Không còn sợ phỏng vấn tiếng Anh với 7 câu hỏi thường gặp và bí quyết trả lời

Trong môi trường làm việc ngày nay thì yêu cầu về ngoại ngữ là điều quan trọng mà mọi nhà tuyển dụng đều cần và đánh giá cao. Điều đó không chỉ đúng với các công ty nước ngoài; ngay cả các công ty Việt Nam cũng rất chú trọng. Do vậy, phỏng vấn bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh không còn quá xa lạ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những câu hỏi phổ biến nhất khi phỏng vấn tiếng Anh và bí quyết giúp bạn tự tin trả lời!

“Can you introduce a little about yourself?” – Giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng

Bạn cần chuẩn bị trước những thông tin sau bằng tiếng Anh.Cụ thể:

  • General information: Những thông tin chung: tên, tuổi, quê quán, gia đình, tình trạng hôn nhân
  • Education, skills, strengths and weaknesses: Học vấn, kỹ năng, điểm mạnh và điểm yếu
  • Work experience: Kinh nghiệm làm việc
  • Hobbies, future plans: Sở thích, kế hoạch cho tương lai

Đối với câu hỏi giới thiệu bản thân chung này, bạn cần chú trọng vào kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, chỉ nên đề cập đến những kinh nghiệm có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, nên đề cập tới những thành tựu trong thời gian đi học có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển

“What are your strenghts?” . Điểm mạnh của bạn là gì?

Câu hỏi dạng này là cách để các nhà tuyển dụng tìm hiểu xem bạn có khả năng đánh giá một cách khách quan về bản thân hay không. Bạn nên nhắc đến các điểm mạnh liên quan đến công việc đang ứng tuyển; tránh nói về những điểm mạnh không có liên quan. Chẳng hạn, khi ứng tuyển vào vị trí chăm sóc khách hàng; bạn có thể trả lời như sau:

“Điểm mạnh của tôi là chăm sóc khách hàng. Tôi luôn lắng nghe và chú ý tới nhu cầu khách hàng và tôi chắc chắn mang đến cho họ nhiều hơn những gì họ mong đợi.”. Việc bạn nói về thế mạnh trong thể thao của mình có thể là không cần thiết.

phỏng vấn tiếng Anh
dich-vu-headhunter

“What are your weaknesses?”. Điểm yếu của bạn là gì?

Khi được hỏi câu này, tốt nhất là bạn nên trả lời thành thật. Tránh các dạng trả lời như “Tôi không thật sự có điểm yếu đặc biệt nào”. Hoặc “I have a reputation for working too hard. I often push myself far too hard.” (Tôi nổi tiếng là làm việc quá mức. Tôi thường bắt ép mình làm việc quá mức.) Bạn nên chọn các điểm yếu mà bạn có thể sửa đổi; cùng lúc đưa ra phương hướng sửa đổi hoặc các yếu tố có thể bù đắp cho điểm yếu đó.

Chẳng hạn:

“Tôi thấy điểm yếu nhất của tôi là tiếng Anh. Tuy nhiên, với tôi đây chỉ là vấn đề tạm thời vì tôi đang tham gia các khóa học giao tiếp và ngữ pháp để trau dồi khả năng của mình”

What were your responsibilities? – Nhiệm vụ trước đây của bạn là gì?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dùng muốn biết về các nhiệm vụ mà bạn đã làm trong công việc trước đây. Đây là câu hỏi yêu cầu sự cụ thể, chi tiết. Bạn vừa phải đưa ra nhiêm vụ của mình những cũng vừa phải giải thích cách bạn hoàn thành nhiệm vụ ấy. Bạn nên sử dụng thì Hiện tại Hoàn thành hoặc Hiện tại Hoàn thành Tiếp diễn để nói về những kinh nghiệm mình từng có trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục ở hiện tại

Ví dụ: 

I have worked as a Sales Representative for several years. (Tôi từng đảm nhiệm vị trí Đại diện Kinh doanh trong nhiều năm qua). Nhưng vẫn chưa đủ, bạn cần nói rõ về các dự án bạn đã đảm nhiệm khi làm Đại diện kinh doanh. Hoặc những thành tựu, khó khăn gặp phải và cách giải quyết.

Where do you see yourself 5 years from now? – Câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn/ dài hạn

Câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết những mục tiêu của bạn – dĩ nhiên, nó phải liên quan đến công việc chứ không phải đời sống cá nhân của bạn. Vì thế bạn hãy tránh nói về gia đình.

Hãy cẩn thận với những gì bạn nói, bạn cần thể hiện tham vọng và ý chí cầu tiến của bản thân. Nhưng tham vọng đó cần ở mức vừa phải và thực tế, nhà tuyển dụng sẽ không muốn bạn trở thành mối đe dọa cho sự nghiệp của họ đâu.

Bạn có thể đề cập tới vấn đề này bằng mẫu câu: By then I will have…I would have liked to…

Why did you leave your last job? – Tại sao bạn nghỉ làm ở chỗ cũ?

Nếu là tình nguyện nghỉ, điều tối kị là nói xấu sếp và công ty cũ (kể cả đó là sự thật đi chăng nữa). Điều này sẽ khiến người phỏng vấn có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn. Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt “kể tội” sếp và công ty cũ của mình thì người phỏng vấn sẽ thắc mắc liệu sau này khi bỏ công việc ở đây, bạn có lại kể xấu họ hay không?

Đây là câu hỏi gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi đi phỏng vấn, vậy bạn nên chuẩn bị các phương án trả lời “an toàn” nhất. Dưới đây là một số gợi ý, bạn có thể điều chỉnh tùy trường hợp khi phỏng vấn bằng tiếng Anh.

  • I’m looking for new challenges. (Tôi muốn tìm tiếm những thách thức mới.)
  • I feel I wasn’t able to show my talents. (Tôi cảm thấy mình chưa được thể hiện hết năng lực bản thân.)
  • I’m looking for a job that suits my qualifications. (Tôi đang tìm một công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của tôi.)

Do you have any questions for me? – Bạn có câu hỏi gì cho tôi không?

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn xin việc tiếng Anh bỏ qua câu hỏi này. Thật ra, đây là cơ hội để thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc và công ty. Cho nên, hãy chuẩn bị sẵn một list các câu hỏi và mạnh dạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Nên nhớ nhà tuyển dụng vẫn đang đánh giá khi bạn trả lời câu này. Vậy thì đừng hỏi bất cứ câu ngớ ngẩn gì kiểu như:

  • “What kind of work does your company do?”
  • “How much vacation time do I get each year?”

Tất cả những ấn tượng tốt đẹp của nhà tuyển dụng dành cho bạn từ đầu đến giờ sẽ sụp đổ. Hãy hỏi những câu hỏi về nhiệm vụ của vị trí công việc; các chương trình đào tạo cho nhân viên mới; hoặc các vòng phỏng vấn tiếp theo nếu có.