Kể chuyện bằng CV, tối ưu hiệu quả xây dựng thương hiệu cá nhân trước nhà tuyển dụng

Hiện nay, có lẽ ít ứng viên nào không sở hữu cho riêng bản thân một tấm CV. Thế nhưng, dù rất đỗi quen thuộc, th viết CV như thế nào vẫn luôn là phần khó nhất trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của nhiều ứng viên. Bạn đã bao giờ kể chuyện ấn tượng qua CV hay chỉ “liệt kê” các gạch đầu dòng khô khan?

Các ứng viên thừa hiểu CV là gì? CV có những phần cơ bản nào? Và mạng xã hội cũng cung cấp đủ cho ứng viên nhiều cách viết CV phong phú, nhiều mẫu CV đa dạng. Thế nhưng, nhiều ứng viên vẫn cảm thấy không đủ, và muốn thể hiện bản thân nhiều hơn nữa. Nếu bạn đang tìm kiếm phương án “phá cách” để viết CV, đây có thể là bài viết bạn cần!

++ Cơ hội việc làm hấp dẫn, cập nhật mỗi ngày

++ Mẫu CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng

Thế nào là kể chuyện qua CV?

Mẫu CV tiêu chuẩn luôn không thể thiếu các chấm đầu dòng và những câu từ ngắn gọn; ứng viên cố gắng “cô đọng” CV của mình theo những kinh nghiệm sẵn có. Điều này dường như đối nghịch với ý tưởng “kể chuyện”. Thông thường khi nói đến câu chuyện, người ta thường nghĩ ngay để mở bài, thân bài, kết bài; hiếm thấy câu chuyện nào chỉ gói gọn trong một, hai câu.

Trên thực tế, đa phần nhà tuyển dụng, cũng như quy trình tuyển dụng có xu hướng muốn ứng viên bám sát vào thực tế theo cách súc tích, dễ đọc, dễ hiểu. Tuy vậy, vẫn có những nhà tuyển dụng lại đánh giá rất cao và tỏ ra hứng thú với những cá nhân có thể tự vẽ nên bức tranh sinh động về tính cách và năng lực thông qua kể chuyện.

Kể chuyện qua CV không hẳn là viết một câu chuyện thật hay và gửi cho nhà tuyển dụng. Ứng viên cần chọn lựa và lồng ghép câu chuyện một cách khéo léo vào các phần phù hợp trong CV. Vừa giữ đúng tiêu chuẩn vốn có, vừa thể hiện cá tính bản thân.

Khoác áo mới cho CV bằng phương pháp kể chuyện

1. Tận dụng phẩn giới thiệu để thể hiện bản thân

Thông thường, phần nội dung đầu tiên của CV được sử dụng với mục đích tóm tắt, giới thiệu sơ lược về bản thân. Đa phần các nhà tuyển dụng đánh giá không quá cao phần này và thường bỏ qua; vì nó thường rất chung chung, theo khuôn mẫu; thậm chí mơ hồ và thiếu căn cứ. Để viết nên dấu ấn cá nhân ngay trong phần này, hãy đảm bảo bạn không quên những ý sau:

  • Giới thiệu, phác họa nhận diện bản thân về mặt chuyên môn. Thay vì tên tuổi, vị trí ứng tuyển mong muốn, bạn hãy nói ngắn gọn những thể hiện được kinh nghiệm làm việc của bản thân trong quá khứ.
  • Nêu rõ các kỹ năng cá nhân nổi bật bạn có thể tự tin ứng dụng tốt. Chẳng hạn khi nói về kỹ năng giao tiếp, thay vì ghi “giao tiếp tốt”, hãy nói rõ hơn là giao tiếp tốt được vận dụng trong việc gì?. Ví dụ: “Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong quá trình làm việc với khách hàng và đối tác; từ đó mở rộng mạng lới quan hệ cá nhân nói riêng và cho toàn team bán hàng nói chung”.
  • Bên cạnh kỹ năng cá nhân, bạn cần có một gạch đầu dòng cho kỹ năng chuyên môn cụ thể cho công việc. Để từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác giá trị của bạn.
  • Một gạch đầu dòng cuối nói về khả năng thích nghi công việc. Chẳng hạn bạn có sẵn sàng với các chuyến công tác không, có sẵn lòng thích nghi với sự thay đổi trong môi trường làm việc

Đừng bỏ phí phần này với những câu giới thiệu sáo rỗng, nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua ngay nếu nhận ra bạn viết một cách chung chung, theo khuôn mẫu và không mang nhiều giá trị.

++ Mẫu CV ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng

2. Khả năng thực thi là chi tiết đắt giá khi kể chuyện bằng CV

Dành thời gian quan sát CV của rất nhiều ứng viên, chúng tôi nhận ra ứng viên thường gần như viết lại mô tả vi trí công việc họ ứng tuyển chứ không phải những gì họ đã làm. Tất nhiên, nhà tuyển dụng thừa hiểu công việc của nhân viên kinh doanh, hay nhân viên marketing là những gì; nên một lần nữa ứng viên lại cung cấp thông tin thừa cho nhà tuyển dụng. Điều họ quan tâm là khả năng thực thi của bạn và từ đó, bạn đạt được kết quả ra sao, hơn là một bản mô tả công việc.

Bí quyết là, trước khi gửi CV đi, hãy thử đọc lại nó dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng và tự đánh giá bản thân. Liệu những điều bạn đưa ra đã đủ rõ ràng? So sánh từng kinh nghiệm làm việc bạn ghi trong CV với bản mô tả công việc tương ứng. Nếu nhận thấy không có quá nhiều điểm khác biệt, đã đến lúc bạn cần viết lại CV.

3. Nội dung “câu chuyện” hướng tới thành tựu

Thành tựu, kết quả luôn là thứ bạn cần hướng tới khi làm bất kỳ công việc nào; đó là những thứ thể hiện rõ nhất, minh chứng cho khả năng, nỗ lực của bạn. Dù bạn có tô vẽ kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân đến đâu; nhưng không đưa ra được bất kỳ kết quả cụ thể nào, thì bạn vẫn chưa thuyết phục được nhà tuyển dụng. Nói đúng hơn, nếu một hoạt động trong quá khứ không thể tổng kết thành thành quả thì cũng chưa xứng đáng đề cập vào CV.

Sẽ càng ấn tượng hơn nếu với mỗi kinh nghiệm, bài học bạn có thể biến nó thành một câu chuyện nhỏ xuyên suốt các giai đoạn trong sự nghiệp của mình. Tóm lại, kết quả tốt là thước đo dễ dàng, trực quan nhất; chẳng thế mà bạn vẫn hay nghe “sếp” nói:

“Tôi không quan tâm nhân viên mình làm những gì, tôi chỉ cần số “nhảy” “.

++ Cơ hội việc làm hấp dẫn, cập nhật mỗi ngày

4. Kể chuyện qua CV theo phương pháp RAP

Một câu chuyện thông thường sẽ đi theo hướng: đưa ra tình hướng, các khó khăn, thách thức; từ đó nêu rõ những hành động được thực hiện và cuối cùng là kết quả thu về. Tuy nhiên, khi kể chuyện trong CV, bạn nên bắt đầu theo chiều hướng ngược lại:

Kết quả (Result) – Hành động (Action) – Thách thức (Problem)

Đây chính là phương pháp RAP, đảo ngược của phương pháp kể chuyện PAR truyền thống

Có lẽ bạn không dưới 1 lần đã đọc ở đâu đó thông tin: Nhà tuyển dụng chỉ dành và giây ngắn ngủi để lướt qua hồ sơ của ứng viên. Đây chính là lý do bạn nên áp dụng phương pháp RAP, thay vì PAR; để ngay từ giây phút nhà tuyển dụng nhìn CV của bạn, thì cái họ nhìn thấy là kết quả, thành tựu. Với phương pháp này, CV của bạn sẽ lập tức thu hút sự tò mò của người xem; kích thích họ tiếp tục đọc và tìm hiểu “tại sao bạn đạt được kết quả đó”.

5. Đừng biến CV thành cuốn tự truyện

Như dã nhắc ở phần đầu tiên, kể chuyện ở đây không có nghĩa là bạn phải viết hẳn một cậu chuyện về bản thân mình, hay biến CV thành cuốn tự truyện của bản thân. Chính vì thế, bạn không chỉ cần lồng ghép câu chuyện một cách khéo léo; mà hãy giữ nó đủ gãy gọn, hàm súc, tránh dài dòng. Trong trường hợp bạn muốn chia sẻ nhiều hơn thì có thể sử dụng Cover Letter đính kèm CV; hoặc “để dành” cho buổi phỏng vấn sau đó.

Bạn có biết cách bạn viết, biên tập CV cũng quan trọng không kém nội dung của nó. Nếu bạn áp dụng thành công và hiệu quả phương pháp này; biến CV không còn là một bản hồ sơ khô cứng, mà trở thành câu chuyện cộp mác chính mình; bạn sẽ trở nên nổi thật trong một “biển” CV đầy rãy những tính từ sáo rỗng, những mẫu câu không có giá trị.

++ Cơ hội việc làm hấp dẫn, cập nhật mỗi ngày