
Trong CV, ngoài những phần như kinh nghiệm làm việc hay trình độ học vấn, bằng cấp chứng chỉ thì mục tiêu công việc cũng là điểm mà ứng viên cần lưu ý để có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên đây lại là phần mà nhiều ứng viên bỏ qua, viết sơ sài, hoặc mắc một số lỗi sai thường thấy. Vậy cách viết mục tiêu công việc là gì, viết thế nào cho đúng? Hãy theo dõi những chia sẻ của Blog.TopCV ngay trong bài viết này.
Mục tiêu công việc là gì?
Mục tiêu công việc, hay mục tiêu nghề nghiệp là những kết quả, thành tích, cấp bậc trong sự nghiệp mà bạn muốn chinh phục. Ví dụ: Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Logistics, nhân viên bán hàng xuất sắc, kế toán viên chuyên nghiệp, quản lý dự án,… Tùy theo từng lĩnh vực chuyên môn, trình độ hiện tại của bản thân và định hướng trong sự nghiệp mà bạn chọn cho mình những mục tiêu công việc trong tương lai phù hợp với mỗi giai đoạn trong sự nghiệp.
Mục tiêu công việc cần có sự thống nhất, logic giữa các chặng đường trong lộ trình sự nghiệp (career path) chung của ngành cũng như của cá nhân. Song song với đó, mục tiêu cần được thiết lập một cách hợp lý dựa trên công việc thay vì viết sáo rỗng, không phù hợp với thực tế.
>>> Tham khảo: Mục tiêu nghề nghiệp trong CV: Viết sao cho bớt sáo rỗng?
Vai trò của mục tiêu công việc khi viết CV xin việc
Phần mục tiêu công việc trong tương lai được viết trong CV sẽ thể hiện định hướng và lộ trình trong sự nghiệp của một ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào đó để đánh giá xem ứng viên có phải là người có định hướng rõ ràng trong sự nghiệp, và liệu định hướng đó có phù hợp với tổ chức hay không. Do đó, đây là phần mà ứng viên không nên bỏ qua khi viết CV xin việc. Phần mục tiêu công việc trong CV càng rõ ràng, mạch lạc và phù hợp, cơ hội được gọi phỏng vấn của bạn sẽ càng cao

>>> Tham khảo: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết để lọt vào “tầm ngắm” của nhà tuyển dụng
Hướng dẫn viết mục tiêu công việc trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Để nhận được nhà tuyển dụng đánh giá cao, ứng viên cần có chiến lược viết mục tiêu công việc với ba phần đó là mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn và mục tiêu trong dài hạn.
>>>Xem thêm: 3 chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ghi điểm tuyệt đối
Mục tiêu ngắn hạn (từ 1-2 năm)
Phần mục tiêu ngắn hạn là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên này có phù hợp với công việc hiện tại mà ứng viên ứng tuyển hay không. Do đó, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc, tính chất công việc, tìm hiểu về vị trí mà mình đang apply, hệ thống cơ cấu của phòng ban để viết mục tiêu công việc trong tương lai sao cho hợp lý với khoảng thời gian (1-2 năm), không nên đặt những mục tiêu quá xa vời, không thực tế. Thường mục tiêu ngắn hạn sẽ tập trung vào việc hoàn thiện và nắm vững nghiệp vụ, lên cấp bậc từ fresh/newbie tới junior hoặc mid-level
Mục tiêu trung hạn (từ 2-3 năm)
Phần mục tiêu công việc trong trung hạn được dùng để xem xét định hướng cá nhân của ứng viên và so sánh với quy mô, tổ chức của phỏng ban và tầm nhìn, hướng phát triển của tổ chức hay doanh nghiệp. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mình đang ứng tuyển, so sánh với mục tiêu cá nhân và trình bàu ngắn gọn vào CV. Nếu chưa có định hướng rõ ràng cho mục tiêu trung hạn, có thể đưa ra 2-3 option và giải thích ngắn gọn. Chú ý nên có sự liên kết logic giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu trung hạn trong CV.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mục tiêu nghề nghiệp và nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu
Mục tiêu dài hạn (từ 3-5 năm và trên 5 năm)
Mục tiêu dài hạn chủ yếu được dùng để đánh giá tư duy về lộ trình sự nghiệp của ứng viên, thường dành cho những ứng viên mid level cho tới Senior và có định hướng trở thành Manager. Với các ứng viên Junior phần mục tiêu dài hạn trong CV có thể bỏ qua không đề cập đến. Tuy nhiên khi đi phỏng vấn, bạn vẫn cần chuẩn bị câu trả lời cho mục tiêu dài hạn bởi đây là câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi. Tips để trả lời câu hỏi này là bạn có thể dựa vào mục tiêu trung hạn và đưa ra 2-3 options khác nhau dựa trên mục tiêu trung hạn, gồm cả định hướng nghiệp vụ lẫn quản lý.
