Học đại học thì chật vật qua môn, nhưng vẫn thành công hơn những sinh viên đạt điểm A sau khi ra trường

Chắc chúng ta đều hiểu điểm số không còn là điều gì quá quan trọng để thể hiện năng lực của mỗi người. Đó là lý do tại sao một cử nhân học lực bình thường; vẫn có thể thành công hơn một thủ khoa đại học. Năng lực, thành bại cuộc sống của mỗi người còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là những lý do tại sao những sinh viên học bình thường lại là những người thành công nhất?

Dù nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu bạn phải nộp bằng cấp; nhưng điều thực sự họ quan tâm lại không phải điểm số. Quan trọng nhất là bạn biết sử dụng được kiến thức và kỹ năng vào trong công việc không?

Biết xây dựng mối quan hệ và có nhiều trải nghiệm thực tế hơn những sinh viên điểm giỏi

Thông thường, những sinh viên giỏi luôn bị mắc kẹt trong học tập với đủ các môn học. Trong khi ấy, sinh viên học bình bình lại đang học cách giao tiếp với hàng chục người mỗi ngày. Trong thực tế cuộc sống, việc quen biết những người có năng lực; có khả năng giao tiếp sẽ tạo sự khác biệt trong sự nghiệp của bạn. Giao tiếp luôn là chìa khóa của thành công. Điều này không có nghĩa bạn buộc phải bỏ bê học hành và chỉ ra ngoài kết bạn. Tôi thà rằng chọn học bình thường một chút; nhưng đổi lại có thời gian tạo dựng các mối quan hệ chất lượng.

Bên cạnh đó, các sinh viên điểm học bình thường bắt đầu làm việc sớm hơn những sinh viên khác. Có thể để tăng kinh nghiệm, cũng có thể chỉ để cho vui. Tất nhiên đổi lại, điểm số của họ bị giảm xuống nhưng lại giúp họ thu về những kinh nghiệm quý giá từ việc bắt đầu kiếm sống. Cũng như hiểu hơn về giá trị của đồng tiền.

điểm

Công việc đầu tiên của tôi là làm bưng bê tại quán cafe nhỏ chỉ bởi vì tôi thích. Tôi muốn có những trải nghiệm khác hơn là những giờ học nhàm chán. Và ngay sau buổi đầu tiên, bưng đồ “ngập mặt” với mức lương 13.000VNĐ/ giờ. Tôi mới hiểu “À, hóa ra kiếm tiến không dễ như mình tưởng”.

Hiểu bản thân cần gì ngay từ sớm

Sinh viên với học lực trung bình sẽ không dành nhiều thời gian; cho các lớp học mà học nghĩ là không cần thiết ở trường. Thay vào đó họ sẽ tập trung vào những môn học chuyên môn; liên quan đến nghề nghiệp và có ích cho công việc sau này. Chẳng hạn, nếu bạn có mục tiêu trở thành nhân viên tín dụng ngay từ sớm. Bạn sẽ chỉ dành nhiều thời gian cho những môn liên quan mật thiết đến công việc này. Còn lại, thay vì cắm cúi viết bài cảm nhận cho chuyến đi mùa hè; bạn có thể học các chứng chỉ tài chính chẳng hạn.

“Cách duy nhất để tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm ra nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại” – Steve Jobs đã từng nói. Dù chưa tốt nghiệp đại học nhưng đã xây dựng nên một công ty về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Thế nhưng, vấn đề không phải ở chỗ tốt nghiệp đại học hay chưa? Mà là vì ông ấy tập trung vào làm điều mình thích.

Biết bản thân đấu tranh vì điều gì và tận hưởng cuộc sống

Thành công đòi hỏi sự thông minh, tình cảm, sự kiên trì, niềm đam mê. Và quan trọng nhất là khả năng vượt qua thất bại. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn phải trải qua những biến cố, thăng trầm. Lúc đó bạn sẽ nhận ra điểm số chẳng là gì cả. Những sinh viên với lực học trung bình sẽ thành công hơn vì họ biết ý nghĩa của việc đấu tranh. Bắt đầu với việc vượt qua các kỳ thi và kết thúc bằng việc kiếm tiền cho công việc kinh doanh của riêng mình.

Họ đi học với tâm thế thoải mái và luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đó là cách họ tận hưởng cuộc sống. Lúc họ đi làm cũng vậy. Những người hạnh phúc luôn thành công hơn những người không cảm thấy hạnh phúc; vì những người luôn vui vẻ sẽ lan truyền năng lực tích cực sang những người xung quanh. Điều đó làm cho người khác cũng thấy thoải mái khi làm việc với họ. Đây cũng là một kỹ năng mà bất cứ ông sếp nào cũng mong muốn nhân viên mình có được.

Nếu bạn tốt nghiệp đại học với điểm số thấp thì đừng tuyệt vọng. Cuộc sống thực và những bài học thực sự chỉ xảy đến khi bạn rời khỏi ghế nhà trường.