Phần mục tiêu nghề nghiệp (Objective) xuất hiện ngay trong phần đầu của CV của ứng viên. Đây là phần gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng nhưng không ít người thường xem nhẹ và viết cho có gây ra tình trạng “sáo rỗng”, rập khuôn. Vậy đâu là cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV “chuẩn chỉnh” nhất? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp là một vài dòng nói về định hướng, mục đích, kết quả mong muốn trong nghề nghiệp của bản thân; xuất hiện trong phần đầu CV giúp nhà tuyển dụng (nhà tuyển dụng) hiểu rõ hơn về bạn. Tuy nhiên phần mục tiêu nghề nghiệp (career objective) còn có thể được biến tấu thành Career Summary, Career Profile hay Executive Summary và nhiều cái tên khác. Và có một sự thật là nếu bạn viết Summary (tóm tắt) vào đầu CV, bạn sẽ có một phần mục tiêu nghề nghiệp hay hơn là chỉ đơn thuần viết về Objective (mục tiêu nghề nghiệp) rập khuôn và sáo rỗng.
Ở đầu CV, bạn có thể viết Career Summary, dùng để tóm tắt lại bản CV của bạn. Trong Career Summary đó thì nên có được ít nhất 3 ý sau:
- Background của bạn là gì? (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?
- Một vài skills thế mạnh của bạn (có liên quan đến công việc)
- Mục tiêu về ngành nghề, vị trí cụ thể mà bạn hướng đến trong 2-3 năm tới.
Career Summary không bắt buộc phải viết trong CV, bạn có thể chọn viết hoặc không. TopCV khuyên bạn nên viết Career Summary trong 2 trường hợp sau:
- Ứng viên ít kinh nghiệm, nên CV sẽ ngắn và ít thông tin. Career Summary sẽ giúp CV trông đầy đặn và đẹp đẽ hơn.
- Ứng viên nhiều kinh nghiệm, CV nếu không tóm gọn lại sẽ bị loãng, vì vậy cần Career Summary để nhà tuyển dụng đọc xong có cái nhìn khái quát về bản thân bạn trước khi đọc kĩ hơn các phần dưới.
>>> Tin liên quan: Những chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà bạn cần biết
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Một mẫu CV chuẩn dù là CV tiếng Việt hay CV tiếng Anh, dù bất cứ ngành nào từ CV ngành Xây dựng, Giáo dục, Truyền thông… thì luôn có phần mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại như vậy? Mục tiêu nghề nghiệp ở phần đầu tiên của CV giống như một lời tự quảng cáo về bản thân với nhà tuyển dụng. Quảng có có hay, có hấp dẫn thì người mua mới có hứng thú tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm. Phần mục tiêu nghề nghiệp cũng có vai trò tương tự, nó là phần để gây chú ý cho nhà tuyển dụng, khơi gợi hứng thú tìm hiểu sâu hơn về ứng viên từ phía người làm nhân sự. Vì vậy, nếu bạn mong muốn CV của mình nổi bật giữ một “rừng” CV khác thì bạn cần đầu tư viết phần mục tiêu nghề nghiệp thật hay.
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào?
Phần mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào để có mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong CV. Dưới đây là 3 chiến thuật bạn có thể sử dụng để viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Giới thiệu về bản thân ngay từ khi vào đề
“Người lên chiến lược truyền thông – marketing cho các nhãn hàng. Với 7 năm kinh nghiệm tại một công ty Startup, nhiều công ty truyền thông lớn và một agency; điều này giúp tôi có đủ hiểu biết và có cái nhìn khách quan cho các vấn đề. Là người có nhiều ý tưởng sáng tạo, có tinh thần làm việc nhóm và cống hiến hết mình cho công ty.”
Ở trên là một ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Bạn để ý tới những gì đầu tiên? Bạn có thấy các từ khóa “chiến lược truyền thông – marketing”, “7 năm kinh nghiệm”… Chỉ cần đọc lướt qua, nhà tuyển dụng cũng có thể biết đây là một người rất kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, và chắc chắn sẽ mong muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm trong CV.
Với mô-típ này các bạn nên viết thành 1 đoạn 3 câu: 1) Tự kiếm một cái danh xưng công việc để gọi mình 2) Số năm kinh nghiệm và các ngành nghề đã làm qua và 3) Tính cách trong công việc.
“Sale” bản thân.
Nếu các bạn đọc kĩ, cách viết này khác hẳn với Summary ở Cách 1. Nếu như cách 1 để giới thiệu về ngành nghề đã làm, tính cách, vị trí làm việc thì Cách 2 này nói luôn về việc bạn đã làm được gì, kết quả ra sao. Bây giờ những CV liệt kê kinh nghiệm đang trở nên nhàm chán, nếu bạn nói luôn về giải pháp thì biết đâu sẽ gây ấn tượng hơn.
Chẳng hạn, “Quản lý kinh doanh tại công ty phần mềm, thúc đẩy doanh thu; góp phần vào 30% doanh thu của cả công ty; tăng doanh thu nhờ xác định rõ nhu cầu khách hàng, đưa ra giải pháp và thiết lập các sản phẩm có thể giải quyết nhu cầu của khách hàng…”
Với cách viết này, Summary của bạn cần có 2 câu:
1) Giới thiệu về ngành nghề bạn đã làm
2) Những thành tích mà bạn đã đạt được trong lĩnh vực đó.
>>> Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp IT và những điều bạn nên biết
Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thành các gạch đầu dòng
Sử dụng gạch đầu dòng là cách làm khá phổ biến được nhiều người lựa chọn. Lợi thế của việc viết thành các gạch đầu dòng là giúp cho nhà tuyển dụng đọc nhanh hơn, scan dễ dàng hơn. Ngoài ra vì Summary nhìn ngắn hơn nên CV sẽ gọn gàng hơn nữa.
Bạn nào muốn viết theo gạch đầu dòng thì ít nhất nên có 2 ý:
- Kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào, số năm bao nhiêu?
- Một thành tích nổi bật của bạn trong công việc.
- ….
Một lời khuyên cuối cùng, hãy đọc thật kỹ tin tuyển dụng, suy nghĩ xem nhà tuyển dụng cần kỹ năng gì và viết phần Summary xoay quay kỹ năng đó để thu hút sự chú ý từ người đọc. Bạn có thể sử dụng 3 ví dụ trên, sửa lại câu từ để phù hợp hơn với bản thân.
Blog TopCV tin rằng với 3 chiến thuật nêu trên, bạn sẽ có phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm việc làm tại TopCV, những doanh nghiệp uy tín hàng đầu đang kết hợp với TopCV để tuyển ra những ứng viên giỏi. Bạn cũng có thể tạo CV mẫu chuẩn nhất tại TopCV. Chúng tôi có rất nhiều mẫu CV đẹp ứng tuyển nhiều ngành nghề.Chúc bạn có những CV thật ấn tượng và thành công bước vào vòng phỏng vấn, tiến gần hơn tới công việc bản thân mong muốn.
Nguồn ảnh: Sưu tầm