google còn được biết đến là công ty hàng đầu sở hữu những nhà quản lý hàng đầu, cùng môi trường làm việc lý tưởng toàn cầu cùng những dự án nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của toàn bộ nhân viên công ty.

Một trong những dự án nổi bật đó là Oxygen Project xuất phát từ những phàn nàn về công tác quản lý của công ty này. Công ty đã quyết định tiến hành một nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa các nhà quản lý được đánh giá cao và những người được đánh giá thấp, bằng cách thống kê hiệu suất công việc trong quá khứ, ghi nhận đánh giá của nhân viên, và phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý.

Cuộc khảo sát kéo dài liên tục trong vòng 10 năm từ 2008 đến 2018, lặp đi lặp lại mỗi năm và có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. Cuộc khảo sát thập kỷ này đã chỉ ra 10 đặc tính thường thấy nhất ở các nhà quản lý tốt nhất của họ:

1. Là huấn luyện viên giỏi (Is a good coach)

2. Trao quyền cho cấp dưới và không quản lý vi mô (Empowers the team and does not micromanage)

3. Tạo một môi trường làm việc nhóm lành mạnh, thể hiện sự quan tâm đến thành công và hạnh phúc của cá nhân (Expresses interest in and concern for team members’ success and personal well-being)

4. Hướng đến kết quả và tính hiệu quả (Is productive and results-oriented)

5. Giao tiếp tốt, biết lắng nghe và chia sẻ thông tin (Is a good communicator—listens and shares information)

6. Hỗ trợ nhân viên phát triển nghề nghiệp và nâng cao hiệu suất (Helps with career development)

7. Có tầm nhìn / chiến lược rõ ràng cho đội (Has a clear vision and strategy for the team)

8. Có kỹ năng chuyên môn quan trọng để tư vấn cho nhóm (Has key technical skills that help him or her advise the team)

9. Hợp tác với các đội nhóm khác (Collaborates across Google)

10. Là người quyết đoán (Is a strong decision maker)

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 8

Từ kết quả nghiên cứu này, Google tiến hành “làm mới” văn hóa quản lý. Các nhà quản lý tại Google đều nhận thức được kết quả của Project Oxygen và thực hiện các bước để căn chỉnh bản thân theo danh sách 10 điểm đó. Entrepreneur dẫn lời Michele Donovan, người đứng đầu bộ phận điều hành nhân sự tại Google thời điểm đó: “Những phát hiện chính từ dự án có thể được tổng kết rằng việc có một người quản lý tốt trong tổ chức là điều vô cùng cần thiết, giống như oxy trong môi trường sống”. Donovan nhấn mạnh: “Nếu chúng ta làm cho các nhà quản lý tốt hơn, nó sẽ giống như một bầu không khí ngày càng trong lành”.

Những ngày đầu làm sếp: Làm thế nào để trở thành một người quản lý tuyệt vời? - Ảnh 9

Hy vọng rằng bạn sẽ sớm sở hữu các đặc điểm trên để từng bước trở thành một trong những nhà quản lý xuất sắc nhất dù ở trong bất kỳ môi trường làm việc. Người quản lý tốt cũng giống như oxy, bạn sẽ mang lại bao nhiêu oxy cho tổ chức của mình? 

Bất kể người quản lý nào cũng có thể trở thành một nhà quản lý tốt hơn, từ đó, đóng một vai trò thiết yếu trong việc nâng cao mức độ hạnh phúc tại nơi làm việc và sự hài lòng của nhân viên, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chúc bạn sớm trở thành nhà quản lý tài ba! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiết theo từ TopCV.

– Android: http://bit.ly/2FnLblz