Copywriter là một nghề đang khá hot đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên đây vẫn là một khái niệm ngành nghề mới và dễ bị nhầm lẫn trong một trường tuyển dụng. Cùng TopCV điểm qua một số hiểu lầm thường gặp
Copywriter tức là nhà văn, nhà báo?
Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai. Nhà văn, nhà báo hay Copywriter đều là những người sử dụng ngôn ngữ. Nhưng khác với những người đồng nghiệp truyền tải thông tin và quan điểm, Copywriter là người dùng câu chữ để giới thiệu và quảng bá.
Một sản phẩm, dịch vụ, công ty hay cá nhân… Copywriter dùng ngôn ngữ quảng cáo để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng và hành động. Nói cách khác, công việc của một Copywriter có xu hướng thương mại. Mặt khác các Copywriter cũng biến hoá đa dạng và đóng vai trò ngày một quan trọng hơn trong môi trường hiện đại.
Công việc của họ có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline. Lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng. Các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh. Thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.
Copywriter không đòi hỏi chuyên môn, không cần trường lớp?
Nhiều người đánh giá các copywriter đều bay bổng, “mây gió”. Họ làm việc với con chữ và có thể tuỳ thích sáng tạo. Vì vậy có quan niệm cho rằng copywriter là nghề không cần trường lớp, không đòi hỏi chuyên môn.
Tuy nhiên điều đó chỉ đúng một phần. Bạn không thể làm một copywriter tốt nếu không có kiến thức sâu rộng. Muốn viết về một sản phẩm, một công ty, một dịch vụ trước hết bạn phải hiểu rõ về nó.
Có thể không có trường lớp, giáo trình thực sự để dạy bạn cách trở thành copywriter. Nhưng điều này có nghĩa là một copywriter giỏi phải học rất nhiều thứ. Họ có thể vừa làm bất động sản cũng vừa là nhân viên ngân hàng. Viết rất hay về một ly cafe cũng rất tốt về một trung tâm du học. Nói cách khác đây là nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Copywriter cứ trả tiền là viết gì cũng được (!?)
Nhiều người nghĩ làm copywriter là được thoải mái vung bút theo ý thích. Chỉ cần ngồi xuống là câu chữ tự tuôn trào. Tuy nhiên người cầm bút không phải là một cái máy. Mỗi một Caopywriter lại có một sở trường riêng. Có người viết PR rất tốt, có người thì không. Giọng văn của vài người rất hợp với content social (xã hội(, một vài thì chỉ hợp làm tin tức nghiêm túc.
Copywriter “ăn không nói có”, viết quạ thành công (!?)
Những người làm nghề Copywriter nhìn chung là người làm trong lĩnh vực quảng cáo. Nhiều có định kiến rằng quảng là nghề “ăn không nói có”, có một viết mười, chẳng mấy được tin tưởng. Tuy nhiên Copywriter đơn giản chỉ là người viết về mội nội dung có sẵn. Họ khám phá ra những khía cạnh mà người bình thường khó thể thấy để PR về sản phẩm. Họ không thể viết về những thứ không có, gắn mác tuyệt vời cho một dịch vụ tệ.
Suy cho cùng nếu câu chữ của Copywriter không xuất phát từ thực tế, chẳng ai có thể tin tưởng bài viết của họ. Hiệu qủa công việc vì thế mà chẳng còn.
Ngày ngủ tối bay, làm việc không giờ giấc, không văn phòng, bạ đâu viết đó?
Làm Copywriter, nhiều người nghĩ ngay tới Freelancer. Đại ý là những kẻ chuyên đi “viết thuê”, “chỉ đâu viết đấy”. Giờ giấc chủ động thoải mái, chẳng cần văn phòng, không ai quản lý. Ước mơ làm Copywriter, nhiều bạn trẻ nghĩ tới viễn cảnh vác laptop đi khắp mọi nơi thăm thú, du lịch mà vẫn làm được việc kiếm được tiền.
Thực tế không dễ dàng như vậy. Copywriter hiện nay hoàn toàn có thể là một công việc văn phòng. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp cần một ngòi bút cố định, không đơn giản là chỉ là cần gì thuê nấy như trước. Và nghề Copywriter cũng rất quy củ, cần thời gian để nghiên cứu, phân tích, thực địa để có sản phẩm chất lượng. Vậy nên việc thoả sức du lịch ăn chơi rồi mở laptop là viết được ngay cũng là điều không thực tế.