Business Analyst là vị trí việc làm tiềm năng trong thời đại công nghệ 4.0. Hiện nay, IT là nhóm ngành thường xuyên tuyển dụng Business Analyst nhất. Công việc này thu hút nhiều bạn trẻ bởi mức lương Business Analyst hấp dẫn. Để tìm hiểu rõ hơn về nghề Business Analyst, tham khảo ngay bài viết sau đây của Blog.TopCV để biết thêm chi tiết nhé!
Business Analyst (BA) là gì? Phân loại
Business Analyst là tên đầy đủ của nghề BA. Ở Việt Nam thì vị trí này còn có tên là gọi là “Nhân viên phân tích nghiệp vụ”. Để kết nối khách hàng với doanh nghiệp thì người BA luôn là cầu nối ở giữa. Họ có trách nhiệm lấy yêu cầu từ khách hàng, sau đó làm việc với các bộ phận nội bộ để giải quyết vấn đề cụ thể.
Lĩnh vực Business Analyst được chia thành 3 hình thức chính. Người làm nghề này có thể đảm nhận các nhiệm vụ: Management Analyst, Systems Analyst và Data Analyst.
Management Analyst
Vị trí Management Analyst có vai trò tư vấn trong mảng quản lý. Họ là người gợi ý, phân tích và đề xuất ra cách cải thiện công việc hiệu quả. Thông thường, Management Analyst tư vấn cho đội ngũ quản lý về phong cách và đường lối lãnh đạo. Nhiệm vụ của họ là làm thế nào để công ty quản trị nhân sự tốt nhất mà không tốn nhiều chi phí.
Systems Analyst
Systems Analyst là nhân viên chuyên về phân tích và thiết kế hệ thống kỹ thuật. Họ giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công thông qua một loạt kỹ thuật làm việc hữu ích. Để trở thành System Analyst, bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt. Đặc biệt là hiểu biết về nhiều phương pháp kỹ thuật phức tạp. Nhờ vị trí này mà công ty có thể cải tiến phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiện đại hơn.
Data Analyst
Nhiệm vụ của người làm Data Analyst bao gồm thu thập thông tin và xử lý dữ liệu. Từ kết quả thu thập được, họ phải trình bày cụ thể với khách hàng dưới dạng biểu đồ, sơ đồ, đồ thị…Dữ liệu càng chính xác thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp càng dễ thực hiện. Data Analyst đồng thời nhận phân tích và nghiên cứu xu hướng thị trường. Từ đó, họ hỗ trợ bộ phận Marketing, Truyền thông với những số liệu khả quan nhất.
Nghề Business Analyst làm gì?
Thị trường biến động liên tục khiến công việc của Business Analyst không ngừng thay đổi và phát triển. Trong các doanh nghiệp luôn cần Business Analyst. Ngành nghề này không quá phức tạp nhưng nhất định phải nắm vững 3 bước sau:
- Bước 1: Trao đổi với khách hàng để nhận yêu cầu cụ thể. Từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp. Hướng dẫn sơ bộ về những thủ tục và giấy tờ cần thiết
- Bước 2: Làm việc với các bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp. Chuyển yêu cầu của khách hàng đến họ. Giám sát quá trình hoàn thành công việc
- Bước 3: Giữ liên lạc với khách hàng để kịp thời sửa đổi và điều chỉnh. Cập nhật tiến độ công việc đến khách hàng theo hệ thống nhất định
Yêu cầu về kỹ năng đối với với vị trí Business Analyst
Kỹ năng giao tiếp
Nhân viên Business Analyst phải thành thạo kỹ năng giao tiếp để còn trao đổi với khách hàng hiệu quả. Không chỉ giao tiếp thân thiện mà Business Analyst còn phải tạo sự tin tưởng cho khách hàng bởi cách nói chuyện mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề quan trọng. Không được quên nhắc tới các chi tiết cần thiết, chẳng hạn như: mục đích dự án, yêu cầu dự án, những nội dung cần sửa…Ngoài ra, hãy đầu tư học ngoại ngữ để tự tin hơn khi gặp khách hàng và đối tác quốc tế.