>>> Xem thêm: Những chia sẻ về mục tiêu công việc trong CV mà bạn cần biết
Lưu ý khi đặt mục tiêu trong công việc
Nghe có vẻ đơn giản nhưng để viết mục tiêu trong công việc hấp dẫn, rõ ràng và bài bản lại là một bài toán khó đối với nhiều người. Nếu mục tiêu quá sơ sài, đơn giản sẽ dễ rơi vào tình trạng “ngủ quên trên chiến thắng”. Còn nếu mục tiêu quá cao siêu, ảo tưởng, khó thực hiện sẽ khiến ứng viên dễ chán nản, từ bỏ. Chính vì vậy, khi đặt mục tiêu công việc cần lưu ý một vào vấn đề dưới đây.
Mục tiêu rõ ràng, chi tiết
Rõ ràng, chi tiết là những yếu tố vô cùng quan trọng khi đặt mục tiêu trong công việc. Mục tiêu mơ hồ, chung chung chắc chắn không phải là đích đến tốt nhất và chưa đủ sức mạnh giúp mọi người đạt được thành quả bản thân mong muốn. Ví dụ, thay vì nói “Tôi muốn tiếp cận được khách hàng này” hãy nói “Tôi phải chốt đơn được khách này để đạt được mức kpi 15%”.
Ngoài ra, khi đặt mục tiêu công việc, ứng viên cần trình bày chi tiết từng công việc sẽ làm, thời gian hoàn thành, con số phải đạt được (đối với kinh doanh, marketing,….). Vạch ra mọi thứ rõ ràng như thế giúp dễ hình dung những việc cần làm, kết quả hướng tới, từ đó có động lực cố gắng hơn.
Xác định cách đo lường sự thành công của mục tiêu đề ra
Việc xác định cho mình thước đo lường hiệu quả có được trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra cũng khá quan trọng. Nhờ đó, người thực hiện có thể đánh giá được mức độ thành công và phù hợp của từng kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc, ngay từ khi lập kế hoạch, đích đến phải rõ ràng, không mơ hồ, không qua loa.
Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu
Trước khi lập kế hoạch cụ thể nên tìm hiểu, đánh giá xem mục tiêu đó có khả thi hoặc hoàn thành trong thời gian dự kiến hay không? Mức độ đạt được kết quả như mong muốn là bao nhiêu? Nếu dự án quá khó thì cần lên kế hoạch thực hiện lâu dài hơn. Hoặc những công việc đặt ra quá cao siêu, không có khả năng thành công thì cần cân nhắc lại trước khi quyết định làm.

Đặt mục tiêu liên quan công việc
Hãy cân nhắc và đặt mục tiêu phù hợp với giá trị bản thân, đồng thời, mang lại những lợi ích cho mục tiêu dài hạn cho công việc trong tương lai. Để xác định những mục tiêu đặt ra liên quan công việc, bạn cần trả lời được một vài câu hỏi như: “Tại sao mục tiêu lại quan trọng như thế? Mục tiêu này giúp gì cho bản thân? Hoàn thành mục tiêu này có đóng góp vào các mục tiêu dài hạn của mình hay không?,….”
Có kể hoạch rõ về ngày bắt đầu và kết thúc
Dù mục tiêu trong công việc đặt ra ngắn hạn hay dài hạn cũng cần có thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Điều này giúp có thêm nhiều động lực thực hiện công việc và đảm bảo tiến độ.
10 mẫu mục tiêu trong công việc ấn tượng
Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề/lĩnh vực mà ứng viên đạt ra mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong công việc. Dưới đây là một vài cách viết mục tiêu trong công việc ấn tượng ở các vị trí khác nhau bạn có thể tham khảo.
Mục tiêu trong công việc bằng tiếng Anh
In the coming true, I would like to spend more time improving my project execution skills to achieve personal as well as organizational goals. ( Tạm dịch: Trong thời gian sắp tới, tôi muốn dành nhiều thời gian hơn cải thiện các kĩ năng điều hành quản lí dự án để đạt được mục tiêu của bản thân cũng như của doanh nghiệp).
Mục tiêu trong công việc bằng tiếng nhật
マーケティング専攻を卒業し、プロの才能あるマーケターになり、長期的なコミットメントと協力を得て、研究、市場分析、ブランド管理の割り当てられた仕事を行いたいと思っています。開発会社 (Tạm dịch: Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing loại Giỏi, tôi muốn trở thành một Marketer chuyên nghiệp, tài năng, thực hiện nhiệm vụ được giao như nghiên cứu, phân tích thị trường và quản trị thương hiệu và có cơ hội gắn bó lâu dài, cùng công ty phát triển).
Mục tiêu trong công việc của nhân viên kinh doanh
Tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh, loại Xuất sắc, có các chứng chỉ liên quan đến kỹ năng bán hàng, tôi tự tin mình có đủ khả năng đảm nhận vị trí Nhân viên kinh doanh. Ngoài ra, với tính cách nhiệt tình, tự tin cùng những kiến thức, kinh nghiệm mình tích lũy được, tôi mong bản thân có thể góp một phần công sức vào sự phát triển của công ty cũng như góp mặt vào đội ngũ nhân viên xuất sắc của Quý công ty. Trong vòng 2 năm tới, tôi sẽ cố gắng làm việc hết mình mang lại doanh thu cho công ty, đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để đạt được vị trí trưởng phòng kinh doanh.
Mục tiêu trong công việc ngành kế toán
Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, loại Giỏi, Trường Đại học X, tôi mong muốn được làm việc vị trí Kế toán mà công ty đang tìm kiếm. Tôi có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để thực hiện các hoạt động tài chính kế toán liên quan đến kế toán thanh toán và kế toán thu chi, được đóng góp một phần công sức của bản thân vào sự phát triển lâu dài của công ty.

Mục tiêu trong công việc Trợ lý giám đốc
Tôi mong rằng sẽ có cơ hội làm việc tại Quý công ty, vận dụng tối đa những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt thời gian làm việc tại đây. Tôi cam kết trở thành một người trợ lý chuyên nghiệp, trung thành và đáng tin cậy để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của Giám đốc. Ngoài ra, tôi hy vọng sẽ góp phần tạo ra những thành quả giá trị đẩy mạnh sự phát triển của công ty và nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ của một người trợ lý.
Mục tiêu công việc Chăm sóc khách hàng
Trong 3 năm tới, tôi mong muốn trở thành Trưởng phòng chăm sóc khách hàng. Bằng cách sử dụng kỹ năng đàm phán, xử lý các sự cố tôi có thể xử lý mọi cuộc gọi của khách hàng và cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất để giúp công ty nâng cao doanh số.
Mục tiêu công việc của nhân viên IT
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học A, từng tham gia một số dự án và nghiên cứu về mảng quản trị mạng. Tôi hy vọng sẽ được làm việc tại vị trí kỹ sư quản trị mạng để ứng dụng các kiến thức đã học vào phát triển công ty. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ mang những kiến thức và kỹ năng học hỏi được trong học tập vào giải quyết các công việc. Đồng thời, luôn cố gắng tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức cho bản thân để trở thành một nhà quuản trị mạng giỏi.
Mục tiêu công việc của giáo viên
Với 3 năm kinh nghiệm giảng dạy bậc tiểu học tại trường XYZ, hiểu tâm lý học sinh, có kỹ năng xây dựng giáo án. Tôi mong muốn được làm việc tại vị trí giáo viên tiểu học tại Trường tư thục XDB để được phát huy những kỹ năng sư phạm cùng kinh nghiệm giảng dạy và sự tâm huyết của mình góp phần cùng nhà trường xây dựng một môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Tôi sẽ cố gắng học hỏi và đạt danh hiệu giáo viên giỏi trong năm học này.
Mục tiêu công việc của kỹ xây dựng
Với 5 năm kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2 và có thế mạnh về thiết kế quy hoạch xây dựng, giám sát xây dựng, định giá và quản lý dự án, tôi đătk mục tiêu trở thành chỉ huy trưởng công trình trong 5 – 7 năm tới.
Mục tiêu công việc nghề nhân sự
Với kinh nghiệm hơn 3 năm làm việc tại vị trí Nhân viên tuyển dụng của Công ty ABC, tôi tự tin có thể bắt kịp xu hướng tuyển dụng nhân sự mới nhất, hoàn thành tốt các công việc công ty giao phó. Tôi mong sẽ có cơ hội góp phần phát triển đội ngũ nhân sự của quý công ty, đồng thời cố gắng trong 2 năm tới đạt được vị trí Chuyên viên tuyển dụng.
Viết CV chuẩn với công cụ tạo CV của TopCV
Nếu bạn chưa biết bắt đầu viết CV từ đâu thì có thể sử dụng công cụ tạo CV online miễn phí của TopCV với hàng trăm mẫu CV và mẫu Cover Letter – thư xin việc chuyên nghiệp. Ngoài ra, TopCV còn cung cấp 70+ mẫu CV dành riêng cho từng ngành nghề bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, bạn có thể chọn những mẫu CV này để tham khảo và hoàn thiện CV của mình.
Nếu gặp khó khăn khi viết CV, bạn có thể tìm đến những bí quyết viết CV cho từng vị trí công việc của TopCV. Đây là chuyên mục dành riêng cho những CV chưa có nhiều kinh nghiệm, cung cấp những mẹo viết CV để thu hút nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu Mục tiêu công việc là gì? Hướng dẫn viết mục tiêu công việc trong CV, bạn đã có thêm kinh nghiệm hoàn thiện CV, biết cách viết mục tiêu trong công việc là gì và làm thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí HOT nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm