Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm, lưu ý khi làm CV nhân viên Marketing ngành F&B; đồng thời gợi ý mẫu CV đã được TopCV biên soạn chỉnh chu, chuyên nghiệp. Bạn có thể tùy chỉnh phù hợp theo kinh nghiệm, kĩ năng và sở thích của bản thân.
Những phần quan trọng trong CV nhân viên Marketing F&B
Kỹ năng chuyên môn
Nếu bạn không tự tin vào kinh nghiệm làm việc của mình thì kỹ năng chuyên môn là vũ khí sắc bén giúp CV ứng tuyển Marketing ngành F&B chinh phục nhà tuyển dụng. Để tránh những thông tin không cần thiết làm loãng nội dung CV của bạn, bạn phải cân nhắc kỹ các kỹ năng chuyên môn mà doanh nghiệp F&B cần và sau đấy liệt kê vào CV.
Một nhân viên Marketing ngành F&B cần có những kỹ năng chuyên môn sau:
- Kỹ năng đọc hiểu Google Analytics, Webmaster tool
- Kỹ năng sử dụng các công cụ quảng cáo (Fb Ads, Google Ads…)
- Kỹ năng nghiên cứu: thị trường, hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng.
- Hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả.
- Kỹ năng đọc hiểu, phân tích số liệu
Kỹ năng mềm
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng đối với Marketer. Để CV xin việc của bạn nổi bật hơn các ứng viên còn lại, bạn nên liệt kê các kỹ năng cần thiết như:
- Khả năng sáng tạo: Đây là yếu tố quyết định bạn có đủ năng lực để làm Marketing hay không.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Để các công việc của Marketing mảng F&B đạt hiệu quả cao thì Marketer rất cần kỹ năng phối hợp ăn ý với mọi người trong phòng.
- Chịu được áp lực cao: Làm marketing, sẽ có lúc bạn là người vạch ra chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Trách nhiệm càng lớn, áp lực càng cao đòi hỏi Marketer phải có tinh thần thép để tồn tại và phát triển trong ngành có tốc độ đào thải cao.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học là điều cần thiết để khẳng định bản thân.
Trình độ học vấn
Đây là một phần rất quan trọng ở trong CV, nhưng không cần phải viết quá dài, chỉ cần đúng và đủ các thông tin sau: Tên trường, ngành (Năm bắt đầu – Năm kết thúc) và Điểm GPA
Lời khuyên:
- Nên liệt kê những đề án, nghiên cứu khoa học; (liên quan đến công việc Marketing hoặc công nghệ) trong quá trình làm việc & học tập.
- Nên liệt kê khóa học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ Marketing như Photoshop, quảng cáo trên Google, Facebook…
- Không ghi quá trình học tập từ cấp 1,2.
Kinh nghiệm làm việc
Ở phần này, đừng bê nguyên mô tả công việc của mình vào mẫu CV mà hãy tìm ra cách để biến những kinh nghiệm và thành tích đạt được ở công ty cũ sao cho thật phù hợp để trở thành lợi thế cho CV ứng tuyển của mình.
Lời khuyên:
- Trình bày các vị trí công việc theo trình tự thời gian từ mới tới cũ. Ghi rõ tên vị trí, công ty và giải thích từng nhiệm vụ bạn phải làm cùng với các kỹ năng tích lũy được.
- Dùng số liệu để biểu đạt thành tích cá nhân nhằm tăng sức thuyết phục. Ví dụ: Tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 30%, doanh thu online tăng 30%, thu hút 100 người tham gia thử thách ăn uống tạo nên đòn bẩy truyền thông tốt cho thương hiệu…
- Dùng các từ ngữ chuyên ngành thể hiện tính chuyên nghiệp cho CV. Ví dụ: client’, ‘event’, ‘branding’, ‘marketing’, ‘budget’, ‘agency’…
- Không nên đưa vào những công việc ngoài chuyên môn Marketing. Chẳng hạn, trước đây bạn đã từng làm kế toán, nhân sự… thì không nên thêm vào CV ứng tuyển Marketing của bạn.
Mục tiêu công việc
Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Tại mục này bạn cần lưu ý 1 số điều: Chia mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian ngắn hạn và dài hạn 1 cách rõ ràng; Mục tiêu cần phải hướng đến lợi ích của công ty như tăng doanh số, mở rộng thương hiệu…; Không nên mô tả mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung và đặc biệt không nên copy mục tiêu nghề nghiệp của người khác.
Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn: Trong 3 năm sẽ thành trưởng phòng Marketing
- Mục tiêu dài hạn: Trong 5 năm sẽ trở thành Giám đốc Marketing
- Giúp thương hiệu trở thành “cái hiệu được thương”, tiếp cận tối đa khách hàng, gia tăng doanh số.
Sau khi đã nắm rõ những nội dung thu hút nhà tuyển dụng, giờ hãy nghĩ tới việc trình bày nó làm sao để thu hút được nhà tuyển dụng ở những giây đầu tiên.
Lưu ý khi làm CV nhân viên Marketing ứng tuyển ngành F&B
- Thiết kế đơn giản, không màu mè: Trừ trường hợp bạn ứng tuyển các công việc có tính chất nghệ thuật và sáng tạo cao như Designer, Artist, Làm phim,… thì bạn mới cần một tấm CV được thiết kế kỹ lưỡng, màu sắc và thể hiện được sản phẩm cá nhân.
- Hình thức ngắn gọn, sắp xếp logic, dễ hiểu: CV nằm gọn trong một trang giấy A4 là lý tưởng nhất đối với vị trí nhân viên.
- CV không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
- In màu CV khi đi phỏng vấn: Đây là điều mà các nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Việc này sẽ hỗ trợ họ kiểm tra, đối chiếu thông tin cũng như gia tăng điểm cộng cho bạn trong phiếu đánh giá.
Mẫu CV nhân viên Marketing ngành F&B
Việt Nam được xếp vào một trong những nhóm nước có dân số trẻ, có xu hướng thích ăn ngoài. Việc này khiến nước đã và đang trở thành thị trường lớn đầy tiềm năng cho ngành F&B. Tốc độ đào thải và cạnh tranh như hiện nay, nhu cầu làm Marketing của ngành F&B đang cao hơn bao giờ hết. Cơ hội việc làm cho các bạn muốn theo nghề Marketing từ đó cũng rộng mở hơn.
Làm Marketing ngành F&B, bạn sẽ tham gia vào tất cả hoạt động của một doanh nghiệp, bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm & dịch vụ, truyền thông, xây dựng thương hiệu…Do đó, CV của bạn không những cần thể hiện được kinh nghiệm chuyên môn mà còn phải bộc lộ đam mê, khả năng học hỏi, muốn phát triển trong ngành F&B.
Mẫu CV nhân viên Marketing dưới đây là mẫu CV sẽ làm nổi bật kinh nghiệm, các kỹ năng và dự án mà bạn tự hào nhất. Tuỳ theo phong cách cá nhân, công ty bạn ứng tuyển để thay đổi nội dung, màu sắc và thiết kế cho phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mẫu CV nhân viên Marketing ngành F&B. Mong rằng bạn có thể tạo được những CV hay, dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm những việc làm hấp dẫn với mức thu nhập trong mơ tại TopCV, tại đây có sẵn rất nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn chờ bạn.