Nhà tuyển dụng vẫn sẽ nở nụ cười nếu bạn từ chối, xin dời lịch phỏng vấn theo cách này

Trong quá trình tìm việc và tham gia các buổi phỏng vấn. Bên cạnh việc chuẩn bị làm sao để đưa ra câu trả lời tốt nhất; cũng có những buổi phỏng vấn bạn cảm thấy không phù hợp và muốn từ chối; hoặc muốn dời lịch phỏng vấn vì vấn đề cá nhân. Nhưng bạn nên từ chối thời điểm nào và từ chối sao để giữ mối quan hệ với nhà tuyển dụng?

Xác định lý do tại sao cần từ chối phỏng vấn một cách hợp lý

Thực tế, tôi luôn khuyên các ứng viên hãy cố gắng tham gia các buổi phỏng vấn. Bởi ít nhiều bạn sẽ nhận được kinh nghiệm, trải nghiệm phỏng vấn cho lần sau. Bởi đi phỏng vấn cũng là cơ hội giúp bạn tìm hiểu thêm về môi trường làm việc này. Vậy nên, nếu có thời gian hãy cố gắng đi phỏng vấn. Nếu từ chối hãy xác định đúng lý do; dưới đây là một số lý do bạn có thể tham khảo khi quyết định từ chối phỏng vấn.

  • Bạn đang có công việc ổn định rồi và không có ý định chuyển việc
  • Đây là vòng phỏng vấn thứ hai (hoặc thứ 3). Bạn đã tham gia phỏng vấn vòng 1 và thấy rằng công việc này không phù hợp với bạn.
  • Bạn có ấn tượng không tốt trong một lần sử dụng dịch vụ của chính công ty. Hoặc bạn bè từng làm ở đấy trước đó không có trải nghiệm tốt khi làm việc ở đây.
  • Bạn biết một vài người làm ở đây và có mâu thuẫn với những người đó

Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác như mức lương, văn hóa doanh nghiệp,.. Tuy nhiên, đó đều là những yếu tố có thể cân nhắc được; nên tốt nhất hãy tham gia phỏng vấn nếu lý do không quá lớn, hay không quá tiêu cực. Nên nhớ, khi có ý định ứng tuyển vào doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu. Khi chuẩn bị đến phỏng vấn bạn càng cần tìm hiểu kĩ hơn. Vậy nên đừng để một vài đánh giá chưa được kiểm chứng ảnh hưởng tới quyết định có đi phỏng vấy hay không của bạn.

Làm sao từ chối phỏng vấn, hẹn lại lịch phỏng vấn khéo léo

Giữ mối quan hệ với nhà tuyển dụng và doanh nghiệp là điều cần thiết. Bởi biết đâu bạn sẽ gặp họ trên con đường sự nghiệp sau này. Chính vì vậy, dù sử dụng phương pháp nào dưới đây để từ chối phỏng vấn, hẹn lai lịch phỏng vấn; bạn cũng cần khéo léo vận dụng kỹ năng giao tiếp của bản thâm.

từ chối phỏng vấn

Đưa ra lý do trung thực

Xây dựng sự tin tưởng với nhà tuyển dụng dù cho bạn không còn liên lạc với công ty đó nữa. Đừng nói dối vì biết đâu tương lai đó lại là một công ty phù hợp; và lý do ngày trước của bạn lại bị phanh phui. Chẳng ai muốn mang tiếng xấu đâu nhỉ.

Vậy khi bạn không thể tới hẹn phỏng vấn thì sao? Hãy nhớ viết email nói rõ lý do và bằng chứng xác thực rõ ràng. Bạn sẽ tăng cơ hội được hẹn lịch phỏng vấn lại đó. Còn nếu lý do là kẹt xe, hay xe hư,…. thì bỏ đi nha. Bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay thôi, vừa không hợp lý vừa thấy sự không đầu tư cho vị trí tuyển dụng.

Còn với những lý do không thể có bằng chứng xác thực, well, vẫn cứ viết email thông báo thôi. Vẫn là cho thấy thái độ nghiêm túc của bạn với việc ứng tuyển, dù kết quả có ra sao thì bạn vẫn hài lòng với ứng xử chuyên nghiệp của mình nhé.

Ứng cử ứng viên bạn nghĩ là tiềm năng

Đây không phải là hành động phổ biến ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài, việc bạn đề xuất một ứng viên tiềm năng cho công ty lại không hiếm gặp, thậm chí còn được đề cao cho sự quan tâm bạn dành cho công ty đó. Tuy nhiên, hãy nhớ là bạn đã có sự cho phép sử dụng thông tin của “ứng viên tiềm năng” đó nhé.

Goi điện ngay sau khi gửi mail

Bạn nên gọi điện cho nhà tuyển dụng để chắc chắn họ đã nhận được mail. Bên cạnh đó, bạn có thể nhắc lại thông tin trong mail khi gọi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail thoại nếu cần. Khi nhắc tới lí do từ chối phỏng vấn, bạn chỉ cần nói rằng đây chưa phải thời điểm phù hợp và nói về kế hoạch tìm kiếm công việc hiện tại.

Đừng tắt máy, hay chặn số điện thoại của bộ phận nhân sự. Điều đó chỉ khiến họ đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp. Và làm mất uy tín của chính bản thân bạn mà thôi.

Hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng bỏ mặc ứng viên sau buổi phỏng vấn. Không một hồi âm, không kết quả. Nếu đã từng gửi đơn ứng tuyển và chẳng nhận được hồi âm; bạn sẽ cảm thấy không trả lời mail mời phỏng vấn cũng ổn và nhà tuyển dụng cũng làm thế. Thế nhưng, thay vì làm giống họ, hãy cứ chuyên nghiệp và là chính mình!