Ngay cả những người bản lĩnh nhất cũng khó tránh khỏi những áp lực vô hình này tại nơi công sở. Chúng dường như không liên quan đến công việc nhưng lại có tác động rất nhiều tới sự nghiệp của bạn.
Môi trường công sở hiện nay thường trực rất nhiều nỗi lo lắng đối với người đi làm. Chúng ta thường bàn rất nhiều đến bí quyết thành công; thăng tiến hay các hòa nhập, thích nghi với môi trường. Nhưng ít ai hiểu rõ về khía cạnh tâm lý của dân công sở mang tên “sự sợ hãi nơi công sở”.
Đó là những cảm xúc lo âu thường trực; tồn tại ở cả những người trông có vẻ mạnh mẽ và đầy bản lĩnh; tạo ra những áp lực vô hình. Chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực theo nhiều cách đến hiệu suất công việc và khả năng phát triển sự nghiệp của tất cả mọi người.
Khi thoát khỏi được những áp lực không đáng có này; bạn có thể thoải mái và tự tin trong công việc và đạt được những bước tiến dài không ngờ trong sự nghiệp:
1. Luôn lo lắng về vẻ bề ngoài khi đi làm
Vài năm trước, Heather Taylor từng làm việc trong một công ty có yêu cầu “bất thành văn” là luôn phải chỉn chu khi đi làm. Các cô gái luôn làm tóc, trang điểm và mặc những bộ đồ đẹp nhất khi tới công sở. Trong khi đó, Heather lại là một người khá xuề xòa trong việc ăn mặc.
Tất nhiên, cô vẫn chọn những trang phục lịch sự; nhưng không quá cầu kỳ và nổi bật như những người khác. Trong môi trường làm việc như vậy, không ít lần cô băn khoăn về sự lựa chọn trang phục đi làm của mình.
Nhìn nhận lại, Heather cho rằng, vẻ bề ngoài không phải là điều quá quan trọng trong công việc. Lo Lắng về việc làm tóc; sơn móng tay; chọn những bộ đồ nổi bật khi đi làm quá lãng phí thời gian. Thay vì để ý đến những chi tiết này; có lẽ tốt hơn cô nên dành thời gian để làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.
Dần dần, Heather học cách nhìn nhận mọi thứ đơn giản hơn và hài lòng với vẻ bề ngoài của mình. Thay vì dành cả tiếng băn khoăn lựa chọn trang phục, kiểu tóc khi đi làm; Heather dành thời gian để xem qua kế hoạch công việc và chuẩn bị cho những việc quan trọng trong ngày. Cũng nhờ đó, cô cảm thấy thoải mái khi đi làm; và dường như mọi công việc đều được vận hành một các suôn sẻ không ngờ.
2. Căng thẳng vì cách ứng xử trong công việc
Đây là một lo lắng kinh điển của bất kỳ ai đi làm, đặc biệt là khi bạn mới đến và vẫn đang cố gắng thể hiện bản thân mình. Keina Bowling, Giám đốc Martketing của công ty Stand Steady nói rằng: Từ khi ra trường và đi làm, tôi luôn muốn gây ấn tượng với cấp trên và đưa ra những phản hồi đúng đắn trong mọi tình huống”. Điều này khiến Bowling thường gặp căng thẳng khi chuẩn bị cho các cuộc họp. Cô thường tưởng tượng ra trường hợp xấu nhất và khiến bản thân lo lắng không cần thiết.
Hiện tại, Bowling đã tự tin hơn rất nhiều và biết cách đưa ra câu trả lời cho mọi tình huống. Cô thậm chí có sẵn kịch bản để xử lý những cuộc họp tồi tệ nhất. “Tôi đã học được cách phản ứng đúng đắn trong các tình huống khó xử. Nếu bạn chưa thế đưa ra câu trả lời, hãy thẳng thắn thừa nhận và hẹn một thời điểm cụ thể để trả lời sau. Đó là cách ứng xử hoàn toàn có thể chấp nhận được”, Bowling nhấn mạnh.
3. Tự cho rằng bản thân còn thiếu kinh nghiệm
Nếu bạn lo lắng mình còn quá trẻ, non kinh nghiệm nên khó có thể được coi trọng tại nơi làm việc thì tin tốt là: Ai rồi cũng sẽ trưởng thành.
Tuổi tác là một mối lo ngại trước đây đối với Kate Groman – người sáng lập và CEO của Fort Mason Games. Trước đó, Gorman là một trong những người trẻ tuổi nhất tại nơi làm việc. Cô liên tục lo lắng rằng việc mình còn quá trẻ sẽ ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá và nhìn nhận năng lực.
Nếu có thể quay ngược thời gian về lúc đó; Gorman khuyên tuổi trẻ của bản thân rằng: Hãy tự tin hơn. “Tôi nhận ra rằng, năng lực và những đóng góp trong công việc thực sự quan trọng hơn tuổi tác. Hãy chứng minh bản thân bằng việc làm; điều đó mới quyết định vị thế khác biệt của bạn so với những người khác”, Gorman nói.
4. Lo lắng rằng liệu mọi người có thích bạn
Mối lo ngại phổ biến thứ 4 là: Liệu mọi người ở nơi làm việc có thích tôi không?
Jennifer Brick, người sáng lập công ty Capdeca Solutions, cũng có mối lo lắng tương tự. Hiện tại, cô đang bắt đầu công việc cũ “lần thứ 2”. Trước đó, Jennifer đã làm một công việc này trong 3 năm; và quyết định tìm cho bản thân nghỉ ngơi một thời gian. Hiện tại, cô quay trở lại với công việc của mình như một người mới bởi mọi thứ đã khác quá nhiều.
Trước đây, Jennifer từng là một nhân viên khá trầm tính. Giờ đây, cô thoải mái và giao tiếp với đồng nghiệp thoải mái hơn nhiều. “Tôi từng lo lắng rằng liệu các đồng nghiệp có ưa thích tôi hay không. Khả năng và trình độ của phụ nữ thường không tương ứng với mức độ được yêu thích của họ ở nơi làm việc”.
Thời gian trôi qua, Jennifer nhận ra; công việc của cô không phải là trở thành người bạn tốt nhất ở công sở. Nhiệm vụ của cô tại đây là công việc và những trách nhiệm, mục tiêu phải hoàn thành. Vì vậy, thay vì để ý quá nhiều đến các mối quan hệ, thành tích và tiến độ công việc mới là mối quan tâm hàng đầu. Kết quả công việc sẽ nói lên bạn là ai.