Làm thế nào nếu lỡ deal lương quá cao?

Có hai trưởng hợp dẫn tới việc ứng viên deal lương quá cao. Một là họ khá ảo tưởng về năng lực của mình. Hai là ngân sách lương của doanh nghiệp khá eo hẹp. Nếu lỡ deal lương cao nhưng vẫn rất hứng thú với công việc thì phải làm thế nào?

“Bạn nghĩ sao về mức lương cho vị trí này?”. Đây là câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Luôn có khả năng mức lương bạn đưa ra không phù hợp với vị trí. Vậy làm gì để cải thiện tình hình khi bạn thực sự thích công việc này?

Nếu thấy mình đang rơi vào hoàn cảnh kể trên, đừng quá lo lắng. Bởi vì bạn vẫn còn có thể xoay chuyển tình thế. Dưới đây là vài “bước đi” đã được thử nghiệm có thể giúp bạn tiếp tục duy trì cuộc đối thoại và tìm ra giải pháp.

Đề nghị nhà tuyển dụng chia sẻ mức “trọn gói” cho lương thưởng và phúc lợi

Sau khi bạn đã đưa ra con số của mình và cảm thấy có chút sự ngần ngại. Hãy hỏi phỏng vấn viên xem liệu anh ta có thể chia sẻ khoảng lương dự kiến cho vị trí này với bạn hay không. Mặc dù sau đó, thông tin vẫn ít nhiều mang tính “thủ thế”. Nhưng chắc chắn người đại diện công ty này sẽ tiết lộ một phạm vi không quá cách biệt so với ngân sách thực tế họ sẵn sàng chi trả.

Hành động này thể hiện thái độ chủ động, hứng thú của bạn đối với công việc. Bạn sẵn sàng với một mức offer mới và rất hứng thú với công việc. Đấy sẽ là điều mà nhà tuyển dụng ghi nhận và thay đổi cục diện cuộc phỏng vấn.

Hãy chắc là bạn cũng đã hỏi thăm về các quyền lợi bổ sung khác. Ví dụ như quyền chia cổ phiếu, đào tạo, hoa hồng và tiền thưởng hàng năm. Nhờ đó có thể hình dung rõ ràng hơn về bức tranh thu nhập của mình trong tương lai. Biết đâu chừng, mức lương cố định được nêu ra ban đầu có thể thấp hơn so với kỳ vọng. Nhưng khi kết hợp tất cả đặc quyền và phúc lợi lại với nhau thì “mức trọn gói” này sẽ hợp lý hơn rất nhiều.

Kết thúc cuộc trò chuyện, nhưng lên lịch hẹn tiếp theo

Bạn đã thu thập đủ thông tin cần thiết từ người phỏng vấn. Đây là lúc có thể tạm dừng cuộc trò chuyện để dành thời gian suy nghĩ. Hãy kết thúc bằng cách nhắc lại sự quan tâm của mình đối với vị trí này. Điều này nhằm hạn chế tình huống công ty viết thư từ chối bạn. Sau đó gửi lời đề nghị làm việc cho ứng viên khác.

Bạn cũng nên đề nghị đôi bên sắp xếp một cuộc điện thoại hoặc buổi gặp tiếp theo. Điều này giúp người phỏng vấn biết chính xác thời hạn bạn phản hồi chính thức rằng mình chấp nhận được mức lương họ đưa ra cho vị trí tuyển dụng đó không.

Tìm hiểu lại một lần nữa

Bây giờ là lúc phải đào sâu và cố gắng tìm hiểu xem mức lương của bạn chưa hợp lý là do đâu. Bởi ước tính giá trị thị trường của bạn bị sụt giảm, hay bạn đã đúng trong khi công ty lại đề xuất mức lương quá thấp?

Bạn nên thường xuyên truy cập các chuyên trang tuyển dụng như TopCV. Từ đó kịp thời cập nhật thang lương thị trường áp dụng cho vị trí đang ứng tuyển. Tốt nhất là tham khảo mức lương áp dụng cho vị trí tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn tại các công ty lớn hoặc vai trò tương tự. Nghĩa là các công ty có thể so sánh về quy mô và lĩnh vực.

Sau khi tìm hiểu lại cặn kẽ hơn. Bạn sẽ xác định được đâu là mức lương công bằng và hợp lý cho vị trí mình ứng tuyển. Dù rằng đôi khi kết quả này vẫn không thể khiến nhà tuyển dụng thay đổi mức lương đã đề nghị. Nhưng nó sẽ cung cấp đủ bối cảnh cần thiết giúp bạn ra quyết định tiếp theo.

Đưa ra quyết định

Khi đã xác định được mức lương nhà tuyển dụng đưa ra cho mình là tương xứng và phù hợp hay không, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định. Có nhiều yếu tố để xem xét. Chẳng hạn như số tiền bạn cần có trong tay hàng tháng để trang trải cho nhu cầu và đời sống cá nhân là bao nhiêu, và liệu bạn có thể kiếm được mức lương cao hơn khi làm công việc tương tự ở một công ty khác không?

Dù lựa chọn thế nào, điều quan trọng nhất là bạn khẳng định được với chính mình một quyết định cụ thể. Ví dụ: tôi sẽ không bao giờ chấp nhận mức lương thấp hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Điều này giúp bạn làm rõ với nhà tuyển dụng con số cuối cùng khả dĩ nhất mà bạn có thể chấp nhận.

Trung thực và trực tiếp

Một khi đã quyết định điều muốn làm, sau đó chính là thời gian để theo dõi tiến triển. Dù lựa chọn là gì, hãy nhớ thật kỹ rằng chỉ đưa ra con số cuối cùng khi bạn thực sự có ý đó.

Ví dụ: Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng rằng một mức lương cao hơn mới là chính đáng. Nhưng nếu bạn nói rằng mình chỉ chấp nhận mức lương cao hơn con số cụ thể nào đó. Có khả năng anh ta sẽ tin lời bạn là sự thật và không đưa ra thêm đề nghị nữa. Bạn nên chuẩn bị trước tâm lý cho tình huống này.

Để deal lương thành công và hiệu quả. Đừng quên tham khảo bí quyết được CEO TOCV để phỏng vấn thành công hơn.