Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giao tiếp và trò chuyện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay thì khả năng giao tiếp “ngoài đời” của con người dễ bị giảm sút và ảnh hưởng. 8 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có cuộc giao tiếp chất lượng.

1. Đừng làm như thể bạn là “Mr./Ms. Right” – “Người luôn đúng”

Nếu không muốn người khác khó chịu khi giao tiếp, đừng bao giờ nghĩ rằng mình luôn đúng. Đôi khi 1 ý kiến đưa ra sẽ gặp phải vô số những tranh luận, phản bác. Lúc đó thì sao? Hãy bình tĩnh lắng nghe mọi người nói đã. Đừng có chưa gì đã “nhảy dựng” lên và ra về mình là Mr/Ms.Right. Chỉ khi họ thực sự quan tâm đến cuộc trò chuyện, họ mới đưa ra ý kiến đó. Đôi khi cuộc giao tiếp chất lượng cũng chỉ cần xuất phát từ việc bạn biết “cất” cái tôi cá nhân đi thôi.

2. Hãy dùng câu hỏi mở

Khi giao tiếp, bạn hãy tránh hỏi những câu mà xu hướng trả lời là Có hoặc Không đơn thuần. Thay vì đó, những câu hỏi mở để gợi chuyện sẽ tốt hơn. Những câu hỏi ” Khi nào”, “Ở đâu”, “Ra sao”chắc chắn sẽ không đưa cuộc hội thoại của bạn vào ngõ cụt đâu. Nhớ nhé!

3. Đừng kìm hãm tư duy

Giao tiếp chất lượng không có nghĩa là bạn luôn phải bám sát mạch chuyện. Bỗng dưng khi nói chuyện, bạn lại có nhiều ý nghĩ khác thì sao? Đừng giấu những suy nghĩ đó. Bạn có thể nói và để cho nó “tuôn trào”. Cuộc giao tiếp của bạn cứ thế tiếp diễn vô cùng tự nhiên và thoải mái.

4. Hãy chọn lọc nội dung

Đừng bao giờ nói gì mà người khác không quan tâm. Trước khi nói, hãy suy nghĩ thật kĩ càng. Sẽ chẳng có ai quan tâm chuyện vớ vẩn linh tinh đâu. Những câu chuyện nhạy cảm hay quá linh tinh… đừng bao giờ yêu cầu người khác phải nghe. Họ sẽ không thích và đánh giá bạn thấp đó.

giao tiếp chất lượng
Hãy biết chọn lọc nội dung để có cuộc giao tiếp chất lượng.

5. Đừng“tham” việc

Một cuộc giao tiếp chất lượng chỉ có thể diễn ra khi bạn chú ý vào nó. Khi nói chuyện, hãy “cất tạm” điện thoại, máy tính hay bất kì thứ gì làm bạn xao nhãng. Bạn nghĩ thế nào khi người đang nói chuyện với bạn cứ bận tâm hết thứ này thứ kia? Chắc chắn là khó chịu đúng không nào. Vì thế, điều bạn không thích, đừng nên làm với bất kì ai cả.

6. Đừng “nhai” một vấn đề nhiều lần

Nhai đi nhai lại 1 chuyện sẽ khiến đối phương cảm thấy nhàm chán. Họ đã nghe câu chuyện này rồi nên họ sẽ không mong muốn được nghe lại. 2,3 lần còn chấp nhận được chứ 5-6 thậm chí 10 lần thì sẽ chả ai chịu được đâu. Hãy kể những câu chuyện mới hoặc đơn giản chỉ cần lắng nghe thôi là bạn đã có cuộc giao tiếp chất lượng rồi.

7. Lắng nghe – yêu cầu hàng đầu của cuộc giao tiếp chất lượng

giao tiếp chất lượng
Lắng nghe – yêu cầu hàng đầu của cuộc giao tiếp chất lượng

Lắng nghe là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của 1 cuộc hội thoại. Con người có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng nên hãy lắng nghe gấp đôi bình thường. Học nói thì dễ nhưng học nghe thì đâu phải ai cũng làm được đâu. Lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng đối với chính bạn và người khác. Vì thế, hãy học cách lắng nghe khi trò chuyện nhé!

8. Nói ngắn gọn, súc tích

Nhiều người có sở thích là nói dông nói dài. Con gái mà, hết chuyện này đến chuyện kia có thể kể lể. Với những người bạn thân thiết thì không sao nhưng với người ngoài thì… Không phải ai cũng muốn nghe bạn kể lể tâm sự hàng giờ đâu. Thời gian là vàng là bạc. Hãy tiết kiệm thời gian cho bạn và người nghe bằng cách nói chuyện thật ngắn gọn.

Theo Viecngay 


>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn

>> Đăng ký thông tin, nhận việc miễn phí ngay tại: https://goo.gl/sTjYCF

>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm