Ngày nay, CV giới thiệu bản thân là tấm thẻ thông hành vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Dựa vào CV giới thiệu đó, các nhà tuyển dụng mới có thể hiểu được con người và năng lực của người ứng tuyển. Tuy nhiên trong một bản CV giới thiệu bản thân, các ứng viên nên ghi gì và không nên ghi gì? Cùng TopCV tìm hiểu ngay nhé!
Nên ghi những gì vào CV giới thiệu bản thân?
Có thể nói trong mẫu CV giới thiệu bản thân đã có sẵn các thông tin để bạn điền vào. Ví dụ như phần thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, sở thích hay giải thưởng. Tuy nhiên một bản CV chất lượng luôn chứa đựng những thông tin đắt giá giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Vì thế khi viết CV bạn nên tập trung những phần sau:
Phần tự giới thiệu
Đây là phần bắt buộc phải có trong bất kỳ CV nào. Vì thế trong phần giới thiệu bạn cần ghi rõ ràng và đúng thông tin cần thiết. Cụ thể như tên họ nên viết hoa, còn địa chỉ chính xác nơi bạn đang sinh sống. Riêng mục số điện thoại hay email thì bạn chỉ cần ghi đúng với số bạn đang dùng. Hoặc là sử dụng email được đăng ký ngắn gọn súc tích, lịch sự và đúng tên của bạn là được. Như vậy, các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin và có thể liên lạc với bạn nhanh chóng.
Phần kinh nghiệm
Kinh nghiệm là phần nên tập trung nhất khi viết CV xin việc. Bởi kinh nghiệm làm việc của bạn càng nhiều thì mức độ CV vượt qua vòng đánh giá càng cao. Bạn có thể ghi vắn tắt kinh nghiệm của bạn qua từng năm thay vì theo tháng năm. Đồng thời ghi rõ tên công ty mà bạn đã từng làm qua. Hoặc là những bài học từ quá trình làm việc mà bạn tự rút ra chẳng hạn. Như vậy các nhà tuyển dụng mới nắm rõ được kinh nghiệm làm việc của bạn.
Song nếu bạn là một sinh viên vừa mới ra trường bạn có thể ghi kinh nghiệm trong thời gian thực tập. Hoặc là kinh nghiệm làm thêm; sẽ rất tốt nếu kinh nghiệm làm thêm của bạn phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Thêm vào đó, bạn có thể bổ sung các hoạt động ngoại khóa, đoàn thể hay tình nguyện.
Phần kỹ năng
Kỹ năng là phần bạn không thể bỏ sót khi làm CV giới thiệu bản thân. Nếu bạn hội tụ đủ 6 kỹ năng hoàn thiện; ví dụ như kỹ năng giao tiếp, tư duy, lãnh đạo, làm việc nhóm, dễ thích nghi hay thành thạo máy tính. Chắc chắn bạn sẽ ghi điểm hoàn thiện đối với các nhà tuyển dụng. Bởi những kỹ năng này đều phù hợp trong mọi hoàn cảnh công việc. Thêm một lưu ý, bạn không nên thổi phồng kỹ năng; bởi chỉ cần dựa vào những phần còn lại của CV và một vài câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, yếu điểm của bạn sẽ lộ rõ.
Bên cạnh đó, bạn sẽ có lợi thế rất lớn nếu bạn có thể giao tiếp được càng nhiều thứ tiếng. Vì đây là ưu điểm vượt trội mà ít bản CV nào có thể có được. Từ đó cơ hội vào vòng phỏng vấn của bạn sẽ cao hơn dự tính.
Phần trình độ học vấn
Một mục cuối cùng mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua nữa chính là trình độ học vấn. Bạn có thể ghi chi tiết bằng cấp như thế nào? Điểm chuyên môn cho chương trình đào tạo? Ngành nghề đang học? Bằng khen hay những giải thưởng mà bạn đạt được? Tốt nhất bạn nên ghi rõ ràng những giải thưởng nào phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Tất nhiên, những thông tin đó cần được chắt lọc để bản CV không bị quá dài hay lan man.
Những điều không nên ghi vào mẫu CV giới thiệu bản thân
Không có quá nhiều nội dung bạn không nên ghi vào CV giới thiệu bản thân. Bạn nên chăm chút kỹ lưỡng CV của mình, tránh mắc lỗi chính tả và quá dài dòng lan man. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hơn dưới đây là 2 vấn đề tuyệt đối bạn đừng bao giờ ghi vào CV. Nếu không CV của bạn sẽ không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Lý lịch bản thân và gia đình
Về cơ bản CV không giống sơ yếu lý lịch vì thế bạn không nên đưa vào quá nhiều chi tiết không cần thiết về thông tin cá nhân. Chẳng hạn như vấn đề liệt kê anh em và hoàn cảnh gia đình trong CV. Ví dụ như gia đình tôi có bao nhiêu người, năm nay mẹ bao nhiêu tuổi. Hay gia đình tôi có hoàn cảnh khó khăn chẳng hạn….
Mặc dù thông tin này có thể giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Tuy nhiên bạn không nên ghi như thế bởi phần này không có trong CV. Việc trình bày quá nhiều sẽ khiến CV của bạn giống một bài văn hơn là sự ngắn gọn chuyên nghiệp thường thấy. Hơn nữa các nhà tuyển dụng chỉ có 6 giây đọc qua 1 CV nên nếu viết dài quá sẽ không tốt.
Sở thích, tính cách cá nhân không phù hợp vị trí ứng tuyển
Sở thích cá nhân là một phần nên có trong CV nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ, bạn không nên sa đà quá vào phần này. Thêm vào đó, bạn cần lựa chọn những sở thích phù hợp với công việc; tránh lựa chọn những sở thích trái ngược với đặc tính của công việc.
Ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí ngành báo chí, truyền thông nhưng bạn lại ghi trong mục sở thích là thích ở nhà đọc truyện, thích nghe nhạc 1 mình,…Chắc chắn CV của bạn sẽ mất điểm với đối với các nhà ứng tuyển. Bởi ngành báo chí cần tuyển một người hoạt bát, giao tiếp giỏi có thể ứng phó với các tình huống bất ngờ.
Bạn ứng tuyển làm nhân viên kinh doanh, bạn không thể nói mình ghét tính toán, trí nhớ kém hay giao tiếp. Bạn làm kế toán bạn không thể nói mình thích làm biếng, hơi chậm chạp, thiếu cẩn thận,… Bởi đây là những tính cách bạn không nên có trong công việc mà mình ứng tuyển.
Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ tìm ra cho mình kinh nghiệm vàng khi soạn CV. Nhưng nếu trong quá trình thiết kế CV bạn cảm thấy không tự tin hay cần được hỗ trợ. Vậy hãy truy cập TopCV.vn hoặc là liên hệ qua SĐT (024).6680.5588 để được nhân viên tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những mẫu CV giới thiệu bản thân phù hợp với từng ngành nghề. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không đến với TopCV ngay hôm nay!