
Một người bạn thân bảo bạn “nhảy việc” để về làm việc với bạn? Hay bạn đang có ý định mời người bạn thân hồi đại học của mình về giữ vị trí thư ký? Nếu bạn đang rơi vào tình huống như vậy, hãy cân nhắc thật kỹ những điều tôi sẽ đề cập trong bài viết này.
Cần có niềm tin nếu không muốn phát sinh mâu thuẫn
Bạn hiểu người bạn của mình ở mức như thế nào? Bạn có tin họ trong kinh doanh? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người bạn của bạn không như bạn nghĩ? Bạn có thoải mái khi có một mối quan hệ “cấp trên – cấp dưới” trong văn phòng; và một mối quan hệ ngang hàng khi ở ngoài công ty? Bạn đã sẵn sàng phản kháng với sếp của mình khi bạn không hài lòng?
Tất cả những câu hỏi này bạn nên tự hỏi mình trước khi cam kết làm với bạn? Bất kể bạn quen biết họ lâu như thế nào; bạn cũng cần phải ghi chép mọi thứ liên quan đến công việc trước khi bắt đầu. Bạn có thể là một người bạn tốt ngay lúc này; nhưng nếu như mọi chuyện không như ý muốn, bạn sẽ cần đến những bằng chứng này để đối chiếu.

Chắc chắn là mâu thuẫn sẽ xảy ra. Dù tình bạn có thân thiết đến mức nào; thì cũng sẽ có những điều không hay xuất hiện. Do vậy, giữa hai người cần có những giải pháp cho những tình huống xấu nhất.
Không ngại công khai hai người là bạn
Một cách để giúp đỡ một người bạn có được một công việc; mà không làm ảnh hưởng đến tình bạn của hai người, là chiều theo ý kiến của phòng nhân sự. Không có gì lạ khi các công ty và các nhà tuyển dụng lại yêu cầu thông tin về người tham khảo ở các ứng viên.
- Gửi nhân viên lười: Không tự thân nỗ lực thì tương lại rực rỡ còn xa lắm
- Một nguyên tắc nơi công sở cho nhân viên mới để thuận lợi trong công việc nhưng không phải ai cũng biết
Nếu đó là một tổ chức lớn hay một công ty săn đầu người; thì bạn của bạn sẽ phải trải qua sự xem xét và đánh giá kỹ lưỡng như các ứng viên khác. Nếu họ không thể vượt qua quá trình phỏng vấn, họ sẽ không nhận được việc. Đó không phải lỗi của bạn. Bạn đã làm một điều tốt cho người bạn đó; nhưng bạn không phải là người quyết đinh. Bạn của bạn có thể không vui về bạn khi họ không được nhận làm. Hãy thử hỏi ngược lại, nếu họ được thuê và mọi thứ xảy ra như ý muốn? Do đó, bạn không phải là người chịu trách nhiệm. Bạn cho họ cơ hội và sự cạnh tranh công bằng với chính năng lực của họ và với những ứng viên khác.
Suy xét kỹ về lựa chọn nghề nghiệp chứ không chỉ vì làm với bạn
Cái được và mất luôn tồn tại. Nếu bạn là người được thuê bởi một người bạn, hãy chắc chắn kiểm tra mọi cơ hội khách quan có thể, Bạn cần đánh giá liệu rằng nó tốt cho bạn chứ không phải vì bạn của bạn làm ở đó. Hãy xem xét các yếu tố như lương, phương tiện đi lại; sự thăng tiến và liệu rằng vị trí đó có đem lại nhiều thử thách cho bạn.
Cho dù là một ông chủ hay là một người dưới quyền, sự lẫn lộn giữa tình bạn và công việc cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Trước khi quyết định thuê một người bạn và quan trọng hơn là trước khi quyết định làm việc cho một người bạn, hãy luôn nhớ phải cân nhắc kỹ giữa cái được và cái mất.
Một nhân viên tồi sẽ tạo ra danh tiếng xấu và luôn suy luận ra những điều tồi tệ khi bạn nhận xét, chứ không phải chỉ đơn thuần phá hủy tình bạn. Ngoài ra, những tính cách cá nhân có thể thay đổi – chứ không luôn luôn ổn định khi một người đã rời khỏi ghế nhà trường và bắt đầu đi học.
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
– IOS: https://apple.co/2TSeTJA
– Android: http://bit.ly/2FnLblz