Lương khoán là gì? Lương khoán phải đóng BHXH hay không?

lương khoán là gì
lương khoán là gì

Lương khoán là hình thức trả lương phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng. Vậy lương khoán là gì? Loại hình thanh toán này có ưu nhược điểm gì? Cách tính trả lương khoán là gì? Tất cả sẽ được Blog.TopCV giải đáp cụ thể hơn trong những thông tin dưới bài viết sau đây. 

Lương khoán là gì?

Tiền lương là mức chi trả của doanh nghiệp, công ty dành cho đối tượng người lao động với điều kiện không thấp hơn mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định. Căn cứ vào tính chất công việc, vị trí, cũng như thời gian hợp tác mà các đơn vị sẽ áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau. Vậy lương khoán là gì?

Lương khoán (Payroll) được hiểu là hình thức trả lương cho người lao động dựa vào khối lượng, số lượng, chất lượng công việc mà người đó đã hoàn thành. Đây là hình thức thanh toán tiền lương được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo công bằng, khuyến khích người lao động làm việc đạt hiệu quả cao hơn. 

Căn cứ vào tính chất công việc, vị trí, thời gian hợp tác mà doanh nghiệp sẽ có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên như: Hình thức trả lương được tính theo thời gian, đơn vị sản phẩm, doanh thu, hoặc lãi gộp trong tháng. 

Lương khoán là gì?
Lương khoán là gì? 

Điều 96, Bộ Luật lao động năm 2019, hiệu lực thực thi từ tháng 1 năm 2021 đã quy định: Người sử dụng lao động sau được thỏa thuận hình thức trả lương theo sản phẩm, khoán, hoặc theo thời gian. Như vậy, trả lương khoán là hình thực được pháp luật quy định và hoàn toàn hợp pháp. 

Điểm C, Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các điều luật của Bộ luật lao động, quan hệ lao động ban hành ngày 14/12/2020, hiệu lực thi hành 01/2/2021. Theo đó, tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng, thời gian buộc phải hoàn thành. 

>>> Xem thêm: Làm thời vụ là gì? Có nên làm nhân viên thời vụ không?

Ưu, nhược điểm của lương khoán là gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu lương khoán là gì, các bạn cũng cần tham khảo kỹ hình thức thanh toán tiền lương này có những ưu, nhược điểm gì. Thực tế, lương khoán chủ yếu được áp dụng đối với các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời. Ưu, nhược điểm của lương khoán được thể hiện cụ thể như sau:

Ưu điểm của lương khoán

Cách thanh toán tiền lương truyền thống cho người lao động chủ yếu là thanh toán theo tháng kèm theo nhiều yêu cầu khác nhau. Trong khi đó, việc thanh toán lương khoán khá đơn giản, hình thức trả lương được đánh giá dễ dàng khi đơn vị thuê lao động chỉ cần tính đơn giá dựa theo mỗi đầu việc mà người lao động hoàn thành. 

Ưu điểm của lương khoán là gì
Ưu điểm của lương khoán là gì?

Người lao động làm việc đạt năng suất bao nhiêu sẽ được hưởng lương tương xứng với công sức đã bỏ ra. Vì thế, đây cũng là một cách để các doanh nghiệp thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng của các nhân viên trong quá trình làm việc. 

Khi thuê khoán, doanh nghiệp sẽ không cần phải kiểm soát, theo dõi ngày công của mỗi lao động. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí cho các công ty trong việc kiểm tra năng suất của nhân viên. 

Nhược điểm của lương khoán

Bên cạnh những ưu điểm về sự đơn giản, dễ dàng hình thức thanh toán lương khoán cũng tồn tại một số những nhược điểm nhất định. Vì thế, các đơn vị cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện để có được sự chuẩn bị, cũng như lựa chọn cách thức thanh toán tiền lương phù hợp nhất. 

Thông thường, các đơn vị sẽ phải ứng trước cho người lao động một khoản tiền nhất định. Khi tiến hành thanh toán các đơn giá cần độ chính xác cao để đảm bảo quyền lợi của người nhận khoán. 

Khi hiểu rõ những ưu, nhược điểm của hình thức trả lương khoán là gì, bên thuê lao động (bên A) và bên được thuê lao động (bên B) cần thỏa thuận rõ ràng để đảm bảo đáp ứng được quyền lợi của cả hai bên. Dựa trên những thống nhất này, bên A và bên B sẽ tiến hành ký kết hợp đồng giao khoán việc làm với những điều khoản chi tiết nhất. 

Nhược điểm của lương khoán là gì
Nhược điểm của lương khoán là gì?

Cách tính lương khoán chuẩn xác nhất

Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán như thế nào là những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Theo quy định của Pháp luật thì tiền lương này sẽ được tính căn cứ trên khối lượng công việc, chất lượng để hoàn thành công việc theo đúng thời gian, đơn giá của lương khoán. 

