Trong ngành Dược có thuật ngữ GPP, đây là tiêu chuẩn mà rất nhiều nhà thuốc đều muốn đạt được. Vậy GPP trong ngành Dược là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược có phức tạp không? Muốn đạt được tiêu chuẩn GPP các nhà thuốc cần đáp ứng điều kiện gì? Bài viết dưới đây Blog.TopCV giúp các bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Ngành Dược là gì?
Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược là gì chúng ta cần hiểu rõ về ngành Dược.
Ngành Dược là tên gọi của một ngành nghề liên quan tới y tế. Công việc chính của ngành là chuyên sản xuất, bào chế các loại thuốc, phân phối thuốc và khám chữa bệnh.
Dược học nói chung là sự kết hợp của nhiều ngành khoa học, trong đó chủ yếu là hóa học, sinh học với mục tiêu bào chế dược phẩm phục vụ con người.
Những người làm việc trong ngành Dược được gọi là Dược sĩ. Ngành Dược có mối quan hệ trực tiếp và rất mật thiết với ngành Y, bởi vậy bạn thường thấy thuật ngữ Y-Dược trong lĩnh vực y tế.
>>> Xem thêm: Học Dược ra làm gì? Ngành Dược học trường nào?
Học ngành Dược ra trường làm gì? Làm ở đâu?
Các bạn sinh viên theo học ngành Dược sau khi tốt nghiệp có thể có các cơ hội việc làm sau đây:
- Mở nhà thuốc tư nhân của chính mình
- Làm việc ở những cơ sở khám chữa bệnh
- Tư vấn dùng thuốc và tư vấn sức khỏe cho nhân dân
- Làm các công việc chuyên môn về Dược trong ngành Y
- Tham gia quản lý bệnh, kết hợp bác sĩ tối ưu hóa, theo dõi điều trị thuốc, giải thích kết quả xét nghiệm lâm sàng cho người bệnh
- Làm Dược sĩ ở các công ty sản xuất
- Kinh doanh dược phẩm
- Làm Dược sĩ tham gia sản xuất, phân phối, quản lý thuốc tại công ty, xí nghiệp dược phẩm/nhà thuốc tư nhân.
- Chuyên viên giám sát, kiểm tra chất lượng dược phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các đơn vị đào tạo, nghiên cứu về hóa dược.
>>> Xem thêm: TOP 5 các trường đào tạo ngành Dược tốt nhất năm 2021
Ngành Dược học khối nào?
Thí sinh thi vào ngành Dược gồm có các khối sau:
- Toán, lý, hóa (A00)
- Toán, văn, anh văn (D01)
- Toán, hoá, sinh (B00)
- Toán, văn, hóa (C02)
GPP trong ngành Dược là gì?
Trở lại vấn đề GPP trong ngành Dược là gì? Trước tiên cần hiểu GPP là thuật ngữ viết tắt từ cụm từ “Good Pharmacy Practice” bằng tiếng Anh. Dịch ra có nghĩa là “ Thực hành tốt nhà thuốc”.
GPP gồm những nguyên tắc cơ bản về đạo đức, chuyên môn trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc nhằm đảm bảo phân phối thuốc hiệu quả, chất lượng, an toàn tới tay khách hàng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn “ Thực hành tốt nhà thuốc” ban hành kèm Quyết định số số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế: Đây là văn bản bao gồm các tiêu chuẩn, nguyên tắc trong thực hành nghề nghiệp tại các nhà thuốc của dược sĩ với nhân sự dược dựa trên cơ sở tự nguyện tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn ở mức cao hơn yêu cầu tối thiểu về mặt pháp lý.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết một CV cho dược sĩ
Nhà thuốc như nào là đạt tiêu chuẩn GPP?
Các nhà thuốc được chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc”-GPP cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Đặt lợi ích của bệnh nhân, sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu.
- Môi trường, điều kiện của nhà thuốc cần đảm bảo điều kiện bảo quản sản phẩm.
- Khi sắp xếp, bố trí cần đúng quy định, tránh nhầm lẫn
- Cung cấp thuốc chất lượng cùng với thông tin cụ thể về thuốc, tư vấn chi tiết cho khách hàng đồng thời theo dõi việc dùng thuốc
- Tham gia hoạt động tự điều trị gồm có cung cấp thuốc, tư vấn dùng thuốc, tự chữa triệu chứng của các bệnh thông thường.
- Kê đơn thuốc phù hợp, “kinh tế”, dùng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
GPP chính là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt của quy trình đảm bảo chất lượng thuốc. từ khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng, tồn trữ bảo quản, lưu thông phân phối và cung ứng đến tận tay người bệnh.
Tìm việc làm ngành Dược ở đâu?
Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược với bằng Dược sĩ đại học có thể đảm nhận các công việc sau đây:
- Làm việc ở khoa Dược các bệnh viện Trung ương, địa phương
- Làm tại công ty sản xuất thuốc ở các vị trí: quản lý sản xuất, nghiên cứu sản phẩm, kiểm soát chất lượng, cung ứng, marketing,..
- Làm việc ở các trường Y, Dược, Viện Nghiên cứu Dược
- Làm tại các Trung tâm kiểm nghiệm
- Làm ở các cơ sở kinh doanh Dược
- Tự mở công ty hoặc nhà thuốc tư nhân
- Làm cán bộ ở cơ quan liên quan đến Dược như: Sở Y tế, Bộ Y tế hay các trung tâm y tế huyện.
Qua những chia sẻ trên đây BlogTopCV.vn hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ GPP trong ngành dược là gì cũng như các thông tin cụ thể liên quan đến ngành Dược. Ngay khi ra trường và còn đang vất vả tìm kiếm việc làm phù hợp với mình bạn có thể tham khảo các việc làm hấp dẫn trên trang chủ của TopCV. Với thông tin chi tiết, đầy đủ về từng công việc cùng mức lương hấp dẫn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Từ đó giúp bạn tìm được công việc phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.
Nguồn ảnh: Sưu tầm