“Em có ước mơ học ngành quản trị kinh doanh, nhưng cảm thấy ngành này có vẻ cái gì cũng biết nhưng không biết gì cả? Liệu các trường ĐH có tạo điều kiện cho sinh viên thực tập để cọ xát, làm quen ngành nghề khi còn học?”.
Mẫu CV dành cho trưởng phòng hành chính – nhân sự cần những gì?
Hãy sử dụng triết lý của nhà sáng lập Panasonic cho quản trị và kinh doanh
Sáng 30/11, chương trình “Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học 2019”, do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực – Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm TP HCM thu hút học sinh từ nhiều trường THPT trên địa bàn TP HCM. Chương trình nhằm thông tin về xu hướng nghề nghiệp – việc làm và thị trường lao động, đồng thời hướng nghiệp kết hợp tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12, thu hút nhiều câu hỏi thú vị của học sinh.
Học sinh Nguyễn Minh Khang (12 chuyên toán Trường THPT Thực hành Sư phạm TP HCM) đặt câu hỏi: “Em có ước mơ học ngành quản trị kinh doanh, nhưng cảm thấy ngành này có vẻ cái gì cũng biết nhưng không biết gì cả? Liệu các trường ĐH có tạo điều kiện cho sinh viên thực tập để cọ xát, làm quen ngành nghề khi còn học?”.
Quản trị kinh doanh học gì?
Hiểu một cách đơn giản thì Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản trị kinh doanh có thể chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại; Quản trị truyền thông, marketing,…
Như vậy có thể nói người học quản trị sẽ là người có hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực. Về mặt lý thuyết có thể tham gia vào khá nhiều vị trí, đảm nhiệm nhiều công việc trong một bộ máy doanh nghiệp.
Tuy nhiên thực tế hiện nay có nhiều bạn trẻ xem cơ hội nghề nghiệp của quản trị kinh doanh là ít ỏi bởi đây là ngành học không chuyên sâu vào bất kì lĩnh vực nào và đào tạo tương đối nhiều ở hầu khắp các trường đại học. Thậm chí có người còn quan niệm quản trị là chỉ là ngành học cho các bạn gia đình có điều kiện, một là đã có công ty riêng chờ sẵn, hai là mông lung chọn bừa một ngành để học.
Có cơ hội hay không là do bạn quyết định
Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM – cho biết các trường ĐH rất quan tâm đến vấn đề thực tập doanh nghiệp, nó trở thành xu hướng thể hiện đẳng cấp của các trường. Tuy nhiên, không có kỳ thực tập nào bằng sự trải nghiệm kinh doanh của chính bản thân mình, do đó các em cần trau dồi kiến thức thực tế bằng việc quan sát, đánh giá, tham gia vào công việc kinh doanh.
Theo ông Tuấn, ngành nào nếu sinh viên học hành một cách hời hợt cũng không biết gì cụ thể cả, chứ không riêng quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh về nguyên tắc là ngành tổng hợp, chứa những kiến thức liên quan đến các ngành khác như quản trị nhân sự, kinh tế thương mại, xuất khẩu, du lịch. Do đó, nó không hề chung chung mà thiên về mỗi lĩnh vực liên quan đặc thù từng trường.
Thật vậy, quản trị kinh doanh về bản chất chính là một ngành học tổng hợp, và cơ hội việc làm hiện nay không quyết định nhiều bởi chuyên môn học tập của bạn nữa.
Cho dù bạn là ai, xuất phát điểm ở đâu, có chuyên môn gì thì vẫn rất cần sự chủ động để tìm việc. Nếu cảm thấy kiến thức nhà trường là không đủ hãy tự biết cách trau dồi thêm bằng cách tìm các cơ hội thực tập, làm thêm… không chỉ là ngành quản trị mà tất cả các ngành học khác
Lúc đó, cơ hội việc làm tốt sẽ tìm tới bạn
Tổng hợp