Mách bạn cách “bảo vệ” ví tiền mùa Tết

mach-bạn-cach-

Dịp cuối năm không chỉ là lúc nhu cầu mua sắm tăng cao mà còn là khi ví tiền của nhiều người trở nên rủng rỉnh. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bất cẩn trong việc rút ví, TopCV nhắc bạn một vài lưu ý trong mùa mua sắm cuối năm!

Tết đến xuân về cũng là lúc nhu cầu sắm sửa tăng cao. Mua đồ trang hoàng nhà cửa, mua quà Tết cho người thân, mua đồ cá nhân phục vụ Tết, tất cả các nhu cầu ấy đang tấn công nhiệt tình vào ví tiền của chúng ta. Vậy làm thế nào để “sống sót” qua mùa mua sắm cuối năm?

1. Dự trù kinh phí – list out các món đồ cần mua

Trước hết hãy xác định rõ ngân sách bạn sẽ chi tiêu cho dịp này, tuỳ vào mức độ dư dả và nhu cầu ăn Tết của bạn. Tuy nhiên hãy nhớ việc dành phần lớn ví tiền lương, thưởng cho chưa tới một tuần Tết là điều không khôn ngoan. Ngoài ra phân biệt rõ đâu khoản chi tiêu cho Tết, đâu là khoản chi cho nhu cầu lâu dài.

Để tỉnh táo trước những lời chào mời và quảng cáo hấp dẫn, chúng ta cần lập một danh sách chi tiết: Đâu là thứ mình cần, đâu là thứ mình muốn, đâu là ưu tiên hàng đầu cho mùa tết, đâu là nhu cầu có thể chờ đợi…

Có một mẹo nhỏ chắc chắn hiệu quả: bạn hãy chia nhỏ các khoản đặt vào từng phong bì, ghi bên ngoài “Tiền về quê”, “Mua tivi biếu ông bà” hay “Mua tủ lạnh mới”… và dán kỹ lại. Mỗi khi cần tiêu đến số tiền như kế hoạch thì bạn chỉ cần mở phong bì tương ứng thì sẽ không bị tiêu quá dự trù.

2. Tận dụng đồ cũ và dịch vụ bảo hành miễn phí

Tết âm lịch tuy là dịp lễ lớn nhất năm nhưng cũng sẽ chỉ trôi qua trong vòng một tuần. Để tiết kiệm chi phí, nhất là cho khoản trang trí dịp Tết hãy tận dụng những món đồ có sẵn trong nhà.

Làm một ít đồ handmade từ những món đồ cũ là gợi ý không tồi. Ngoài ra thay vì tốn một khoản tiền không nhỏ để mua đồ mới, có những đồ vật cũ có thể tái sử dụng như: những đồ trang trí cây cảnh, câu đối… Với những sản phẩm điện máy hay đồ điện tử bạn có thể tìm đến dịch vụ bảo hành miễn phí, sửa chữa, thay lõi lọc nước tại nhà của các trung tâm uy tín.

3. Mua chung cùng bạn bè, người thân

Lễ tết là thời điểm các khu trung tâm mua sắm thường áp dụng ưu đãi với đơn hàng lớn. Thay vì mua thật nhiều đồ và không dùng hết, hãy rủ bạn bè, người thân đi mua sắm chung sau đó chia sẻ hàng hoá, hoá đơn cùng nhau. Đây là cách bạn có một mùa Tết thật đầy đủ, đa dạng mà không tốn quá nhiều chi phí. Ngoài ra có bạn sắm Tết cùng cũng là cách có được nhiều sự tư vấn tỉnh táo, tránh việc chi tiêu quá trớn mùa lễ Tết.

4. Tỉnh táo săn hàng khuyến mãi dịp Tết

Mùa mua sắm cuối năm là lúc các nhãn hàng, kênh mua sắm tranh nhau tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Bạn có thể tận dụng nó để tiết kiệm kha khá chi phí mua sắm Tết. Nhất là với các sản phẩm điện tử đồ gia dụng và bánh kẹo Tết.

Tuy nhiên săn hàng sales cuối năm cũng rất dễ trở thành một “cái bẫy ngọt ngào” với người tiêu dùng. Hãy nhớ

“Sale up to 70%”: Bạn vào cửa hàng vì bộ sưu tập cũ sale 70% và bước ra với một item mới toanh sale 5%

Free ship từ n sản phẩm: Chọn gắng thêm n món gấp 5 lần tiền ship, và tất nhiên không bao giờ dùng tới

Số 9 mê hoặc (99k,199,299…): 100k,200,300k…

Mua 1 tặng 1: 100% hàng lỗi, hàng tồn, hàng sắp hết date, hàng sắp hết mùa…

Flash sale 10 phút, 1 tiếng, 1 ngày duy nhất:  có hẳn 10 phút, 1 tiếng, 1 ngày để mua những món đồ chẳng dùng đến lần 2

6. Đừng mua hàng theo trend

Tết là dịp lễ cổ truyền của dân tộc với những giá trị truyển thống lâu đời. Đây là lúc để gia đình, người thân, bạn bè bày tỏ sự quan tâm và trao nhau lời chúc may mắn cho một năm mới. Bánh chưng, lì xì, hoa chưng Tết là những thức quà truyền thống nhiều ý nghĩa.

Tuy nhiên, cùng với giao thoa văn hoá không ngừng trong những năm gần đây và chất lượng cuộc sống ngày một cao, dịp lễ cổ truyển dần dần trở thành thời gian để nhiều gia đình phô bày khoe khang.

Nhà bạn có mai nhà mình cũng có đào, bên bạn kẹo Mỹ thì mình cũng bánh Nga, tất cả những đồ ăn nhậu hot nhất, quảng cáo nhiều nhất là phải mua hết. Đấy là những suy nghĩ sẽ “giết chết” ví tiền của bạn. Hãy chỉ mua sắm theo nhu cầu và sờ thích, suy cho cùng quà Tết là để cho người thân gia đình thưởng thức chứ không phải dành để chiều lòng người ngoài.

7. Sắm Tết ngay từ bây giờ

Như mọi năm, vào những ngày giáp Tết, sức mua thị trường tăng lên thì cũng là lúc tất cả các mặt hàng hóa cũng bắt đầu tăng giá chóng mặt. Bởi thế, nếu có thời gian, bạn nên bắt đầu mua sắm sớm hơn một chút để vừa có nhiều sự lựa chọn