Kỳ thực tập là cơ hội lớn đối với sinh viên. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ chưa nhận thức rõ điều này. Dẫn tới những quyết định vội vàng, bỏ phí cơ hội và thời gian.

Chọn công việc bạn sẽ làm, đừng chọn việc bạn đang học

Học luật thì thực tập ở uỷ ban, ở toà; Học Ngân hàng thì nhất định chỉ làm ở Ngân hàng; Học kế toán thì hiển nhiên và phải về phòng tài chính… Đó là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Nhiều người còn giữ suy nghĩ đi thực tập chỉ vì nhà trường bắt buộc, cải thiện điểm số. Thậm chí có trường hợp đơn giản là… làm theo số đông.

“Mình chọn học ngành Luật. Thực ra trước kia cũng không có định hướng gì cứ theo ý gia đình vậy thôi. Tới hết năm 2 thì mình thực sự nhận ra đây chẳng phải là con đường của mình. Lúc ấy thì bắt đầu lao vào kinh doanh và tìm hiểu những cái khác. Kỳ 1 năm 4 trường mình cho học sinh 3 tháng để thực tập. Lúc ấy cũng xác định là chằng theo ngành, nên mình mặc kệ không tìm kiếm gì, để trường phân đâu thì phân. Thế là một phát về văn phòng công chứng làm chân sai vặt. 3 tháng bưng bê rót nước ngồi không. Chán kinh khủng. Lúc ấy mới thấy mình dại quá, vì thực ra mình cũng đang kinh doanh ngoài. Biết thế xin làm chân sales ở công ty nào đấy cũng học hỏi được bao nhiêu rồi…” – T.N- sinh viên năm cuối tại Hà Nội chia sẻ

kinh-nghiem-xuong-mau-cho-ky-thuc-tap-gia-ma-chung-toi-biet-nhung-dieu-nay-som-hon

Kỳ thực tập không phải là nghĩa vụ cần hoàn thành. Đây là cơ hội cho bạn trải nghiệm môi trường làm việc.

Vậy nên, đừng suy nghĩ quá nhiều về lý thuyết, chuyên môn (trừ khi đó là yêu cầu bắt buộc). Hãy lựa chọn những công ty, vị trí bạn cảm thấy hứng thú. Coi đây như một lần tập dượt để sẵn sàng cho sự nghiệp sau này. Học ngân hàng vẫn có thể làm marketing, học kế toán vẫn có thể thực tập nhân sư…

Hãy suy nghĩ tới việc vị trí thực tập này có giúp cho công việc bạn lựa chọn sau này. Đừng suy nghĩ tới việc nó có tốt cho bảng điểm. Bảng điểm chỉ giúp đoạn đường đi học của bạn trọn vẹn. Nhưng con đường sự nghiệp mới là thứ quan trọng!

Chọn môi trường, đừng chọn thương hiệu

Thực tập cho các công ty lớn, brand nổi, nhiều người biết đến là mục tiêu của nhiều bạn trẻ hiện nay. Ừ thì được đính tag làm việc cho Samsung, Google, Facebook, Vingroup… thì ai mà chả muốn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có những thương hiệu lớn mới cho bạn những kỳ thực tập như mong muốn. Đó cũng là câu chuyện về kỳ thực tập sales của bạn K.O

“Mình chuẩn bị hồ sơ hết mấy tháng trời mới được lọt vào vòng phỏng vấn của công ty X. Sau đó thêm 77 49 bài test nữa thì chính thức vào thực tập. Công nhận là làm công ty lớn cơ sở vật chất sướng thật đấy, văn phòng đẹp, máy móc xịn. Nhưng nói thật những tháng ngày ở đó làm mình căng não tới phát bệnh luôn.