Cụ thể công thức tính lương khoán như sau: 

  • Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

Hình thức trả lương khoán theo Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã quy định: Tiền lương khoán tính theo thời gian trả cho người lao động căn cứ vào thời gian mà người lao động đã làm: từng ngày, tuần và từng ngày, giờ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động. 

Theo đó, nếu:

  • Hợp đồng lao động đã thỏa thuận trả lương theo tháng thì tiền lương sẽ được xác định = Tiền lương tháng/Số ngày làm việc trong tháng. 
  • Hợp đồng lao động có thỏa thuận trả lương theo tuần thì tiền lương được xác định = Tiền lương tuần/Số ngày làm việc trong tuần. 
  • Hợp đồng lao động có thỏa thuận trả lương theo giờ thì tiền lương được xác định = Số tiền lương ngày/Số giờ làm việc. 
  • Tiền lương tính theo sản phẩm sẽ được chi trả căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, chất lượng sản phẩm. 
Cách tính lương khoán là gì
Cách tính lương khoán là gì?

Ví dụ: Một người lao động được thuê đan khăn trong vòng 4 tháng. Mỗi chiếc khăn nếu hoàn thành sẽ được thanh toán 200.000đ.

  • Nếu người lao động hoàn thành được chiếc khăn đa đảm bảo chất lượng, đúng thời gian đã thỏa thuận thì sẽ nhận được trọn vẹn mức lương khoán là 200.000đ. 
  • Nếu như chỉ làm được một nửa, thì mức lương sẽ được tính là: 200.000 x 50% = 100.000đ. 

Tiền lương được quy định theo hợp đồng lao động ký kết giữa bên sử dụng lao động và bên được sử dụng lao động bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân của người lao đồng. 

>>> Xem thêm: Top 10 việc làm trả lương theo giờ “hái ra tiền”

Lương khoán có tính thuế TNCN không?

Về vấn đề tính thuế TNCN liên quan tới lương khoán là gì, doanh nghiệp có thể căn cứ theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2003/TT-BTC có quy định về khấu trừ thuế được áp dụng đối với các trường hợp. 

Tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền chi khác cho các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng. Khi đạt được tổng mức thu nhập từ 2.000.000đ/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế 10%/thu nhập trước khi chi trả cho người lao động. 

Trường hợp là các cá nhân chỉ có một 1 nguồn thu nhập nằm trong diện phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%/thu nhập nêu trên. Tuy nhiên, ước tính tổng thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản chưa tới mức phải nộp thuế TNCN thì cần làm cam kết để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ TNCN. 

Quy định về thuế TNCN khi nhận lương khoán là gì?

Như vậy, theo đúng quy định pháp luật thì các doanh nghiệp vẫn cần phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% khi lương của người lao động đạt từ 2.000.000đ trở lên. Nếu không muốn khấu trừ, doanh nghiệp cần yêu cầu cá nhân hoàn thành mẫu đơn cam kết theo đúng quy định pháp luật. 

Doanh nghiệp trả lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Về vấn đề liên quan tới bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán là gì, Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định Người lao động làm việc theo dựa theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có thời hạn, lao động theo mùa vụ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động giữa bên sử dụng lao động với phía đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Như vậy, người lao động nhận lương khoán, làm việc theo hợp đồng được 3 tháng trở lên hay những hợp đồng không xác định thời gian thì đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Tiền lương khoán chi trả cho người lao động hưởng lương khoán sẽ căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công việc. Theo đó, tiền lương mà các đơn vị sử dụng lao động thanh toán cho người lao động chưa tính tới các khoản phụ cấp, bổ sung. 

Quy định đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhận lương khoán là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm và Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định bắt đầu thực thi từ  1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc chính là mức lương, phụ cấp lương. Theo quy định này thì tiền lương khoán sẽ được xác định là tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội. Cùng với đó, tiền lương khoán theo hợp đồng cũng được sử dụng để làm căn cứ tham gia đóng các loại bảo hiểm khác (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế). 

Từ ngày 1/1/2021 – Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành có nêu rõ các hợp đồng khoán có nội dung thể hiện việc làm có trả lương, tiền lương, sự quản lý, điều hành, giám sát thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm theo quy định. 

Căn cứ những thông tin tìm hiểu dựa trên quy định của Pháp luật thì người lao động có thể nắm được lương khoán là gì. Đây là hình thức trả lương được pháp luật iyq định và hoàn toàn hợp pháp. 

Hiện nay, lương khoán được áp dụng rất phổ biến cho những công việc tạm thời. Người lao động muốn gia tăng thu nhập có thể tham khảo các thông tin công việc tại trang tuyển dụng TopCV. Tại đây, có rất nhiều công việc trả lương khoán được cập nhật hàng ngày, với chính xác cao, uy tín, phù hợp với các đối tượng. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm