Nghề giao dịch viên là một khởi đầu thuận lợi để có cơ hội thăng tiến. Những cán bộ xuất thân từ vị trí này nếu phụ trách kinh doanh thì các mảng huy động, ngoại hối và dịch vụ khách hàng là những lĩnh vực có thế mạnh. Cùng TopCV chia sẻ kinh nghiệm để có một mẫu CV giao dịch viên ngân hàng “chuẩn không cần chỉnh” nhé!
Tổng quan về vị trí giao dịch viên ngân hàng
Giao dịch viên Ngân hàng (hay còn gọi là Teller) là Nhân viên Ngân hàng thường trực làm việc tại quầy giao dịch của các Ngân hàng. Họ phục vụ các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng. Ví dụ như Nộp tiền, rút tiền, Ủy nhiệm chi, Thu hộ, Chi hộ, Mở tài khoản, Xử lý thông tin tài khoản, Hạch toán giao dịch …. cho Khách hàng cá nhân và khách hàng Doanh nghiệp
Nếu bạn đã từng 1 lần đến giao dịch Ngân hàng bất kỳ. Chắc hẳn bạn đã được tiếp xúc với 1 trong những đội ngũ xinh đẹp nhất hệ thống Ngân hàng, đó chính là Giao dịch viên.
Giao dịch viên (Teller) được xem là vị trí “Mặt hoa da phấn” tại ngân hàng. Họ trực tiếp tiếp xúc, xử lý giải quyết các nhu cầu của Khách hàng.
Đây là vị trí phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng. Đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, đồng thời có được kỹ năng giao tiếp khéo léo…..
Hiện tại, trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt. Các Ngân hàng xây dựng hình ảnh của Giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.
>>> Xem thêm: Làm ngân hàng có vất vả không? Mức lương các vị trí như thế nào?
Mẫu CV giao dịch viên ngân hàng – những điều cần lưu ý
Mẫu CV Giao dịch viên ngân hàng của TopCV
Môt CV tiêu chuẩn thường sẽ có các phần cơ bản gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng… Tuy nhiên tùy vào ngành nghề ứng tuyển mà chúng ta sẽ điều chỉnh dung lượng, chất lượng các phần sao cho hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: Tổng hợp CV tham khảo các nhóm ngành cả Tiếng Anh và Tiếng Việt
Thông tin cá nhân
Ở phần này, bạn bắt buộc phải có các thông tin cơ bản là TÊN,ĐỊA CHỈ, NGÀY SINH, SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ EMAIL một cách rõ ràng nhất. Đặc biệt giao dịch viên ngân hàng là một nghề yêu cầu về ngoại hình. Nên việc thêm thông tin về chiều cao, cân nặng và một tấm ảnh chân dung sáng sủa là một điều cần thiết.
Trình độ và bằng cấp
Bạn không nhất thiết phải có bằng cấp chuyên môn ngân hàng để là giao dịch viên. Nếu bạn học các ngành liên quan tới kinh tế, luật đều có thể ứng tuyển vị trí này. Tuy nhiên nếu bạn có các chứng chỉ hay chứng nhận khóa học về giao tiếp thì lại là một lợi thế. Tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng mà bạn có thể cung cấp thêm thông tin liên quan.
>>> Ứng tuyển việc làm Giao dịch viên
Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với bất kì vị trí nào ở ngành ngân hàng bạn cũng cần thể hiện một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và mạnh mẽ. Làm việc trong ngân hàng luôn đòi hỏi sự đam mê, tâm huyết. Nhờ thế họ mới có thể làm việc chăm chỉ chính xác dưới áp lực. Nhất là vị trí giao dịch viên. Điều này được thể hiện ngay ở phần mục tiêu nghề nghiệp.
Kinh nghiệm làm việc
Giao dịch viên ngân hàng không quá đòi hỏi về kinh nghiệm; thực tế tất cả các ngân hàng khi tuyển giao dịch viên đều sẽ tổ chức training (đào tạo) lại cho phù hợp với tiêu chí và cung cách làm việc của mỗi nơi. Vậy nên bạn không cần quá áp lực vào mục này ở CV Giao dịch viên ngân hàng. Nếu bạn đã từng làm việc ở các lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (sales, nhân viên tư vấn…) hay là kinh nghiệm làm việc với sổ sách và con số (kế toán ngoài giờ, thu ngân…) đều là lợi thế.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thu nhập của nhân viên ngân hàng là bao nhiêu? Có cao không?
Kỹ năng làm việc
Giao dịch viên ngân hàng đòi hỏi các kĩ năng cơ bản như: sử dụng máy tính; Tiếng Anh; quản lý sổ sách… Ngoài ra nghiệp vụ của vị trí giao dịch viên rất áp lực. Đó là những áp lực phải đúng quy trình; áp lực không được sai sót; áp lực phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng. Áp lực thời gian; áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu… Vậy nên hãy thể hiện ở CV rằng bạn là người có kỹ năng làm việc tốt trong môi trường làm việc nhiều sức ép.
Tính chất công việc đòi hỏi người giao dịch viên phải tỉ mỉ; cẩn thận; siêng năng; nhanh nhẹn… vậy nên bạn cũng cần thể hiện ở CV mình là người chu đáo; cẩn thận; có kỹ năng sắp xếp và thống kê tốt.
Các giao dịch viên không phải làm công việc một mình mà luôn có đồng nghiệp cán bộ quản lý. Vậy nên kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cũng là điều bạn nên thể hiện ở CV Giao dịch viên ngân hàng.
Cuối cùng, kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng bởi vì giao dịch viên và người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng hằng ngày.
Sở thích cá nhân
Ngoài hoạt động chuyên môn ngân hàng là ngành có rất nhiều phong trào văn hóa bên lề. Không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn liên ngân hàng; hay giao lưu với các cơ quan đoàn khối địa phương. Vậy nên nếu bạn có bất kì tài lẻ hay sở thích cá nhân liên quan tới văn nghệ, thể thao thì hãy liệt kê ngay ở CV để tạo ấn tượng
Blog.TopCV chúc bạn có một CV giao dịch viên ngân hàng thật chuẩn, hãy truy cập vào TopCV để tạo CV nhé!