Mẫu CV nhân viên Marketing mảng Giáo dục ấn tượng, chinh phục NTD trong 6s

Mẫu CV nhân viên Marketing mảng giáo dục được chắt lọc thông tin, biên soạn kỹ lưỡng dựa trên quan sát và các số liệu thống kê tỷ lệ ứng tuyển thành công. Hi vọng với mẫu CV này, bạn sẽ hoàn thiện CV tìm việc của mình, sớm được nhà tuyển dụng chủ động săn đón.

Mẫu CV nhân viên Marketing mảng Giáo dục ấn tượng

Mẫu CV nhân viên Marketing dưới đây là mẫu CV sẽ làm nổi bật kinh nghiệm, các kỹ năng và dự án mà bạn tự hào nhất. Tuỳ theo phong cách cá nhân, công ty bạn ứng tuyển để thay đổi nội dung, màu sắc và thiết kế cho phù hợp.

CV marketing giáo dục
Mẫu CV nhân viên Marketing ngành giáo dục

Làm Marketing cho Giáo dục, bạn sẽ tham gia vào toàn bộ quá trình nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, tổ chức event tại các trường, xử lý khủng hoảng, thậm chí trợ giảng khi cần…Công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao và có niềm đam mê với nghề mãnh liệt. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp CV của bạn hoàn thiện chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Những nội dung tối thiểu phải có trong CV Marketing mảng Giáo dục

Thông tin cá nhân

Đây là phần bắt buộc cần phải có trong một bản CV xin việc, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email, tài khoản mạng xã hội. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn khi đạt yêu cầu. 

Không nên:

  • Sử dụng email thiếu nghiêm túc, ít sử dụng, ví dụ như cobe_dethuong@gmail.com
  • Ảnh đại diện không rõ mặt, bị che một nửa, quay lưng hoặc thiếu nghiêm túc. 

Mục tiêu nghề nghiệp

Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng để phát triển sự nghiệp, nhất là sự nghiệp gắn liền với giáo dục. Và để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng, hãy chia mục tiêu thành ngắn hạn và dài hạn, đồng thời hướng đến lợi ích công ty

Ví dụ: “Vận dụng những kinh nghiệm và kiến thức về Marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục để đưa ra những chiến lược Marketing xuất sắc, giúp công ty bùng nổ doanh số”, “Trở thành Trưởng phòng Marketing trong 3 năm tới”…

Không nên: 

  • Viết mục tiêu chung chung như được làm việc trong môi trường năng động, có cơ hội thăng tiến.
  • Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.

Học vấn

Đây là phần quan trọng trong CV xin việc nhưng không cần phải viết quá dài. Chỉ cần ghi đủ thông tin Tên ngành (Năm bắt đầu – Năm kết thúc) và Tên trường, GPA (điểm trung bình).

Không nên: 

  • Đưa quá trình học tập từ cấp 1,2,3
  • Đưa các khoá học không liên quan đến chuyên ngành, ví dụ khoá hạch toán thuế & lập báo cáo tài chính.

Kinh nghiệm làm việc

Trong phần này, bạn không cần liệt kê hết tất cả các công việc bạn đảm nhiệm. Tuy nhiên, hãy mô tả thật cụ thể những công việc liên quan đến chuyên môn Marketing theo thứ tự thời gian đảo ngược và đảm bảo rằng mọi thứ bạn đề cập có liên quan đến công việc/ngành nghề bạn đang ứng tuyển

Ví dụ: “Nghiên cứu thị trường, tìm insight học viên, lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch/sự kiện Marketing/PR cho chương trình đào tạo của Trung tâm”…

Không nên:  

  • Đưa các công việc làm nhỏ hơn 6 tháng ngoại trừ khoá thực tập.
  • Đưa những công việc nằm ngoài chuyên môn Marketing (trợ giảng, in tờ rơi ….). 

Kỹ năng

Để hoàn thành tốt công việc marketing cho mảng giáo dục, marketer cần những kỹ năng như đọc hiểu & phân tích số liệu, khả năng làm việc nhóm tốt, chịu áp lực cao, lên kế hoạch, đặc biệt là tính chủ động và sáng tạo. Hãy ghi những kỹ năng này CV xin việc để gia tăng hiệu quả tiếp thị bản thân. 

Bên cạnh những mục kể trên, bạn có thể đưa thêm các chứng chỉ liên quan đến ngành Marketing các hoạt động ngoại khoá để làm nổi bật CV của mình. Tựu chung lại, để CV xin việc của bạn lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng cần lưu ý đến 9 điểm mấu chốt sau.

9 điểm mấu chốt giúp CV xin việc Marketing mảng Giáo dục gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Về nội dung CV

  1. Kinh nghiệm làm việc được thể hiện bằng những thành tích cụ thể. Ví dụ: Số lượng học viên tiềm năng tăng 10%/tháng, traffic vào website tăng 30%, là nhân viên xuất sắc nhất tháng 5/2018.
  2. Có thông tin người tham chiếu, tốt nhất là thông tin của trưởng phòng Marketing hoặc giám đốc Marketing.
  3. Liệt kê được 4-6 kỹ năng liên quan đến ngành Marketing như kỹ năng phân tích về thị trường, kỹ năng đàm phán, tư duy nhạy bén, linh hoạt, sử dụng Analytics thành thạo…
  4. Có sử dụng đến các từ khóa liên quan đến Marketing để thể hiện sự hiểu biết nhất định về ngành. Ví dụ như ‘client’, ‘event’, ‘branding’, ‘marketing’, ‘budget’, ‘agency’…
  5. Có các chứng chỉ liên quan đến ngành Marketing như tốt nghiệp khoá xây dựng thương hiệu tại trung tâm ABC, Facebook MKT tại Trung tâm đào tạo ABC, Chứng chỉ Google Ads tại XYZ

Về định dạng CV 

  1. Sử dụng phông chữ Arial size 10 thay vì phông chữ như Comic Sans.
  2. Sử dụng khoảng trống và dấu đầu dòng rõ ràng để giữ CV ngắn gọn và dễ đọc. Loại bố cục CV này cho phép nhà tuyển dụng lướt qua hồ sơ của bạn nhanh chóng và có thể lọc được những thông tin cơ bản và quan trọng.
  3. Màu CV không “tương khắc” với hình ảnh của công ty hoặc trung tâm. Tốt nhất là trùng màu hoặc chọn màu tương sinh để thể hiện bạn có tìm hiểu, nghiên cứu về doanh nghiệp.
  4. In màu CV của mình khi đi phỏng vấn. Chỉ in một mặt và không gấp CV của bạn – vì nhà tuyển dụng sẽ không muốn nhìn thấy sự bất cẩn của bạn đâu.