Kỹ năng công nghệ
Một Business Analyst nên thông thạo kỹ năng công nghệ để đưa ra giải pháp hiện đại và thông minh cho doanh nghiệp. Họ nên cập nhật loạt ứng dụng công nghệ mới nhất. Bên cạnh đó là khả năng sử dụng các platform hiện hành để tăng hiệu quả công việc. Có thể kể ra một số kỹ năng công nghệ quan trọng khi làm BA, đó là: testing phần mềm, design hệ thống kinh doanh, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet…
Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì? Top 5 kỹ năng cứng quan trọng nhất
Kỹ năng quản lý
Business Analyst là người đi tư vấn về cách quản trị hiệu quả nên không thể thiếu kỹ năng quản lý. Trong đó, khả năng quản lý dự án là yêu cầu phổ biến nhất. Bởi một số doanh nghiệp chưa biết cách lập kế hoạch phân phối dự án cụ thể nên rất cần thuê người hỗ trợ. Vậy nên, Business Analyst cần biết cách xử lý vấn đề logic và biết dự báo ngân sách chính xác. Quan trọng nhất là sở hữu tầm nhìn chiến lược khoa học, hạn chế rủi ro xuống thấp nhất.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Tùy thuộc vào nhiều lý do khác nhau mà các dự án hay phải thay đổi và chỉnh sửa. Vì lẽ đó, nhiệm vụ của Business Analyst chính là tư vấn cách xử lý vấn đề cho doanh nghiệp. Phổ biến nhất là kỹ năng xử lý vấn đề trong kinh doanh, quảng cáo, hoạt động truyền thông. Muốn thành thạo kỹ năng này thì Business Analyst phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Nếu có thể thì nên học thêm chứng chỉ về luật học để tư vấn chính xác, không sai phạm pháp luật.
Mức lương Business Analyst cao không?
Theo khảo sát từ tạp chí BALENS thì mức lương Business Analyst khá cao. Lương Business Analyst linh hoạt tùy theo nơi tuyển dụng và tính chất công việc. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm:
- Phụ nữ làm nghề Business Analyst thường có thu nhập cao hơn nam giới. Mức chênh lệch này rơi vào khoảng 5%.
- Bằng cấp cao có thể đem lại lương Business Analyst tốt hơn. Chênh lệch giữa người học lực tốt với người học khác chuyên ngành có thể lên tới 11%.
- Lương Business Analyst tăng trung bình từ 2,096 USD/năm tùy vào thời gian làm việc lâu dài.
Còn tại Việt Nam, khảo sát từ tìm kiếm việc làm Business Analyst trên TopCV cho thấy:
- Mức lương Business Analyst trung bình: 15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 10 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 35 triệu đồng/ tháng.
Xem thêm: Những công việc ổn định lương cao hàng đầu tại Việt Nam
Học Business Analyst ở đâu?
Vì Business Analyst thường được tuyển dụng trong lĩnh vực IT nên bạn trẻ thường hướng nghiệp theo học tại các trường dạy về Công nghệ thông tin. Ví dụ như:
- Đại học Khoa học & Công nghệ
- Đại học Bách Khoa
- Đại học FPT
- Đại học RMIT
- Đại học Khoa học tự nhiên
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia)
- Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM – HUTECH
Ngoài ra, chứng chỉ Business Analyst cũng có thể được cấp ở các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp. Đối tượng nào cũng theo học được ngành nghề này, bao gồm:
- Sinh viên IT ra trường có nguyện vọng làm Business Analyst
- Sinh viên ngành khác muốn chuyển hướng sang làm Business Analyst
- Người đã đi làm trong lĩnh vực IT muốn học thêm về Business Analyst
Nhìn chung, không chỉ những người học IT thì mới có thể trở thành Business Analyst. Nếu bạn có đam mê và kinh nghiệm nhất định thì đừng ngần ngại tìm kiếm việc làm Business Analyst tại TopCV. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp mọi kiến thức quan trọng về công việc và mức lương Business Analyst. Đừng quên truy cập Blog.TopCV.vn để tham khảo chuyên mục hướng nghiệp tương tự nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm