Mỗi nghề một mẫu CV: Nhân viên kinh doanh (salesman)

lam-sales-muốn-thu-nhập-cao-thi-luon-phải-chọn-mặt-hang-co-hoa-hồng-cao-dể-ban!?

CV là một công cụ quan trọng giúp bạn thể hiện năng lực của bản thân và tìm kiếm được công việc mơ ước. Đối với CV nhân viên kinh doanh, bán hàng. Đây chính là cơ hội để tiếp thị kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Vậy làm sao để viết một CV ấn tượng, ứng tuyển ngành kinh doanh?

Tổng quan

Nhân viên kinh doanh (salesman) là một vị trí cực kì quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào.

Trong thi trường việc làm nói chung. Nhân viên kinh doanh là một công việc đòi hỏi năng lực giao tiếp, đàm phán và thuyết phục của ứng viên. Với sự phát triển của công nghệ số và nhiều mô hình kinh doanh. Nhu cầu tìm kiếm nhân viên Sale ở nhiều công ty, doanh nghiệp là cực kì cao. Tình trạng khan hiếm nhân lực ngành Sale chưa bao giờ giảm đi.

Vậy nên việc đầu tư thời gian công sức để có một CV nhân viên kinh doanh là điều cực kỳ cần thiết.

Mẫu CV nhân viên kinh doanh của TopCV

moi-nghe-mot-mau-cv-nhan-vien-kinh-doanh-salesman

Mẫu CV nhân viên kinh doanh (salesman) – những điều cần lưu ý

Môt CV tiêu chuẩn thường sẽ có các phần cơ bản gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng… Tuy nhiên tùy vào ngành nghề ứng tuyển mà chúng ta sẽ điều chỉnh dung lượng, chất lượng các phần sao cho hợp lý nhất.

Thông tin cá nhân

Đây là phần quan trọng cần có trong mẫu CV tất cả các ngành nghề. Đối với CV nhân viên kinh doanh bạn bắt buộc phải có các thông tin cơ bản là TÊN,ĐỊA CHỈ,NGÀY SINH,SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ EMAIL một cách rõ ràng nhất. Nếu CV có đòi hỏi ảnh cá nhân, hãy chọn một tấm ảnh rõ mặt, không cần quá nghiêm túc kiểu “ảnh thẻ”. Một tấm ảnh sáng với nụ cười rạng rỡ tạo cảm giác thân thiện đôi khi lại là ưu điểm của CV nhân viên kinh doanh.

Mục tiêu nghề nghiệp

Đối với CV bán hàng, điều quan trọng nhất bạn cần thể hiện chính là niềm đam mê với công việc. Nhân viên bán hàng nhìn chung là công việc rất cần sự kiên trì theo đuổi, đôi khi có thể tới mức cực đoan.

Mục tiêu nghề nghiệp là phần để bạn thể hiện tham vọng mạnh mẽ của bạn với vị trí công việc này. Nếu có thể hãy đưa mục tiêu gắn với một con số cụ thể (VD: Tôi muốn trong 5 năm tới có thể trở thành chuyên gia bán hàng, quản lý của một team kinh doanh xuất sắc)

Trình độ và bằng cấp

Thự tế tuyển dụng cho thấy công việc nhân viên kinh doanh hiện nay hầu như không yêu cầu bằng cấp chuyên ngành. Một phần có lẽ bởi lẽ công nghệ đào tạo hiện tại chưa đáp ứng đủ với thực tế làm việc, hơn nữa để làm tốt được vị trí này bạn cần nhiều kĩ năng mềm và kinh nghiệm hơn là lý thuyết

moi-nghe-mot-mau-cv-nhan-vien-kinh-doanh-salesman-01

Vậy nên để gây ấn tượng ở mục này trong CV nhân viên kinh doanh bạn không cần những cái tên quá hoành tráng. Hãy tập trung vào mục kinh nghiệm để gây ấn tượng.

Ngoài ra những chứng chỉ kĩ năng mềm liên quan tới sales sẽ gây ấn tượng hơn (khóa học giao tiếp, teamwork, kĩ năng bán hàng..)

Kinh nghiệm làm việc

Đây là phần quan trọng nhất đối với CV nhân viên kinh doanh. Hãy liệt kê một cách chi tiết, khoa học tất cả những công việc bạn đã trải nghiệm liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Thay vì liệt kê kinh nghiệm làm việc giống như bản mô tả công việc đơn thuần, bạn có thể làm nổi bật CV của mình bằng việc giải thích rõ ràng nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, có một sự khác biệt rất lớn giữa “quản lý đội ngũ bán hàng” và “tích cực quản lý một đội ngũ kinh doanh gồm 7 thành viên và đạt mức doanh thu 2,5 triệu $ trong năm 2016.”

Để thể hiện bạn là một ứng viên phù hợp với công việc kinh doanh, bán hàng, CV của bạn cần bổ sung thêm nhiều con số chứng minh. Hãy tập trung vào các chi tiết như bạn ( hoặc nhóm của bạn) đã tạo ra bao nhiêu doanh thu bán hàng và đạt được bao nhiêu phần trăm so với con số mục tiêu trong một khoảng thời gian xác định.

Để tránh lối trình bày máy móc nhàm chán, bạn nên xem xét ngôn ngữ được sử dụng trong CV. CV ngành kinh doanh sẽ hấp dẫn hơn nếu có các thuật ngữ chuyên ngành. Ví dụ, một số cụm từ nên đề cập như: “mạng lưới quan hệ”, “khách hàng tiềm năng”, “đề xuất cải tiến sản phẩm”, “đàm phán”,… Hãy viết những điều nhà tuyển dụng thực sự muốn đọc.

Kĩ năng

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng, bạn cần rèn luyện được những kỹ năng nhất định, từ cơ bản đến chuyên môn. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng đàm phán thương lượng và khả năng xử lý sự từ chối. Bạn cần thể hiện được những phẩm chất này trong bản CV xin việc.

Hoạt động khác

Năng động, hướng ngoại là những tố chất cần thiết đối với nhân viên kinh doanh. Nếu bạn có tham gia các hoạt động ngoại khóa ở bất kỳ đoàn thể nào, hãy kiệt kê ra ở CV. Không nhất thiết phải là những công việc thật to lớn, có ảnh hưởng tới xã hội

Khi đã có một CV, hãy tìm nguồn thông tin việc làm nhân viên kinh doanh thật uy tín. TopCV chúc các bạn thành công!