Nhân viên sales có nên “chiều” khách hàng “tới bến”

Với quan điểm “khách hàng là thượng đế”; rất nhiều doanh nghiệp và người làm sales vì thế mà luôn chiều khách hết mực khi bán hàng. Đối với họ, khách hàng là người trả lương cho mình; là người mang lại miếng cơm manh áo. Đối với doanh nghiệp, khách hàng mang lại thành công cho doanh nghiệp. Bạn nghĩ sao về quan điểm này?

Làm sales chiều khách đúng hay sai?

Khi kinh doanh, việc chiều khách, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách là một việc cần thiết. Thế nhưng “chiều” như thế nào và mức độ như thế nào cho phù hợp. Chiều lòng khách chắc chắn là đúng đối với dân kinh doanh. Nhưng tất nhiên, như bao việc khác, bạn cần có điểm dừng; dù là nhu cầu của khách, nhưng nó cũng cần thuộc phạm vi khuôn khổ. Phạm vi này có thể là quy tắc ứng xử riêng của doanh nghiệp, hay chính là đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Nếu bạn chiều lòng tất cả mọi người; hoặc tất cả các khách hàng tức là bạn đang ba phải. Việc này sẽ khiến bạn dần trở nên xa rời triết lý kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp. Vì thế, không chiều ai quá mức cả, bạn chỉ nên phục vụ tốt tập khách hàng mục tiêu của riêng mình mà thôi.

Ví dụ: Một tiệm đồ ăn thấy đối thủ của mình bán gì trong menu là liền yêu cầu nhân viên thêm menu của mình. Khách hàng đến quan gọi món gì lạ là tức tốc mua nguyên liệu về làm ngay. Với cách hoạt động như vậy, chẳng mấy chốc mà quán của bạn mất dần đi bản sắc riêng; và nhanh chóng sập tiệm

Việc bắt chước đối thủ, chiều lòng khách hàng như vây là không sai. Nhưng, bất kỳ chiến lược nào đều để phục vụ một mục tiêu chung. Bạn đa dạng hóa sản phẩm không theo mục tiêu. Không tạo được sự khác biệt sản phẩm của mình. Bạn chạy theo khách hàng, mong muốn làm hài lòng tất cả mọi người. Từ đó, bạn sẽ trở thành một người làm sales quá dễ dãi. Tức là bạn mất đi bản sắc của mình đồng thời làm gia tăng chi phí cho chính mình. Mà trong kinh doanh, điều quan trọng nhất là bạn phải đưa ra cho khách hàng lý do tại sao họ nên chọn bạn?

Chiều khách hàng “tới bến” không chỉ làm dân sales khó chịu, mà còn khiến cho khách hàng thô lỗ “được đà lấn lướt”

Gordon Bethune; người biến Continental Airlines thành hãng hàng không “từ tệ nhất đến tiên phong; không áp dụng phương châm “khách hàng luôn đúng”. Trong tình huống xung đột giữa nhân viên công ty và những khách hàng khó chiều; ông luôn đứng về phía nhân viên mình. 

” Họ phải đối mặt với những khách hàng như vậy hết ngày này tới tháng khác. Việc bạn mua một chiếc vé máy bay; không có nghĩa là bạn được hành hạ nhân viên của chúng tôi.” – Gordon Bethune cho biết. Đối với tôi, quan điểm này hoàn toàn đúng. Bởi nếu phải lựa chọn giữa những người kề vai sát cánh cùng phát triển công ty; với việc nghe theo một kẻ giận dữ cứ khăng khăng đòi bay đến NewYork miễn phí; vì bạn không phục vụ salad cho anh ta, thì bạn sẽ chọn gì nào?

sales chiều khách

Đối với những khách hàng “oái oăm”, với yêu cầu chẳng giống ai; bạn hoàn toàn có quyền từ chối phục vụ họ. Bởi nếu dân sales “chiều” khách ngay cả khi bản thân cảm thấy không thoải mái. Bạn đang cố tình rời xa triết lý kinh doanh của bản thân; và khiến cho khách hàng thô lỗ lạm dụng nó để đòi hỏi mọi thứ.

Đối với nhân viên tín dụng ngân hàng, một ngày bạn gặp bao nhiều khách vay, khách tất toán, khách ra hạn xe? Rất nhiều khách hàng cho rằng, chỉ việc của họ mới là quan trọng. Họ yêu cầu bạn phải làm ngay, làm luôn. Nếu bạn không thể, họ lại nghĩ rằng bạn đang “vòi vĩnh” và nói những lời lẽ khó nghe. Hãy dùng nguyên tắc và quy định để làm việc với những khách hàng như thế này. Đừng xuống nước hay cố gắng làm theo mọi nhu cầu của họ.

Dân sales cần học cách nói không một cách khéo léo

Từ chối một yêu cầu khách hàng không phải là dễ dàng, nhưng nó còn tốt hơn việc lơ là tập trung hoặc doanh nghiệp của bạn thất bại hoàn toàn. Bạn cần phải nói không hãy thực hiện phải làm điều đó đúng cách. 

Ghi nhận, nghiên cứu các yêu cầu và phản hồi ngay khi cần thiết

Hãy cho người khác thấy rằng bạn hiểu những gì họ đang yêu câu và lý do tại sao bạn từ chối. Bên cạnh đó, hãy cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật nếu một ngày nào đó công ty của bạn cung cấp những gì đã được yêu cầu. 

Đề xuất khách hàng tham khảo nhà cung cấp khác

Đây là một cách tuyệt vời để truyền niềm tin và duy trì một mối quan hệ tích cực với khách hàng sau khi bạn đã nói không. Nếu yêu cầu là thực sự quan trọng đối với họ, bạn vẫn đang cung cấp một cách để họ nhận được những gì mong muốn.

Khi bạn xem xét một yêu cầu của khách hàng, hãy chắc chắn rằng bạn đang nghĩ về tầm nhìn và mục tiêu của công ty bạn. Sau tất cả, hãy giữ vững vị trí dẫn dắt của mình. Đó là điều bạn cần thực hiện để giữ cho đội ngũ của mình đi đúng hướng và cho mọi người hiểu rằng tại sao sản phẩm hay dịch vụ hiện tại của bạn sẽ hữu dụng với cho họ.

Cố gắng làm hết sức cho khách hàng, nghĩ cho khách hàng, tôn trọng khách hàng. Làm sales, bán hàng nên chiều khách, nhưng không có nghĩa là phải tới bến.