Công ty lớn ai nấy đều bận rộn, mỗi ngày nhìn nhau vài phút là nhăn hết mặt mũi. Đi thực tập thôi mà cạnh tranh nhau từng tí, làm test liên tục, đào thải từng ngày. Đi thực tập mà học thi căng hơn đi học luôn. Nhìn chúng bạn hằng ngày vui vẻ kể chuyện ăn uống văn phòng mà mình thèm. Sau kỳ thực tập ấy mình cũng bỏ luôn ý định vào công ty to, hãi quá…”

Thương hiệu càng lớn thì cạnh tranh càng cao. Đối với những công ty này, tuyển thực tập sinh gắt gao không kém gì tuyển dụng chính thức.

Cùng với đó là đòi hỏi cực cao về chuyên môn cũng như môi trường làm việc nghiêm túc, áp lực. Bạn phải luôn xác định được điều này nếu muốn thực tập tại các công ty tên tuổi. Nếu bạn đã hiểu rõ rằng mình muốn học hỏi những gì, ở vị trí nào thì việc lựa chọn một môi trường nhỏ ít cạnh tranh hơn vẫn có thể học hỏi được rất nhiều.

Bạn có muốn trình bày kỳ thực tập này vào CV hay không?

>>> Tham khảo 20+ mẫu CV dành cho sinh viên mới tốt nghiệp <<<

“Hè năm 3 là lúc bạn bè tôi đều rục rịch đi thực tập. Với suy nghĩ chả qua chỉ là việc rót nước bưng rtà không công ở văn phòng. Tôi dè bỉu lũ bạn, rồi chọn đi làm thêm tại một quán cà phê nổi tiếng suốt mùa hè. Nói thực thì công việc ấy kiếm được nhiều hơn bọn kia nhiều. Xong cả hè còn quen được bao nhiệu bạn vui cực. Tôi quyết định gắn bó với quán cà phê ấy tới hết 1 năm rưỡi sau.” – Anh T.A chia sẻ về câu chuyện đi làm thêm sinh viên

“Tới khi ra trường mơi thấy, vui lắm cũng chẳng để làm gì. Bạn bè đi thực tập cho dù có rót nước bưng trà nhưng ở văn phòng thì vân coi là có kinh nghiệm làm việc. Viết CV oai như cóc. Mình đi rót nước bưng cà phê chằng dùng được làm gì. Tới lúc viết CV mới méo mặt…”

kinh-nghiem-xuong-mau-cho-ky-thuc-tap-gia-ma-chung-toi-biet-nhung-dieu-nay-som-hon

Thực tập cũng chính là một công việc. Vậy nên đừng trả lời câu hỏi này bằng có hoặc không. Bạn chắc chắn phải làm mọi cách để có thể đưa vị trí thực tập của mình trở thành những thông tin có ích trong CV. Đấy sẽ là lời giải cho bài toán sinh viên ra trường tìm việc như thế nào khi tất các vị trí đều cần kinh nghiệm. Hãy đi thực tập thật nhiều và thật chất lượng.

Mỗi khi cân nhắc tới vị trí nào đó, hãy chắc chắn rằng nó có thể đường hoàng xuất hiện trong CV bạn sau này.

Sau kỳ thực tập, bạn sẽ trở thành ai?

Vẫn tiếp tục là đứa sinh viên tay mơ mới ra trường, đi đâu cũng bỡ ngỡ, gặp chuyện thì ngờ ngệch. Hay vẫn là đứa sinh viên mới ra trường ấy nhưng ít nhất biết cách hoà nhập, làm quen với môi trường mới. Bước đầu nhận ra mình sẽ là ai, làm gì, viết gì vào những bộ hồ sơ xin việc đầu tiên!

Thực tập chính là cơ hội quan trọng để bạn làm quen với thế giới “người lớn”. Vậy nên hãy chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để học hỏi và tiếp thu. Cho dù chỉ là công việc đơn giản nhất cũng có thể cho ta rất nhiều bài học! Vậy nên đừng xem nhẹ bất cứ vị trí nào. Tận dụng mọi cơ hội để thay đổi và phát triển bản thân. Chắc chắn rằng bước ra khỏi mô trường này bạn sẽ là một con người mới

kinh-nghiem-xuong-mau-cho-ky-thuc-tap-gia-ma-chung-toi-biet-nhung-dieu-nay-som-hon